Nghề hướng dẫn viên du lịch ngày nay đang trở thành nghề “hot” thu hút đông đảo nguồn lao động đủ mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ.
Để trở thành một người hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp thì các kỹ năng thuyết minh càng được đề cao hơn hết. Do đó Đoàn khoa Quản trị sẽ phối hợp cùng Đoàn Trường Đại học - Công nghệ Đồng Nai tổ chức Hội thi “Thuyết minh viên, Hướng dẫn viên du lịch giỏi lần II - Năm 2017”.
Hình ảnh sinh viên Khoa Quản trị thực tập tại các điểm Tour
Đây chính là một sân chơi bổ ích với sinh viên ngành du lịch. Hội thi “Thuyết minh viên, Hướng dẫn viên du lịch giỏi lần II - Năm 2017” có các phần thi cá nhân và đồng đội kết hợp với 2 vòng thi. các thí sinh sẽ chọn thuyết minh về một khu, điểm, tuyến du lịch, hoặc hoặc một di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa lễ hội, kiến trúc của các đồng bào dân tộc sinh sống: nhà cửa, chiếc áo họ mặc…
Hình ảnh chung kết hội thi "Thuyết minh viên, hướng dẫ viên du lịch giỏi lần I" tại DNTU
Đối tượng tham gia: Sinh viên DNTU mong muốn thể hiện giao lưu, học hỏi và thể hiện tài năng của bản thân. Thời gian đăng ký: từ ngày 09/10/2017 đến hết ngày 20/10/2017 Nhận bài thi: từ 21/10/2017 đến 30/10/2017 tại Văn phòng Khoa Quản trị hoặc gửi qua email: [email protected] Tổ chức thi (dự kiến): Vòng sơ kết: 15/11/2017 tại Phòng họp 3 – Trung tâm Thông tin – Thư viện, Vòng chung kết: 30/11/2017 tại Hội trường G – Trung tâm tích hợp .
Kiều Nhung - Giảng viên Khoa Quản trị
Sáng ngày 07/10/2017, tại sân vận động TP.Biên Hòa đã diễn ra Lễ khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) thành phố Biên Hòa lần thứ VIII năm 2017. Như thông tin đã đưa. Đại hội TDTT thành phố Biên Hòa lần thứ VIII năm nay có sự góp mặt đông đảo của tất cả các vận động viên chuyên nghiệp từ các địa phương trong địa bàn Tỉnh Đồng Nai tham gia thi đấu. Cùng với đó là sự góp mặt không kém phần quan trọng của hơn 300 bạn sinh viên của trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai tham gia vào công tác khai mạc buổi Lễ với vai trò diễu hành, chào cờ và đồng diễn. Một số hình ảnh đồng diễn tại lễ khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao Tại buổi Lễ khai mạc sáng ngày 07/10/2017, có sự tham dự của tiến sĩ Phan Ngọc Sơn (Hiệu trưởng trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai). Thầy là một khách mời quan trọng của buổi Lễ cũng như là một trong những đại biểu danh dự của Tỉnh Đồng Nai trong các buổi hội họp cấp cao của tỉnh nhà. TS. Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng bắn cá online tại buổi lễ Với sự tập luyện rất nghiêm túc, bài bản của các bạn sinh viên DNTU và ban chấp hành Đoàn trường ngay từ những ngày giữa tháng 9 cho buổi Lễ. Phần khai mạc trong buổi sáng thứ 7 của Đại hội đã diễn ra rất chu đáo và trang trọng. Qua đây đã giúp cho hình ảnh của Trường Đại Học Công Nghê Đồng Nai lan tỏa tới mọi người, mọi địa phương để xã hội có thể thấy rằng, tại DNTU luôn có những con người không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn rất chu toàn trong công tác xã hội và phát triển đất nước. Một số hình ảnh tại lễ khai mạc đại hội Thể dục Thể thao Các bạn sinh viên DNTU mang trong mình sự nhiệt huyết của tuồi trẻ và ý thức của bản thân đối với xã hội. Các bạn đã hiểu được rằng, mọi cống hiến và sự hi sinh cá nhân từ phía các bạn đang giúp một phần cho các công tác xã hội trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn. đây cũng là một trong những mục tiêu mà nhà Trường đang muốn hướng đến cho tất cả các sinh viên DNTU. Để sinh viên DNTU sẽ trở nên những sinh viên sáng tạo, cống hiến và có ích cho xã hội. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtTổng Công ty Hòa Bình ưu tiên tuyển dụng một Giám đốc quản trị sản xuất, một Giám đốc kế hoạch sản xuất (biết tiếng Anh và vi tính)
Xem chi tiếtVào ngày 27 và 29/9/2016, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội thi: “Hướng dẫn viên - Thuyết minh viên giỏi tỉnh Đồng Nai lần thứ hai năm 2016”. Trong hai ngày diễn ra hội thi, được tổ chức tại khách sạn AURORA, cuộc thi đã thu hút rất nhiều thí sinh đến từ các Công ty du lịch, các khu, điểm du lịch trong tỉnh như: Vietravel, Truyền Thống Việt, Văn Miếu Trấn Biên, Khu du lịch Bửu Long, Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai… đặc biệt còn có lực lượng sinh viên đến từ các trường: bắn cá online và Đại học Lạc Hồng – là hai trường đại học trong tỉnh có đào tạo các ngành liên quan – cũng tích cực tham gia. Đến với cuộc thi trường Đai học Công nghệ Đồng Nai đã cử 6 thí sinh đại diện của 3 lớp tham gia: Hoàng Trịnh Vĩnh An, Lại Đức Huy, Lương Thanh Nhàn, Dương Quốc Anh, Nguyễn Thị Ngọc Trinh và Nguyễn Thị Thảo Vi. Qua vòng sơ khảo, bắn cá online vinh dự có hai thí sinh lọt vào vòng chung kết, đó là em: Hoàng Trịnh Vĩnh An với đề tài: “Thuyết minh về Nguyễn Hữu Cảnh” và em Lương Thanh Nhàn với đề tài “Thuyết Minh về Trần Thượng Xuyên”. Hoàng Trịnh Vĩnh An tự tin thuyết minh về Nguyễn Hữu Cảnh Tại vòng chung kết các thi sinh phải trình bày chủ đề do Ban giám khảo chỉ định, liên quan tới các nhân vật, di tích, địa danh, sự kiện lịch sử… trong địa bàn tỉnh Đồng Nai; vượt qua vòng thi ứng xử và xử lý tình huống và cuối cùng là thể hiện mình qua phần thi năng khiếu. Điều đáng nói là lực lượng thí sinh dự thi năm nay rất đông (28 thí sinh) và chất lượng cao đến từ các Công ty du lịch lớn và các khu điểm du lịch trong toàn tỉnh: Vietravel, Truyền Thống Việt, Khu du lịch Bửu Long, Văn Miếu Trấn Biên và Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch… Tất cả các thí sinh đã có sự chuẩn bị rất tốt về mặt kiến thức cũng như kỹ năng. Tuy nhiên, với tinh thần giao lưu học hỏi để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cùng với sự hướng dẫn, hỗ trợ nhiệt tình của các giảng viên trong tổ bộ môn Du lịch – Khoa Quản trị để các em có được bài dự thi tốt nhất với tinh thần thoải mái nhất. Các em thật sự đã thể hiện hết những kiến thức và kỹ năng vốn có của mình. Mặc dù 2 thứ hạng cao nhất (giải nhất và nhì) đã thuộc về các anh chị thuyết minh viên dày dặn kinh nghiệm của các Công ty du lịch và các khu điểm du lịch: Công ty du lịch Truyền Thống Việt, Khu du lịch Bửu Long và Khu Bảo tồn. Đại diện của Đại học Công nghệ Đồng Nai có 2 thí sinh đoạt giải là: Em Hoàng Trịnh Vĩnh An (đoạt giải ba) và em Lương Thanh Nhàn đoạt giải thí sinh thể hiện phần thi năng khiếu tốt nhất, đây là vinh dự, là niềm tự hào của Đại học Công nghệ Đồng Nai để từ đó các em cũng như các thầy cô phấn đấu hơn nữa trong công tác giảng dạy và học tập, truyền đạt cho các em có thêm lòng yêu nghề, kiến thức và kỹ năng tạo điều kiện cho các em vững vàng để có thể tự mình bước đi trên con đường sự nghiệp mai sau. Nhưng trên hết qua hội thi các em đã có một sân chơi vô cùng bổ ích để cọ sát, học hỏi để nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, khả năng diễn thuyết và thể hiện trước đám đông… Hội thi khép lại với những niềm vui và cả những điều còn tiếc nuối… nhưng có một điều chắc chắn là các em đã trưởng thành rất nhiều qua hội thi này. Hẹn gặp lại năm sau nhé...!!! Một số hình ảnh: Nguyễn Hoài Nhân
Xem chi tiếtChiều ngày 02/12/ 2016 tại Hội trường Trung tâm tích hợp đã diễn ra vòng chung kết “Hội thi thuyết minh viên du lịch giỏi khoa Quản trị lần 1 năm 2016”. Rất đông cán bộ - giảng viên và sinh viên từ các khoa đã về dự và cổ vũ cho các thí sinh. 12 gương mặt xuất sắc nhất vòng chung kết đã mang đến cho Hội thi nhiều cảm xúc của sư sáng tạo đồng thời cũng thể hiện dấu ấn của các huấn luyện viên. TS Trần Đức Thuận- Phó Hiệu trưởng nhà trường làm Trưởng Ban giám khảo. Sáng tạo và ấn tượng 12 thí sinh của 4 đội do các huấn luyện viên (HLV) dẫn dắt từ vòng sơ khảo đã bước vào cuộc tranh tài bằng màn ra mắt độc đáo và ấn tượng. Họ không chỉ giới thiệu về đội của mình mà còn phải thể hiện được ý tưởng về nội dung của đề tài mà mình sắp trình bày. Mỗi đội mỗi vẻ khiến khán giả nhiều phen bật cười sảng khoái. Màn ra mắt của các đội dự thi (từ trên xuống). Đội 3D của Thầy Nguyễn Đình Thuật Đội Ba con nhền nhện của Thầy Phạm Đình Sửu Đội V.T.P của Thầy Nguyễn Hoàng Dũng Đội Minh Hương – của Thầy Vũ Đức Cường Sau màn ra mắt hết sức thú vị, các đội bắt đầu thực hiện thuyết trình. Để du khách hiểu tường tận một di tích lịch sử, văn hóa, một danh lam thắng cảnh, người hướng dẫn viên có thể chọn nhiều hình thức trình bày khác nhau. Và đó là mảnh đất của sự sáng tạo, của những ý tưởng nảy nở. các trung tâm nhận thấy phần thi của nhóm 3D thuyết trình về nhà tù Côn Đảo. Người hướng dẫn đã khéo léo mượn câu chuyện về chị Võ Thị Sáu cùng hình ảnh người Mẹ với tình yêu con tha thiết đã khiến người dự hết sức xúc động. Qua diễn xuất và lời kể của đứa con yêu (đã mất) nhưng vẫn về bên Mẹ hàng ngày, chúng ta vừa hiểu sự tàn bạo của lao tù vừa thấy được nỗi day dứt của người lính đã cầm súng bắn vào chị Sáu. Một nỗi dằn vặt, đau đớn trước phẩm chất và khí tiết kiên cường của người con gái Đất Đỏ đã mãi mãi đi vào lịch sử và truyền thuyết, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Đội 3D với phần trình bày thuyết minh của mình Trong thành phần của đội 3D, bạn Nguyễn Thị Hường, người đã dành được sự tín nhiệm của tất cả HLV ngay từ vòng sơ khảo đã tiếp tục chứng minh tài năng thuyết minh và diễn xuất của mình. Hy vọng trong tương lai, Hường sẽ là người rất thành công trên con đường mà em đã lựa chọn. Đội “Ba con nhền nhện” Chọn đề tài thuyết minh về Cù Lao Phố, nơi gắn với nhân vật lịch sử Nguyễn Hữu Cảnh, người có công lao hết sức to lớn trong việc mở mang và bảo vệ bờ cõi đất nước, đặc biệt là với vùng đất Biên Hòa. Mượn lối diễn đạt rất gần gũi của dân gian là bằng bài vè dễ nhớ, dễ thuộc, phần thi của đội đã giúp mọi người hiểu và thấm thía tâm trạng của người hướng dẫn. Tiếc là thời gian để các em nhập cuộc chưa nhiều nên chưa được trọn vẹn theo ý muốn. Phần trình bày của đội “Ba con nhền nhện” Khéo léo đưa marketing đặc sản sầu riêng, bưởi vào phần thi là cách lựa chọn của đội V.T.P. Bằng những hình ảnh và công cụ trực quan, sinh động, người dự không chỉ được giới thiệu về vùng đất của những loài cây đặc sản mà còn tường tận sự tích của nó. Đây là một bài toán khó nhưng rất dễ gặp của nghề hướng dẫn. Bởi ai cũng có nhu cầu hiểu nguồn gốc, bản chất của đối tượng mà mình đang tìm đến. Nếu không trả lời được câu hỏi của du khách, coi như bạn đã thất bại. Cái khó của phần thuyết trình là sự tích qua câu chuyện kể nên rất khó tìm hình ảnh minh họa nên tất cả phải nhờ vào tài năng diễn xuất của các “diễn viên”. Điều hơi tiếc là dù người thuyết trình rất diễn cảm nhưng sự “phối hợp” của ba thành viên thay cho phần minh họa chưa thật hợp lý nên đã giảm đi phần nào hiệu quả thuyết trình. Thật đáng tiếc. Các thành viên của đội V.T.P đang trình bày phần thi thuyết trình Bứt phá ngoạn mục là phần trình bày của đội Minh Hương. Mặc dù phần “ra mắt” không thật suôn sẻ nhưng toàn đội đã tập trung cao độ để dành chiến thắng ở phần thi thuyết trình. Giới thiệu về một di tích Văn hóa, lịch sử - đình An Hòa – và đặc sản - rượu Bến Gỗ. Qua những nỗ lực của Minh Hương, nhiều hình ảnh sinh động và đặc sản vùng đất Bến Gỗ lần lượt hiện lên. Điểm nhấn độc đáo của phần trình bày là nghi thức thờ Thánh Mẫu vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được đưa vào phần thuyết trình. Bên cạnh đó là màn ca trù khá lạ lẫm với lớp trẻ vốn chỉ quen với các điệu nhảy hiện đại. Thời gian trình bày hai loại hình hơi dài nhưng là điều cần thiết để làm hài lòng du khách khi đến các điểm du lịch văn hóa nhất là vấn đề văn hóa tâm linh. Hy vọng trong thời gian tới, khoa du lịch sẽ cho tất cả các em cùng biết hát hoặc diễn xuất nghi thức tín ngưỡng này để khi ra trường các em không bị bối rối lỡ khi du khách hỏi đến. Đội Minh Hương đang thể hiện nghi thức hầu đồng theo tín ngưỡng thờ Mẫu Sau phần thi thuyết trình là phần thi ứng xử. Các thành viên trong BGK đã lần lượt đặt câu hỏi cho các thí sinh về những tình huống cụ thể diễn ra trong nghề hướng dẫn viên. Mặc dù đây không phải là phần chấm điểm chính (chỉ cộng thêm điểm khuyến khích) nhưng các đội đã hết sức cẩn thận để chọn ra thành viên nào có khả năng tốt nhất trong việc ứng xử. Nhìn chung các thí sinh đã trả lời trôi chảy, đúng trọng tâm thể hiện vững kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng xử lý tình huống uyển chuyển, khéo léo. Tất cả các em đều là những người chiến thắng Kết thúc vòng chung kết, Ban Giám khảo đã trao tổng cộng 05 giải cho đồng đội và cá nhân. Giải nhất đồng đội thuộc về đội 3D của Thầy Nguyễn Đình Thuật. Giải Nhất cá nhân thuộc về bạn Nguyễn Thị Thảo Vi, đội V.T.P của Thầy Nguyễn Hoàng Dũng. Giải Ba cá nhân thuộc về bạn Dương Văn Tuân của đội Ba con nhền nhện (Thầy Phạm Đình Sửu). Giải khuyến khích thuộc về bạn Nguyễn Ngọc Thao Nhi đội Minh Hương của Thầy Vũ Đức Cường. Ngoài ra, 8 thí sinh vào vòng chung kết cũng vinh dự được nhà trường cấp giấy chứng nhận thành tích của Hội thi tuyết minh viên du lịch giỏi lần 1. Đây là cơ sở để các em có điều kiện chứng minh cho khả năng công việc sau này. Ban tổ chức trao giải và tặng quà cho các thí sinh Mặc dù tổ chức lần đầu nhưng nhờ có sự chuẩn bị chu đáo cùng với tài năng và nhiệt huyết của các em sinh viên cùng các HLV nên Hội thi đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người. Điều này đồng thời cũng thể hiện vấn đề tích cực đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy mà DNTU đang nỗ lực thực hiện. Dưới sự hướng dẫn của những người Thầy, các em đang từng bước chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ năng để trong một tương lai không xa trở thành nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Ngô Thị Tuyết Lan- Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtSau một thời gian chuẩn bị, sáng ngày 22/11, tại Hội trường 3 trung tâm Thông tin Thư viện đã diễn ra vòng sơ kết Hội thi thuyết minh viên du lịch giỏi của khoa Quản trị. Một hoạt động có ý nghĩa hết sức tích cực trên con đường tìm kiếm giải pháp giúp các em sinh viên tự học, tự sáng tạo, và tự khẳng định bản thân mình. “Đối với tôi, chiến thắng lớn nhất là chiến thắng bản thân mình” (Lê-nin) Câu nói nổi tiếng của lãnh tụ phong trào cách mạng vô sản – Lê-nin – chẳng ngờ lại trở nên hết sức phù hợp với tất cả thí sinh trong trường hợp này. Lần đầu tiên các em thử sức “tay nghề” của mình trước đông đảo giảng viên, bạn bè và đặc biệt là các Huấn luyện viên (HLV) khắt khe đang tìm mọi cơ hội để khen ngợi hay chỉ trích. Mục đích là để giúp các em hoàn thiện mọi kiến thức, kỹ năng của cái nghề thực sự là “làm dâu trăm họ” Phát biểu mở đầu, cô Thanh Vân - Phó khoa Quản trị - đã nêu lên mục đích và ý nghĩa của cuộc thi. Cô mong các em vượt lên chính mình, chiến thắng bản thân, biết đoàn kết để thành công, dành hiệu quả cao khi hợp tác làm việc nhóm. Là thi nhưng cũng là một cuộc chơi, vì thế không quá đặt nặng vấn đề thành tích mà quan trọng là nỗ lực hết mình, biết chú ý quan sát và rút kinh nghiệm để tự hoàn thiện. Cô Đoàn Thị Thanh Vân - Phó khoa Quản trị phát biểu trước lúc khởi động cuộc thi Thật vui khi cuộc thi không chỉ đơn thuần là phần biểu diễn của các thí sinh mà còn là sự thử thách khả năng cùng kiến thức của các HLV. Họ phải làm sao để những sinh viên tin tưởng chọn mình “làm thầy” hoặc phải biết nhận ra khả năng của học trò để đưa về đội của mình bồi dưỡng, huấn luyện cho cuộc thi vòng kế tiếp. Chính vì vậy, phần tự giới thiệu để sinh viên làm quen của các HLV đã trở thành màn “so găng” hết sức ấn tượng. Nếu Thầy Thuật – Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp và đào tạo kỹ năng- có lợi thế về nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp và một số kỹ năng hoạt náo (chọn những người có sự đam mê và khác biệt) thì Thầy Nguyễn Hoàng Dũng – Phó phòng Truyền thông lại có 5 năm kinh nghiệm của nghề hướng dẫn và hiện tại là một MC cho hầu hết các sự kiện trọng đại của nhà trường. Tiêu chí mà Thầy đưa ra là những thí sinh thực tế; hoạt náo và tự tin. Thầy Phạm Đình Sửu có kinh nghiệm 9 năm trong ngành du lịch, lại là một giảng viên đang trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy nên rất dễ nhận ra khả năng và triển vọng của các thí sinh. Thầy cũng có kinh nghiệm: chọn người nhiệt tình, làm việc hết mình. Thầy Vũ Đức Cường là một giảng viên kỳ cựu, đúng chuyên ngành nên cũng thừa bản lĩnh và kinh nghiệm để vượt qua thử thách đồng thời hiểu quá rõ học trò của mình. Thầy cho biết: phải có gì đó để chiến thắng bản thân; có chất và có hồn là những tiêu chí mà Thầy quan tâm và lựa chọn. Các HLV đồng thời là Ban Giám khảo của vòng sơ tuyển Đa dạng và tràn đầy cảm xúc Bạn Nguyễn Thị Thanh Hường - lớp 16DLH1 với phần trình bày về Khu du lịch núi Chứa Chan đăng đàn đầu tiên. Bằng giọng thuyết minh truyền cảm, kiến thức về di tích vững vàng nên phần trình bày của Hường hết sức lưu loát và tự tin. Trong phần thi tài năng, với bài hát “Còn thương rau đắng mọc sau hè”, Hường đã khiến tất cả 4 HLV ai cũng muốn chọn về đội của mình. Sau rất nhiều phân vân, cuối cùng, Hường đã chọn Thầy Nguyễn Đình Thuật. Một khởi đầu hết sức tốt đẹp khiến ai cũng tự tin, phấn khởi. Nguyễn Thị Thanh Hường đang trình bày đề tài của mình Vì là vòng sơ khảo nên các đề tài mà các em trình bày trong lần này chủ yếu tập trung vào các di tích văn hóa lịch sử hay danh lam thắng cảnh trong phạm vi tỉnh Đồng Nai hay khu vực nổi tiếng trong nước: vũng tàu, đà lạt, sapa .... Tuy vậy, tính phong phú trên các đề tài thể hiện rất rõ. Từ địa đạo Củ Chi đến Chiến khu D, dinh Độc Lập, nhà tù Côn Đảo; từ núi Chứa Chan đến thác Đá Hàn, qua rừng Nam Cát Tiên rồi về Tân Triều làng bưởi; từ đình Bình Kính qua Đại Tòng lâm tự rồi tượng Chúa Ki-tô, nhà thờ Đức Bà… Bài viết nào của các em chúng tôi cũng thấy rất nhiều tư liệu, nhiều hình ảnh đẹp và ngập tràn cảm xúc về quê hương xứ sở. Mới thấy quê hương mình Tổ quốc mình thật đáng yêu, đáng quý làm sao? Mới thấy hoạt động này của khoa Quản trị thật có ý nghĩa. Rõ ràng chúng ta có rất nhiều tiềm năng để ngành du lịch cất cánh. Và có lẽ sẽ không còn xa nữa. Hy vọng các em đang đứng trên bục thuyết trình hôm nay sẽ góp phần làm nên những điều kỳ diệu ngày mai cho Tổ quốc. Một số hình ảnh về các thí sinh đang trình bày phần thi của mình Có thể nói: tất cả các thí sinh đã lên sân khấu đều là những người chiến thắng. Vượt qua những sợ hãi và nỗi lo thất bại, các em đã khiến mình tự tin, mạnh mẽ hơn. Chỉ tiếc là thời gian chuẩn bị chưa nhiều, trải nghiệm thực tế chưa nhiều nên không tránh khỏi lúng túng. Đó là điều dĩ nhiên và cũng là trải nghiệm hết sức cần thiết để đi tới thành công lần sau. những lời nhận xét của các HLV có thể làm ta buồn nhưng đồng thời cũng là những bài học thực tế hết sức bổ ích để các em tiếp tục vững vàng trên bước đường đi tới. Kết thúc vòng sơ khảo, 12 thí sinh đã vinh dự được các HLV và khán giả lựa chọn vào vòng chung khảo. Đó là các thí sinh: Nguyễn Thị Thanh Hường – 16DLH1 Đường Quang Huy – 14DLH1 Nguyễn Thị Thu Hà – 16DLH1 Nguyễn Ngọc Thảo Nhi – 14DLH1 Dương Văn Tuân – 13DLH1 Nguyễn Thị Thu Trang – 14DLH1 Nguyễn Văn Phương – 14DLH1 Nguyễn Thị Ngọc Anh – 14DLH1 Nguyễn Thị Thảo Vi – 15DLH1 Nguyễn Thị Phương Thủy – 15DLH1 Hoàng Thanh Tuấn - 15DLH1 Nguyễn Thị Thu Thủy - 15DLH1 Chúc các em tiếp tục thành công trong phần thi sắp tới. Và từ đó, các em sẽ tiếp tục bay cao, bay xa đến những vùng trời mơ ước của các em. Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtSáng ngày 15/11/2017 tại Trung tâm Thông tin Thư viện diễn ra vòng sơ khảo “Hội thi thuyết minh viên du lịch năm 2017”. Đây là hoạt động thường niên do Khoa Quản trị bắn cá online tổ chức. Hội thi dành cho cho toàn thể sinh viên chuyên ngành Lữ hành, Hướng dẫn đang học tập tại bắn cá online . Không chỉ khuyến khích phong trào học tập, đây còn là sân chơi bổ ích, đồng thời là dịp để sinh viên đang theo học chuyên ngành Lữ hành, Hướng dẫn nâng cao kỹ năng nghề, học hỏi kinh nghiệm Hội thi Thuyết minh viên du lịch giỏi năm 2017 được tổ chức làm 2 vòng sơ khảo và chung khảo. Vòng sơ khảo diễn ra với sự tranh tài của đông đảo Tại vòng sơ khảo, các thí sinh tham gia hội thi dưới hình thức từng cá nhân sẽ thuyết minh về địa điểm tham quan du lịch qua hình ảnh, trong khoảng thời gian từ 5-10 phút. Sau 4 giờ tranh tài ban giám khảo đã chọn ra 9 gương mặt xuất sắc nhất để vào vòng chung khảo. Trong phần thi đầu tiên, các thí sinh đều có sự chuẩn bị khá chu đáo, họ không chỉ quan tâm đến việc chuẩn bị phần thuyết minh nội dung mà phần hình ảnh cũng được chăm chút khá công phu, tỉ mỉ, đẹp và sông động. với mỗi chủ đề nội dung khác nhau, các thí sinh đều đem đến cho ban giám khảo những trải nghiệm hết sức thú vị. Thí sinh đặc biệt nhất năm nay chỉ mới học năm nhất đã đem đến cho hội thi thêm những kiến thức rất bổ ích và ý nghĩa, có thể nói là đã “thổi hồn” vào bài giới thiệu của mình để những người có mặt trong khán trường như đang có chuyến trải nghiệm thực sự tại di tích. Các thí sinh thể hiện phần thi thuyết minh của mình Ban Giám khảo đặt ra các câu hỏi để sinh viên giải quyết các tình huống Em Nguyễn Minh Tân chia sẻ: “Lúc đầu mới lên sân khấu, em cũng khá run, nhưng chỉ ít phút sau khi đã nhập cuộc rồi, em không còn run nữa. Để tham gia cuộc thi này, với kiến thức sẵn có của mình, em cũng phải tìm tòi, nghiên cứu thêm qua sách, báo để tự hoàn thiện bài thi của mình. Tuy chưa được đào tạo bài bản nghề thuyết minh viên du lịch nhưng em đã đam mê nghề này và cũng tham khảo nhiều ở các youtube”. Vòng chung khảo cuộc thi sẽ diễn ra vào ngày 30/11/2017. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtKính gửi: Các Nhà Khoa học, các Nhà quản lý bắn cá online phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Đà Lạt đồng chủ trì tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia với chủ đề: “Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay” Thành phần tham dự Hội thảo: Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Đà Lạt, Lãnh đạo Trường, Lãnh đạo các đơn vị, các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên của trường Toàn văn bài tham luận và tóm tắt xin gửi tới Ban tổ chức trước ngày 30 tháng 01 năm 2023 theo địa chỉ: Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Công nghệ, bắn cá online , đường Nguyễn Khuyến, khu phố 5, phường Trảng Dài, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Email: [email protected] Thông tin chi tiết về Hội thảo, xin vui lòng xem Thư mời viết bài được gửi kèm và được đăng trên Website của bắn cá online : nasiadka.com Kính mong nhận được sự quan tâm, cộng tác và viết bài của Quý nhà khoa học. Trân trọng cám ơn./. Chi tiết xin liên hệ: Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Công nghệ, Điện thoại: 0251.625.33.99, hoặc ThS. Trương Tấn Trung, Điện thoại: 0979.499.398 PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtDự kiến ngày 28/4/2023, bắn cá online (DNTU) phối hợp Viện KHXH vùng Tây Nguyên, Trường Đại học Đà Lạt, trường Đại học Sài Gòn đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia 2023 chủ đề: “Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong giảng dạy Ngôn ngữ tại các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay”. Chủ đề của Hội thảo đang được các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục quan tâm hiện nay. Việc kết hợp những giá trị văn hoá truyền thống với những giá trị văn hoá mới trong hoạt động giảng dạy đang là xu hướng mới nhằm bảo tồn cũng như kế thừa và phát huy các giá trị của văn hoá truyền thống của các dân tộc đáng tự hào của ông cha chúng ta. Hội thảo sẽ xoay quanh các chủ đề sau: Lý luận chung về văn hóa, ngôn ngữ; Thực tiễn vận dụng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ tại trường Đại học; Các giải pháp khoa học nhằm vận dụng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ tại trường Đại học trong thời gian tới. Chương trình làm việc dự kiến xem tại đây PHÒNG TRUYỀN THÔNG-HỢP TÁC QUỐC TẾ
Xem chi tiếtSáng ngày 28/4/2023, bắn cá online phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Trường Đại học Đà Lạt và Trường Đại học Sài Gòn đồng tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia 2023 với chủ đề “Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ tại các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay”. Tham dự Hội thảo, về phía bắn cá online có: 1. TS. Đoàn Mạnh Quỳnh – Hiệu trưởng 2. TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng 3. TS. Đặng Kim Triết – Viện trưởng Viện NC&UD KHCN 4. Các Trưởng/Phó đơn vị Nhà trường 5. Giảng viên Khoa Ngoại ngữ Về phía Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên có: 1. TS. Nguyễn Duy Thụy – Ủy viên Hội đồng lý luận TW, Viện trưởng Viện KHXH vùng Tây Nguyên 2. TS. Phạm Xuân Hoàng – Phó Viện trưởng Viện KHXH vùng Tây Nguyên 3. Trưởng phó đơn vị Phòng/Trung tâm Viện KHXH vùng Tây Nguyên Về phía Trường Đại học Đà Lạt có: 1. PGS.TS. Dương Hữu Biên – Trưởng Khoa Ngữ Văn và Lịch sử Về phía Trường Đại học Sài Gòn có: 1. TS. Nguyễn Hữu Trí – Trưởng phòng Quản lý Khoa học Hội thảo còn có sự tham gia của các tác giả có bài viết đăng trong Kỷ yếu Hội thảo và các đại biểu quan tâm đến tham dự. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, bản sắc văn hóa các dân tộc còn được chuyển hóa thành sức mạnh mềm, thành nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng có định hướng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Ngôn ngữ trở thành công cụ hữu hiệu nhất cho quá trình hội nhập. Do vậy, ở các trường học nói chung, trường đại học nói riêng, rất cần thiết phải triển khai dạy-học những ngôn ngữ nhất định, bao gồm bản ngữ và ngoại ngữ. Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Đoàn Mạnh Quỳnh – Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh: “Giá trị văn hóa các dân tộc thực sự là nền tảng, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Hội thảo là diễn đàn để các cơ quan, ban ngành, các chuyên gia, nhà khoa học cùng nhau thảo luận, trao đổi ý kiến đưa ra các luận cứ khoa học, các giải pháp giúp cho các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay có thể phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ, đây là một hành động cần thiết khi các giá trị văn hóa dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, thách thức và đối mặt với nguy cơ bị mai một.” TS. Đoàn Mạnh Quỳnh – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc Hội thảo Ban tổ chức đã lựa chọn 40 bài tham luận đảm bảo về hàm lượng khoa học và bám sát chủ đề được in trong quyển Kỷ yếu phục vụ Hội thảo. Trong số đó, bốn (04) báo cáo điển hình được trình bày tại Hội thảo: Báo cáo tham luận 1: Bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học ngôn ngữ ở Đại học theo hướng phát triển năng lực liên văn hóa - TS. Nguyễn Đăng Khánh, Trường Đại học Sài Gòn. Báo cáo tham luận 2: Tích hợp giá trị văn hóa Đông Nam Bộ vào giảng dạy tiếng Việt cho Sinh viên nước ngoài tại các trường Đại học trong khu vực - TS. Đặng Hồng Lương, ThS. Trần Thu Hương, bắn cá online . Báo cáo tham luận 3: Nghiên cứu sử thi Tây Nguyên từ hướng tiếp cận liên ngành - NCS. Hà Thị Thới, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, PGS.TS. Buôn Krông Tuyết Nhung, Trường Đại học Tây Nguyên, ThS. Lài Thị Vân, Viện KHXH vùng Tây Nguyên. Báo cáo tham luận 4: Giảng dạy văn hóa trong các lớp ngoại ngữ: Cơ hội và thách thức - ThS. Huỳnh Như Yến Nhi, bắn cá online Ngoài ra, hội thảo đã dành phần lớn thời gian tiến hành thảo luận sôi nổi, nhiệt tình với sự tham gia từ các đại biểu tham dự. Từ những góc nhìn, với những cách tiếp cận khác nhau, hội thảo đã phân tích chuyên sâu về hai vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung chủ đề của Hội thảo như sau: Thứ nhất, yếu tố văn hóa dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ tại các trường Đại học là yếu tố nào? Thứ hai, cách thức, phương pháp, biện pháp truyền tải nội dung văn hóa dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ nhằm thực hiện song song hai mục tiêu: bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ thứ hai. Thông qua hội thảo, mỗi tác giả, mỗi đại biểu tham dự có những cách nhìn nhận, những thu hoạch riêng cho cá nhân. Ban Tổ chức hy vọng trong quá trình giảng dạy ngôn ngữ, giảng viên và sinh viên ngoài việc tiếp thu các nền văn hóa thế giới, mặt khác có thể quảng bá, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam ra thế giới. Dùng văn hóa như một phương tiện để hội nhập sâu rộng với quốc tế và kêu gọi sự ủng hộ quốc tế cũng như đóng góp vào văn hóa thế giới bằng văn hóa dân tộc. Có như vậy, kết quả hội thảo, trí tuệ và công sức của các quý vị mới được nhìn nhận, lan tỏa vào thực tiễn, phục vụ sự phát triển chung. Một số hình ảnh: PHÒNG TRUYỀN THÔNG-HỢP TÁC QUỐC TẾ
Xem chi tiết