Nền tảng Bắn cá trực tuyến uy tín

Đại học Công nghệ Đồng Nai - Nỗ lực nghiên cứu ra những sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng

14:39 30/05/2017 - lượt xem: 744

Ngày 18/5/2017, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ chiết xuất dầu béo từ hạt chùm ngây với Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Thương mại Dịch vụ SAM. Đây là một bước đột phá phù hợp với hướng đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của trường. BBT Website đã phỏng vấn thầy Đào Phan Thoại - Khoa Thực phẩm - Môi trường & Điều dưỡng - Chủ nhiệm đề tài này. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn. 

BBT: Xuất phát từ đâu Thầy có ý tưởng chiết xuất loại dầu béo từ hạt chùm ngây? Thời gian nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm này là bao lâu? 

Thầy Đào Phan Thoại: Có thể nói, xuất phát từ nhu cầu mở rộng kinh doanh các sản phẩm dầu béo và tinh dầu mỹ phẩm của CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SAM, một đối tác của Viện Ngiên cứu & Ứng dụng Khoa học Công nghệ (trực thuộc ĐH CNĐN) và nhóm nghiên cứu dầu & tinh dầu; Sau thời gian đánh giá nhu cầu thị trường và nguồn nguyên liệu, chúng tôi đã thống nhất lựa chọn hạt chùm ngây sẵn có trong nước để tiến hành nghiên cứu sản xuất thử nghiệm các chế phẩm từ loại hạt này, trước tiên là sản phẩm dầu béo. Theo dự kiến, sẽ mất khoảng 6 tháng để tiến hành thí nghiệm, thiết kế và chọn mua máy móc, thiết bị, dụng cụ phù hợp với đối tượng để chuyển giao cho cty SAM.

Bà Lưu Thị Mộng Trinh - Giám đốc công ty TNHH ĐT TM DV SAM phát biểu lại lễ ký kết chuyển giao công nghệ

BBT: Thầy có thể giới thiệu sơ lược về công dụng của sản phẩm này? Đánh giá về chất lượng sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại đã có trên thị trường? Và Đơn vị nào kiểm định  và đánh giá chất lượng của sản phẩm?

Thầy Đào Phan Thoại: Loại dầu này có thể dùng làm mỹ phẩm hoặc nguyên liệu sản xuất nhiều loại mỹ phẩm khác nhau. Ưu điểm của nó là thấm nhanh qua da, tạo điều kiện cho các hoạt chất có lợi vào sâu bên trong để phát huy tác dụng đối với các tổ chức của da. Ngoài ra, còn có thể thoa lên môi và tóc hoặc vùng da có bệnh như viêm da, nứt nẻ, vảy nến, eczema,...Tác dụng cụ thể đối với da bao gồm: giữ ẩm (làm mềm da, chống khô nứt); kháng khuẩn; chống gốc tự do gây hại; chống viêm (hỗ trợ điều trị vết thương, vết trầy xước); nuôi dưỡng và chống lão hóa (ngăn chặn hình thành nếp nhăn và chảy xệ). Người ta còn dùng dầu chùm ngây để trộn salad hoặc làm bánh như một loại dầu ăn cao cấp. 

Mong muốn của chúng tôi là cung cấp sản phẩm dầu chùm ngây nguyên chất, không pha tạp bất cứ thành phần nào khác, kể cả chất bảo quản vì bản thân loại dầu này đã chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên. Theo phân tích của chúng tôi, phần lớn các loại dầu chùm ngây đã và đang có mặt trên thị trường đều pha tạp các loại dầu rẻ tiền để gia tăng lợi nhuận cho nên người tiêu dùng sẽ khó mua được sản phẩm 100% nguyên chất tương xứng với số tiền bỏ ra.

Thầy Đào Phan Thoại (Thứ 3 từ phải qua) hướng dẫn Ban Giám đốc Cty SAM quy trình tinh luyện tại phòng thí nghiệm

Theo kết quả kiểm tra nội bộ ở nhà trường, dầu chùm ngây tinh luyện ở quy mô phòng thí nghiệm đã đạt tiêu chuẩn làm mỹ phẩm và thực phẩm. Chúng tôi sẽ đưa kiểm định tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3) làm cơ sở xin cấp giấy chứng nhận của Phòng Quản lý Dược thuộc Sở Y tế TP. HCM.

BBT: Vì sao lại chọn CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SAM để chuyển giao công nghệ? Mục tiêu chung cùng hướng tới của cả hai bên?

Thầy Đào Phan Thoại: Cty SAM là đơn vị kinh doanh uy tín tại thị trường TP. HCM và khu vực lân cận, chuyên cung cấp đồ dùng, nguyên vật liệu cho nhà hàng, các loại dầu ăn, dầu cọ nguyên chất, dầu béo mỹ phẩm và tinh dầu (tinhdaukhanhgia.com). Cty SAM là đơn vị hợp tác tư vấn kỹ thuật của Viện Nghiên cứu & Ứng dụng KHCN và nhóm nghiên cứu dầu & tinh dầu thuộc Khoa Thực phẩm - Môi trường & Điều dưỡng. Xét theo đề nghị của Cty, hai bên đã bàn bạc và đi đến thống nhất chuyển giao công nghệ này để cùng đưa sản phẩm dầu chùm ngây 100% nguyên chất đến tay người tiêu dùng.

Chúng tôi tư vấn cho công ty SAM về phương pháp thu nhận và tinh luyện dầu béo theo phương pháp vật lý, hạn chế tối đa sử dụng chất hóa học không có lợi cho sản phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời cung cấp thông số các loại máy móc, thiết bị & dụng cụ cần thiết để Cty có thể tự trang bị theo điều kiện và nhu cầu để tiến hành sản xuất ra dầu thành phẩm.

Mục tiêu chung hai bên cùng mong muốn là cung cấp ra thị trường các sản phẩm an toàn, nguyên chất 100%, chất lượng cao và giá bán hợp lý để mang lại lợi ích chính đáng và niềm tin cho khách hàng. Trong đó, dầu chùm ngây là sản phẩm hợp tác chuyển giao đầu tiên.

Lễ ký kết hợp đồng “Chuyển giao quy trình thu nhận và tinh luyện dầu béo từ hạt chùm ngây dùng làm mỹ phẩm” giữa trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai và công ty TNHH ĐT SX TM DV SAM

BT: Ngoài sản phẩm này, nhóm của Thầy còn có những sản phẩm, hay đề tài gì đang triển khai? 

Thầy Đào Phan Thoại: Một sản phẩm nữa của chúng tôi hiện đang được tin dùng và đánh giá cao là Chả lụa sạch sản xuất theo phương pháp truyền thống kết hợp với máy móc hiện đại, để đem đến cho người tiêu dùng hương vị nguyên bản của món ăn dân tộc thuần túy. Chả lụa sạch được chế biến từ thịt heo tuyển chọn, mới mổ, còn ấm kết hợp với một số gia vị cơ bản như nước mắm ngon, hành, tỏi, tiêu đen, bột ngọt chứ không có bất cứ chất phụ gia, chất độn và chất bảo quản nào khác. Cấu trúc giòn dai của sản phẩm có được là do tính chất của thịt tươi kết hợp với bí quyết điều khiển nhiệt độ thịt trong quá trình sản xuất. Hiện chúng tôi đang nỗ lực nghiên cứu phương pháp bổ sung hương vị lá chuối phù hợp nhất để hương vị sản phẩm giống với nguyên bản theo mong muốn của một bộ phận khách hàng.

Tinh dầu Chùm Ngây được trưng bày tại triển lãm Sinh viên Đồng Nai sáng tạo và khởi nghiệp 2017

Ngoài các sản phẩm đã sản xuất thử nghiệm thành công cùng với các em sinh viên Khoa Thực phẩm - Môi trường & Điều dưỡng: bánh chưng luộc 3 giờ (không dùng pin!), nấm linh chi đỏ, tinh dầu bưởi nguyên chất sản xuất bằng phương pháp cải tiến; sắp tới chúng tôi dự định nghiên cứu thử nghiệm các loại dầu mỹ phẩm và tinh dầu khác từ nguyên liệu sẵn có trong nước như hạt lanh, hạt trà, hạt bí đỏ, cám gạo...để làm cơ sở tư vấn khởi nghiệp cho sinh viên có nguyện vọng hoặc chuyển giao cho các đối tác đặt hàng công nghệ.  

BBT: Cảm ơn Thầy đã dành thời gian trả lời phỏng vấn. Chúc Thầy và các thành viên của nhóm sẽ đạt được nhiều thành công trong thời gian tới.

BBT

 

Khoa Sức khoẻ - Thực phẩm tư vấn sức khoẻ Học sinh THPT, truyền tải ngành học đến từng học sinh

Sức khoẻ học đường – mối quan tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục, đào tạo và bảo vệ sức khoẻ học đường. Nhưng năm qua, hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho học đường mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, hoạt động chắm sóc sức khoẻ học đường cho học sinh vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Nhận biết được điều này, Khoa Sức khoẻ - Thực phẩm đã có công văn liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho Học sinh 2 trường THPT Nguyễn Khuyến, THPT Đinh Tiên Hoàng (Biên Hoà, Đồng Nai). Ngày 18/5/2023 với sự tham gia quý Thầy cô: - NCS. Nguyễn Thành Công, Phó trưởng khoa Sức khỏe – Thực phẩm; - ThS. Nguyễn Thị Nữ - Nguyên cán bộ điều dưỡng bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, giảng viên bộ môn Điều dưỡng; - ThS. Trương Thị Giang, Giảng viên bộ môn Kỹ thuật xét nghiệm Y học - ThS. Đỗ Ánh Dương, Giảng viên bộ môn Kỹ thuật xét nghiệm Y học Khoa Sức khoẻ - Thực phẩm đã thực hiên các nội dung: Tư vấn sưc khoẻ, thực phẩm an toàn; Tầm soát bệnh tật; Xét nghiệm máu, nhận biết nhóm máu; Tư vấn ngành học thuộc nhóm ngành sức khoẻ & thực phẩm. Bên cạnh việc tư vấn sức khoẻ cho các bạn học sinh, Khoa Sức khoẻ - Thực phẩm đã tư vấn thêm về ngành học và giải đải các câu hỏi: Làm thế nào để chọn được ngành nghề phù hợp, phát huy giá trị tài năng, thỏa mãn đam mê và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động là điều mà hầu hết học sinh quan tâm. Mỗi cá nhân đều mang trong mình những ưu thế và khuyết điểm riêng. Được học một ngành đúng sở trường và khuynh hướng phát triển sẽ giúp các bạn lĩnh hội kiến thức nhanh chóng và hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Việc miễn cưỡng theo đuổi một nghề không phù hợp giống như cá bơi ngược dòng, khiến cho bạn cảm thấy căng thẳng và chịu áp lực lớn khi học tập và làm việc. Khoa Sức khoẻ - Thực phẩm đào tạo các chuyên ngành: Ngành Công nghệ Thực phẩm Ngành Kĩ Thuật Xét nghiệm Y học Ngành Điều dưỡng PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết
Cảnh báo sớm bệnh tật bằng thiết bị iCare, tác giả: ThS. Nguyễn Quang – Chuyên viên nghiên cứu Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Công nghệ, bắn cá online

ThS. Nguyễn Quang hiện đang làm việc tại Viên Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ thuộc Trường đại học Công nghệ Đồng Nai. Nhận thấy tác động của dịch bệnh đã làm cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao, đặc biệt là việc cảnh báo sớm nguy cơ mắc bệnh thông qua các thiết bị y tế cá nhân như: vòng đeo tay, đồng hồ theo dõi sức khỏe… Tuy nhiên, các sản phẩm hiện có trên thị trường đều là hàng ngoại nhập và giá cả rất đắt, lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng, trong khi đó rất ít đơn vị trong nước cung ứng những dòng sản phẩm này. Do vậy ThS. Nguyễn Quang bắt tay thực hiện ý tưởng với suy nghĩ chỉ có ứng dụng công nghệ mới tạo ra được giá trị riêng cho dự án của mình. Đó là một thiết bị nhỏ gọn, an toàn, tiện lợi mang tên iCare, có thể gắn lên người để giám sát và theo dõi nhiệt độ từ xa liên tục, được kết nối với smart phone qua sóng bluetooth, khi nhiệt độ lên cao đến ngưỡng được cài đặt thì điện thoại sẽ phát âm cảnh báo liên tục. Thiết bị cực kỳ hữu ích đối với các bà mẹ có con nhỏ, gia đình cần theo dõi sức khỏe người bệnh thông qua nhiệt độ cơ thể để có hướng xử lý kịp thời. Thiết bị này là kết quả của dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thiết bị theo dõi và phần mềm quản lý sức khỏe gia đình iCare do ThS.Nguyễn Quang, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thiết bị và phần mềm iCare thực hiện. Dự án được Hội đồng giám khảo đánh giá cao và chọn trao giải nhất trong cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai năm 2020. Anh Nguyễn Quang thuyết trình dự án tại cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Sở KH-CN tổ chức Giải thích rõ hơn về cấu tạo của thiết bị, anh Nguyễn Quang cho biết, về cơ bản, thiết bị bao gồm một cảm biến nhiệt (sử dụng cảm biến nhiệt AMS của Austria) và phần Chip Bluetooth chính hãng Nordic được công ty nhập trực tiếp từ Na Uy). Đặc biệt thiết bị có thể cho độ chính xác của cảm biến nhiệt: +/- 0,10C.  Vỏ thiết bị bằng nhựa an toàn cho bé, phần dải băng để đeo thiết bị mềm, dễ chịu cho da nhạy cảm. “Chúng tôi đặt tính an toàn lên trên hết do vậy các nguyên liệu cấu tạo máy được nghiên cứu và lựa chọn kỹ, hầu hết chúng tôi nhập từ châu Âu và được kiểm định an toàn tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3” - anh Nguyễn Quang nhấn mạnh. Dự án khởi nghiệp này chính thức được bắt đầu thực hiện từ tháng 4-2020. Sau hơn 3 tháng nghiên cứu và chỉnh sửa, thiết bị hoàn thiện và bắt đầu đưa vào ứng dụng thử nghiệm, bước đầu cho kết quả hoạt động ổn định. Thế nhưng, để sản phẩm có tính thẩm mỹ và thuận tiện cho người dùng, anh Nguyễn Quang và các thành viên trong đội của mình tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm. Đến nay đã có hơn 3 ngàn sản phẩm đến tay người tiêu dùng và nhận được những phản hồi tích cực. Giá bán mỗi sản phẩm hiện từ 300-400 ngàn đồng nên dễ chấp nhận với nhiều gia đình. Nói về cơ duyên khởi nghiệp của mình, anh Quang cho hay, sau một thời gian xã hội phải giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều khó khăn đã xảy ra. Lúc đó, công việc kinh doanh mảng bất động sản của anh gặp thua lỗ. Nhốt mình trong nhà nhiều ngày trời, anh Quang suy nghĩ phải làm cách nào để có thể vực dậy công việc kinh doanh, phải tìm hướng đi mới để tái khởi nghiệp. Cùng với việc tiếp tục nghiên cứu, sáng chế những sản phẩm, thiết bị y tế cá nhân, anh Nguyễn Quang và cộng sự cũng đã xây dựng một công ty chuyên giao nhận hàng hóa nhanh nội, ngoại thành Biên Hòa. Công ty TNHH Biên Hòa Ship là một trong những định hướng phát triển để anh Quang dần dần hình thành nên hệ sinh thái doanh nghiệp của mình. Cũng theo anh Nguyễn Quang, khó khăn nhất trong quá trình thực hiện dự án chính là việc tiếp cận được khách hàng và truyền thông cho khách hàng hiểu đúng tính ưu việt của sản phẩm. Do vậy, trong thời gian đầu ra mắt, chính anh cùng các thành viên trong đội đã phải mất khá nhiều thời gian để tiếp điện thoại, giải thích công dụng, cách cài đặt, sử dụng và theo dõi thiết bị, mặc dù khi đưa vào sử dụng thiết bị khá đơn giản. Ngoài ra, do công ty mới chỉ sản xuất thử nghiệm với số lượng thiết bị giới hạn nên chi phí trung bình tính ra cho một sản phẩm khá cao, chưa đem lại được nhiều lợi nhuận cho công ty. Để tiếp tục chinh phục khách hàng, sản phẩm sẽ được hoàn thiện thêm một lần nữa trước khi cho sản xuất hàng loạt và mở rộng thị trường. Cốt lõi là phải nắm chắc công nghệ Mở rộng nghiên cứu, mục tiêu của công ty là hướng đến dòng sản phẩm y tế gia đình, phục vụ tiện lợi cho việc chăm sóc sức khỏe ở các độ tuổi. Công ty sẽ có hướng liên kết với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở y tế, hiệu thuốc để tiếp cận được khách hàng có nhu cầu cần thiết đối với sản phẩm. Thiết bị y tế cá nhân do công ty sản xuất  “Công ty chúng tôi hiện đang nghiên cứu 3 dòng sản phẩm khác, tuy nhiên hiện nay đang trong giai đoạn bảo mật. Chúng tôi lựa chọn sản phẩm này để đưa ra thị trường sớm nhất bởi hiện nay đây là nhu cầu bức thiết, người dân dễ bỏ tiền ra mua nhất. Đến một lúc nào đó, chúng tôi sẽ tiếp tục tung ra những dòng sản phẩm tiếp theo. Tầm nhìn lớn của công ty là trong vòng 5 năm tới sẽ từng bước chiếm lĩnh thị trường thiết bị y tế theo mảng cá nhân” - anh Nguyễn Quang kỳ vọng. Theo anh Quang, để tìm đội ngũ cùng chí hướng với mình, anh mất hơn 3 tháng gặp gỡ, trao đổi, mất thêm nửa năm nữa mới từ ý tưởng của mình cho ra được sản phẩm ban đầu. Khi được hỏi về việc liệu một sản phẩm công nghệ mới ra mắt, có sợ bị sao chép bởi những đơn vị lớn, có nguồn lực đầu tư, từ đó cạnh tranh ngược lại thì anh Quang rất tự tin. Anh Quang cho rằng dù ai đó có thể sao chép thiết bị nhưng sẽ không bao giờ nắm được linh hồn, công nghệ lõi của sản phẩm. Một điều may mắn nữa theo anh Quang là dự án này của công ty đã lọt vào tốp 100 của chương trình Thương vụ bạc tỷ của Đài Truyền hình Việt Nam (Shark Tank Việt Nam). Theo Báo Đồng Nai PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết
Hội thi phát triển Sản phẩm Thực phẩm của Sinh viên Khoa Khoa học Ứng dụng - Sức khỏe DNTU 2019

Sáng ngày 07/01/2019 tại bắn cá online (DNTU) đã diễn ra “Hội thi phát triển sản phẩm thực phẩm của sinh viên” do Khoa Khoa học Ứng dụng - Sức khỏe tổ chức. Chương trình mở ra nhằm nâng cao khả năng tư duy sáng tạo do chính các bạn sinh viên là người thực hiện các ý tưởng của mình. Sinh viên có mặt rất sớm để chuẩn bị Đến dự Hội thi có TS. Trần Thanh Đại - Trưởng Khoa, ThS. Nguyễn Thành Công – Phó Trưởng Khoa , các Giảng viên Bộ môn Công nghệ Thực phẩm cùng với 17 đội dự thi với sự tham gia cổ vũ tất cả các sinh viên đang theo học tại trường. trung tâm việc làm để đảm bảo tính khách quan và công bằng cho Hội thi, Ban Giám khảo gồm có ông Trần Việt Cường - Tổng GĐ Công ty Ca Cao tỉnh Đồng Nai và các Lãnh đạo phòng ban trong trường  Ban Giám khảo chấm các sản phẩm của thí sinh Các sản phẩm dự thi của sinh viên Hội thi “Phát triển sản phẩm thực phẩm mới” là cuộc thi phát triển các ý tưởng về các sản phẩm thực phẩm mới lạ chưa có trên thị trường, là cơ hội giúp cho sinh viên chủ động sáng tạo trong học tập, nghiên cứu và củng cố kiến thức đã được trang bị, ứng dụng vào thực tế cuộc sống với kiến thức chuyên môn đã học. Hội thi diễn ra 02 vòng: Đánh giá sản phẩm và thuyết trình sản phẩm. Hội thi đã diễn ra rất sôi nổi, hấp dẫn và đầy sáng tạo đến từ các đội thi cũng như sự cỗ vũ nhiệt tình của các bạn sinh viên. Kết thúc hội thi với các sản phẩm đoạt giải như Trà thảo dược túi lọc đoạt giải nhất, Bánh bao tinh than tre đoạt giải nhì, Sản phẩm mới giò gà đoạt giải ba. Các sản phẩm đoạt giải được Ban Giám khảo đánh giá cao vì tình ứng dụng vào thực tế và sáng tạo. Các sản phẩm đoạt giải của các sinh viên Các thí sinh đoạt giải chụp hình lưu niệm cùng Ban giám khảo  Thông qua hội thi, Khoa sẽ tham mưu Nhà trường lựa chọn các sản phẩm có tiềm năng phát triển tạo điều kiện cho các em sinh viên tiếp tục thực hiện nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm để gửi đi tham dự các hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó những hoạt đồng này là môi trường rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng cần thiết trang bị cho công việc trong tương lai. Đó cũng chính là chiến lược của DNTU giúp sinh viên tự tin, chủ động, sáng tạo, và có khả năng chủ động đề xuất và thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp. - Trần Hòa - Minh Quân - CTV Phòng Truyền thông -

Xem chi tiết
Sinh viên chán học vì …chọn sai ngành!

Bạn đã chọn ngành học vì mong muốn của cha mẹ, vì ngành đó đang “hot” hay do bạn bè lôi kéo?....Rồi một ngày, bạn trăn trở với những gì bạn đang học và tự hỏi: “Con đường nào dành cho tôi?” Theo thống kê, hàng năm ngành đào tạo bậc đại học toàn quốc có đến 15 - 20% tỉ lệ sinh viên cả nước bỏ học vì lí do….chọn sai ngành?. Con số này đã và đang có chiều hướng gia tăng trong tương lai. Nó cho thấy một vấn đề đang tồn tại là rất đáng lo ngại trong một bộ phận lớn các bạn học sinh và sinh viên còn mơ hồ về sở thích nghề nghiệp, thế mạnh của bản thân và tương lai của chính họ. Vậy nguyên nhân do đâu? Tiến thoái lưỡng nan Hiện nay, một quy trình chọn ngành được đa số học sinh Việt Nam áp dụng là: 1.Xác định ngành đó có đang “hot” hay không, khả năng kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp thế nào? 2.Chọn ngành nào để làm vui lòng cha mẹ và rạng rỡ họ hàng? 3.Sức học của mình đến đâu? Và cuối cùng mới là mình thực sự thích ngành học nào? Chính tình trạng này đã đẩy hơn 50% sinh viên Việt Nam bước vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phát hiện ra ngành họ đang theo học không hề phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân. Thêm vào đó, ngành họ chọn có thể “hot” trong thời điểm này nhưng nhu cầu việc làm của xã hội có thể sẽ thay đổi sau 4 năm đại học. Việc chọn sai ngành học đã dẫn đến một thực tế đáng buồn: Thống kê cho thấy chỉ có 30% sinh viên ra trường có việc làm; 80% không có việc làm trong ba tháng; 50% thất nghiệp trong sáu tháng hoặc làm trái nghề; 30% thất nghiệp trong vòng một năm. Có nên học tiếp hay không? Bạn đừng quên rằng tuổi trẻ chỉ có một lần. Việc phí hoài khoảng thời gian tươi đẹp này trong một môi trường học tập hoặc một ngành học mà mình không thích, có nên hay không? Khi mà thế giới ngoài kia thay đổi từng giây từng phút, bạn phải vùi đầu vào những trang lý thuyết nặng nề. trung tâm tìm nhận thấy khi những người trẻ xung quanh bạn đã va chạm, khám phá sang một thế giới đầy tiềm năng và cơ hội, bạn vẫn đang tự trói mình trong một môi trường quen thuộc. Khi tuổi trẻ phải là nơi để bạn thử thách và tìm tòi chính bản thân mình, bạn lại chọn ngồi lại trong “chiếc vòng chưa an toàn” của bản thân. Vậy tại sao, bạn lại không thử một lần bước ra khỏi chiếc vòng tẻ nhạt ấy? Đến với một nơi phù hợp hơn cho bạn? Một nơi mà mỗi giây mỗi phút học tập là một trải nghiệm thực tế rõ ràng, một nơi mà bạn có thể được tắm mình trong sự quốc tế hóa và đa dạng hóa, một nơi mà bạn luôn vừa phải vừa “học” mà vừa “hành”? Và quan trọng hơn. Nơi đó bạn luôn được là chính bạn. Mạnh dạn thay đổi khi còn có thể, đừng cố trở thành một ai đó mà người khác mong muốn , hãy luôn là chính mình.  Còn bạn ? Bạn có đang được là chính mình và làm điều mình thích hay không ? Đỗ Trần Nguyên Khôi - CTV Phòng Truyền thông

Xem chi tiết
DNTU khánh thành sân Tennis: Sân chơi rèn luyện sức khỏe cho tập thể CB-GV-NV và sinh viên Nhà trường

Với mong muốn ngày một nâng cao cơ sở vật chất chất lượng hơn để tạo điều kiện và môi trường giảng dạy, học tập, sinh hoạt tốt nhất cho giảng viên và sinh viên. Ngày 24/4/2021, tại trung tâm tổ chức giải trí và sự kiện của bắn cá online đã tổ chức Lễ khánh thành Sân Tennis DNTU. Tham gia buổi lễ khánh thành là sự góp mặt của TS. Phan Ngọc Sơn – Chủ tịch Hội đồng Trường, Ban giám hiệu Nhà trường cùng tập thể CB-GV-NV và sinh viên trong bầu không khí tươi vui, phấn khởi. Mở đầu chương trình là 2 tiết mục biểu diễn văn nghệ chào mừng vô cùng sôi động và dễ thương của các em học sinh đến từ trường TH-THCS Nguyễn Khuyến. 02 tiết mục văn nghệ của các em học sinh đến từ trường TH-THCS Nguyễn Khuyến Các em học sinh chụp hình lưu niệm với Thầy Chủ tịch và BGH trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai Trong buổi lễ, TS. Phan Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội đồng Trường đã phát biểu và tuyên bố bắt đầu buổi lễ khánh thành “Giữa trí tuệ, thân thể, sức khỏe thì DNTU chọn đầu tư vào sức khỏe đầu tiên. Chúng ta khi bước vào môi trường đại học thì chúng ta đã có trí tuệ để nâng tầm chúng thì chúng ta cần phải có sức khỏe thiệt khỏe mạnh. Trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID hoành hành thì chúng ta phải thích nghi với chúng “ Nước dâng thì thuyền dâng, nước rút thì thuyền rút”. Thầy mong muốn: “Tại điểm xuất phát thì sẽ không một ai bị bỏ lại vì sức khỏe, chúng phải đều là những người mạnh”. TS. Phan Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội đồng Trường phát biểu trong lễ khánh thành Thầy còn chia sẻ rằng trong tương lai không xa thì trường chúng ta sẽ được khai trương 1 bể bơi “chuẩn” ngay tại trường đại học công nghệ Đồng Nai. TS. Phan Ngọc Sơn và BGH Nhà trường cùngTrưởng khoa Khoa học Sức Khỏe và kế toán - Tài chính cắt băng khánh thành sân Tennis DNTU Vào ngày mai (25/4/2021) sẽ tổ chức một giải đấu giao lưu “CUP FRIENDSHIP” ngay tại sân Tennis mới. Mong rằng chúng ta sẽ có một giải đấu thật sự sôi nổi và thành công tốt đẹp. Một số hình ảnh khác: Thầy Chủ tịch "khai vợt" CLB Tennis PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết
DNTU khánh thành sân Tennis: Sân chơi rèn luyện sức khỏe cho tập thể CB-GV-NV và sinh viên Nhà trường

Với mong muốn ngày một nâng cao cơ sở vật chất chất lượng hơn để tạo điều kiện và môi trường giảng dạy, học tập, sinh hoạt tốt nhất cho giảng viên và sinh viên. Ngày 24/4/2021, tại trung tâm tổ chức giải trí và sự kiện của bắn cá online đã tổ chức Lễ khánh thành Sân Tennis DNTU. Tham gia buổi lễ khánh thành là sự góp mặt của TS. Phan Ngọc Sơn – Chủ tịch Hội đồng Trường, Ban giám hiệu Nhà trường cùng tập thể CB-GV-NV và sinh viên trong bầu không khí tươi vui, phấn khởi. Mở đầu chương trình là 2 tiết mục biểu diễn văn nghệ chào mừng vô cùng sôi động và dễ thương của các em học sinh đến từ trường TH-THCS Nguyễn Khuyến. 02 tiết mục văn nghệ của các em học sinh đến từ trường TH-THCS Nguyễn Khuyến Các em học sinh chụp hình lưu niệm với Thầy Chủ tịch và BGH trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai Trong buổi lễ, TS. Phan Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội đồng Trường đã phát biểu và tuyên bố bắt đầu buổi lễ khánh thành “Giữa trí tuệ, thân thể, sức khỏe thì DNTU chọn đầu tư vào sức khỏe đầu tiên. Chúng ta khi bước vào môi trường đại học thì chúng ta đã có trí tuệ để nâng tầm chúng thì chúng ta cần phải có sức khỏe thiệt khỏe mạnh. Trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID hoành hành thì chúng ta phải thích nghi với chúng “ Nước dâng thì thuyền dâng, nước rút thì thuyền rút”. Thầy mong muốn: “Tại điểm xuất phát thì sẽ không một ai bị bỏ lại vì sức khỏe, chúng phải đều là những người mạnh”. TS. Phan Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội đồng Trường phát biểu trong lễ khánh thành Thầy còn chia sẻ rằng trong tương lai không xa thì trường chúng ta sẽ được khai trương 1 bể bơi “chuẩn” ngay tại trường đại học công nghệ Đồng Nai. TS. Phan Ngọc Sơn và BGH Nhà trường cùngTrưởng khoa Khoa học Sức Khỏe và kế toán - Tài chính cắt băng khánh thành sân Tennis DNTU Vào ngày mai (25/4/2021) sẽ tổ chức một giải đấu giao lưu “CUP FRIENDSHIP” ngay tại sân Tennis mới. Mong rằng chúng ta sẽ có một giải đấu thật sự sôi nổi và thành công tốt đẹp. Hình ảnh sân tennis DNTU chụp từ flycam: Một số hình ảnh khác: Thầy Chủ tịch "khai vợt" CLB Tennis PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết
Tập huấn “Nâng cao năng lực nghiên cứu trong kinh doanh cho cán bộ, giảng viên Khoa Quản trị”

Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập của nước ta hiện nay, để khoa học, công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác khoa học, nhất là giảng viên phải là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sở dĩ nói giảng viên là lực lượng nòng cốt là bởi người thầy đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ: giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Như vậy, nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của mỗi giảng viên. Giảng viên Khoa Quản trị tại buổi tập huấn Thực hiện kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa năm 2017-2018, sáng ngày 18/5/2018 tại phòng họp 4- Trung tâm Thư viện bắn cá online Khoa Quản trị đã mời giảng viên TS. Nguyễn Lê Thái Hòa – Giám đốc Công ty TNHH Hòa Mai chuyên về lĩnh vực Quản trị kinh doanh về tập huấn “phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh” cho toàn thể giảng viên khoa Quản trị. TS. Nguyễn Lê Thái Hòa chia sẻ tại buổi tập huấn Buổi tập huấn được tổ chức nhằm tạo diễn đàn giao lưu, trao đổi cũng như nâng cao năng lực nghiên cứu cho giảng viên Khoa Quản trị. Tại buổi tọa đàm, giảng viên đã nghe trao đổi của TS Nguyễn Lê Thái Hòa với chủ đề “Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh” Diễn giả đã cung cấp những thông tin hữu ích về các bước làm nghiên cứu như xác định lĩnh vực nghiên cứu, đề tài khả thi, đặt câu hỏi nghiên cứu, thu thập dữ liệu… và kinh nghiệm gửi bài nghiên cứu tới các tạp chí quốc tế. Bên cạnh đó, diễn giả cũng đề nghị các nhà khoa học trẻ cần tham gia các hội thảo khoa học trong và ngoài nước với mục đích chia sẻ thông tin, tìm kiếm đề tài nghiên cứu mới. Cũng tại chương trình, diễn giả đã giải đáp nhiều thắc mắc cũng như góp ý một số đề tài nghiên cứu của cán bộ, giảng viên Khoa Quản trị. Giảng viên Khoa Quản trị đã đặt ra rất nhiều vấn đề với TS.Nguyễn Lê Thái Hòa để tìm kiếm lời giải phù hợp Buổi tập huấn kết thúc trong niềm hứng khởi của tất cả các Giảng viên tham gia khi được trao đổi và chia sẻ rất nhiều kiến thức và thông tin bổ ích để có thể tiếp cận và chinh phục các ấn phẩm khoa học quốc tế. Để tiếp tục thúc đẩy hoạt động công tác nghiên cứu khoa học của nhà trường cần phải có sự thực hiện đồng bộ các giải pháp. Tuy nhiên, giáo viên dạy văn giỏi tphcm việc hiện thực các giải pháp đòi hỏi phải có thời gian và bước đi thích hợp. Với một đội ngũ lãnh đạo và giảng viên có trách nhiệm, yêu nghề, chúng ta tin rằng bức tranh khoa học của nhà trường sẽ ngày càng khởi sắc. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông

Xem chi tiết
Sinh viên Khoa Khoa học Ứng dụng - Sức khỏe DNTU tham gia học tập tại nhà máy sản xuất Chocolate của công ty Kimmy's Chocolatier

Tham quan nhà máy là một công việc rất cần thiết cho sinh viên tiếp cận được thực tế sản xuất. Sáng ngày 01/6/2019, 40 sinh viên năm ba lớp 16DTP1 đang theo học ngành Công Nghệ Thực Phẩm thuộc Khoa Khoa học Ứng dụng – Sức khỏe, bắn cá online đã có được một chuyến tham quan công ty Kimmy’s Chocolatier có địa chỉ tọa lạc tại Tiền Giang. Khi đến công ty, nhóm chúng em được chính ông chủ công ty Kimmy’s Chocolatier “chú BÙI DURASSAMY” chào đón rất nồng nhiệt và đầy thân thiện. Chú đã nhiệt tình giới thiệu về tầm quan trọng, giá trị cũng như là những công dụng của sản phẩm, các thành phần có trong thanh sô-cô-la và quy trình sản xuất, chế biến các sản phẩm sô-cô-la. Không chỉ vậy, đến với “ông già sô-cô-la Việt Nam” khi được quan sát, tìm hiểu ở đây chúng em đã được giới thiệu, tham quan và hướng dẫn thực hành về nguyên liệu cũng như từ khâu thu hoạch trái đến khâu đổ khuôn và đóng gói, cách làm ra thành phẩm mà công ty Kimmy’s Chocolatier đang sản xuất. Ngoài ra, hầu hết ở công ty sản xuất chủ yếu là về các loại sô-cô-la với nhiều hương vị, màu sắc khác nhau như: sô-cô-la cổ điển, sô-cô-la matcha, sô-cô-la trắng, ... bên cạnh đó, công ty còn sản xuất bơ cacao nguyên chất, bơ sô-cô-la, … Buổi tham quan được tổ chức và diễn ra nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tế về các quá trình sản xuất ra những thanh sô-cô-la cực kì ngon miệng và đẹp mắt của sản phẩm. Về mặt khác, còn cho sinh viên thấy được cách tận dụng nguồn phế phụ phẩm cho nông lâm nghiệp. Chính vì thế, đây còn là cơ hội để sinh viên được thành học hỏi, trải nghiệm thêm nhiều điều thú vị và có thể là con đường lập nghiệp cho các bạn hứng thú với công việc này sau khi tốt nghiệp. Ở tại công ty, trung tâm tìm nhận thấy các bạn sinh viên được quan sát, lắng nghe các công đoạn để làm ra sô-cô-la cực kì rõ ràng và chi tiết. Nhờ vậy mà đã giúp cho các sinh viên biết được rõ hơn việc các máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động như thế nào? Thời gian, công suất hoạt động để 1 ngày cho ra lượng sô-cô-la ra sao? Có khác so với lý thuyết hay không? Cách thu hoạch và bảo quản sô-cô-la như thế nào? Đặc biệt hơn là trong quá trình tham quan, “Ông già sô-cô-la Việt Nam” cùng với các anh chị đang học tập cũng như làm việc tại công ty đã hướng dẫn các bạn sinh viên thực hành một cách rất thú vị và vui vẻ, cũng như nhiệt tình giải đáp những thắc mắc, cung cấp cho các bạn sinh viên những kiến thức bổ ích xoay quanh việc sản xuất ra thanh sô-cô-la đặc trưng và công phu như thế nào. Hình ảnh chú BÙI DURASSAMY, chủ công ty Kimmy’s Chocolatier Một số hình ảnh các bạn được lắng nghe hướng dẫn Một số quy trình tạo ra các sản phẩm sô-cô-la của công ty cụ thể như sau: Đầu tiên chúng ta sẽ đến vườn cây ca cao để tiến hành thu hoạch trái cacao tươi. Hình ảnh của nguyên liệu chính là những trái cacao Khi đã thu hoạch trái cacao xong mọi người ở nhà vườn, người nông dân sẽ tiến hành lấy hạt ca cao. Hình ảnh người nông dân, nhà vườn tiến hành tách vỏ lấy hạt cacao Đây là hình ảnh hạt ca cao được tách ra khỏi vỏ Bước tiếp theo, ta tiến hành cho lên men trái ca cao trong những chiếc thùng gỗ khoảng 5-6 ngày và đậy kín bằng những tấm vải. Hình ảnh những chiếc thùng gỗ lên men hạt cacao Sau khi đã được lên men hạt cacao xong, ta sẽ tiến hành mang hạt đi phơi. Trong quá trình phơi thì mình phải xáo trộn hạt lên để hạt cacao có thể khô đồng đều. Khu phơi hạt ca cao Và 4 công đoạn trên, công ty phối hợp với nhà vườn, giao người nông dân thực hiện công đoạn trên. Sau đó, là công đoạn thử nghiệm và làm sạch hạt cacao. Tức là ta sẽ đưa hạt đi kiểm tra nhằm loại bỏ những hạt xấu, hạt lép,… Tiếp đến là công đoạn rang hạt cacao, hạt ca cao sẽ đưa vào nhà máy để tiến hành rang với nhiệt độ khoảng 1500C, thời gian rang sẽ phụ thuộc vào thùng rang lớn hay nhỏ, nếu thùng rang hạt cacao lớn thì tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra, thì các bạn sinh viên còn được tham quan khu sản xuất, được hướng dẫn từng thiết bị hoạt động để sản xuất ra sô-cô-la. Hình ảnh tại khu sơ chế và thùng rang hạt ca cao Hạt cacao khi đã được rang xong Sau khi rang hạt cacao xong, ta tiến hành cho hạt ca cao qua máy cán bể và đãi vỏ hạt cacao, tức là ta sẽ tách hầu hết vỏ ra khỏi hạt. Thiết bị đãi vỏ cacao Tiếp theo, ta sẽ tiến hành lấy nhân hạt cacao, loại bỏ vỏ khoảng 90-95%. Nhân cacao đã được cán bể Công đoạn tiếp theo là sẽ đưa nhân cacao qua máy xay nhân cacao thành cacao nhão ở dạng lỏng. Cacao đã được xay thành cacao dạng lỏng Sau khi nhân cacao được xay xong, ta sẽ tiến hành qua công đoạn ép bơ cacao. Khi công đoạn ép bơ cacao hoàn tất thì ta bắt đầu lọc bơ ca cao, trong khi đó thì công ty sẽ cho cacao nhão vào thùng ủ, và sau đó thì đến công đoạn phối trộn với những nguyên liệu khác, và tiến hành nghiền mịn tối đa, tiếp theo là ổn định nhiệt (đột ngột hạ nhiệt) sẽ cho ra sản phẩm sô-cô-la hoàn chỉnh. Cuối cùng, là công đoạn đóng gói và tiến hành bảo quản sô-cô-la. Sô-cô-la được nghiềm mịn Sô-cô-la sau khi được ổn định nhiệt và đổ khuôn Sản phẩm của công ty Kimmy’s Chocolatier Các bạn sinh viên cảm quan sản phẩm của công ty Tóm lại, có thể nói rằng các bạn sinh viên vô cùng thích thú và phấn khởi vì đã có 1 buổi tham quan để lại cho mọi người rất nhiều ấn tượng sâu sắc và ý nghĩa thiết thực. Đồng thời, đây còn là cơ hội cho các bạn sinh viên học tập và thực hành trên phương diện thực tế như vậy cũng như vô cùng biết ơn và cám ơn đến mọi người trong công ty Kimmy’s Chocolatier, đặc biệt là chú BÙI DURASSAMY- chủ công ty đã tiếp đón và hướng dẫn rất chu đáo và nhiệt tình với mọi người. Ngoài ra, các bạn sinh viên còn gửi lời cảm ơn sâu sắc bắn cá online cùng Khoa Ứng dụng và sức khỏe, các thầy cô đã tạo điều kiện để cho chúng em được trải nghiệm những chuyến đi thực tế đầy thú vị như vậy. Hình các bạn sv DNTU kỉ niệm tại công ty Kimmy’s Chocolatier Người viết: Phạm Vũ Ánh Linh.  

Xem chi tiết
Hội thảo sinh viên chuyên đề “Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên”

Nhằm tạo sân chơi cho sinh viên giao lưu, học tập và tìm hiểu sâu về chuyên ngành Điều dưỡng và cũng tạo cho sinh viên làm quen với hội thảo. Sáng ngày 20/6, tại phòng họp 3 – trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai, khoa Thực phẩm – Môi trường & Điều dưỡng tổ chức hội thảo “Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên”.

Xem chi tiết