Phòng Quan hệ Doanh nghiệp DNTU đang quan hệ để xúc tiến Chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản nhằm trang bị cho họ có đầy đủ hành trang để nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với môi trường sinh hoạt và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, đáp ứng được yêu cầu của công ty tiếp nhận Nhật Bản hiện nay ở các Khu Công nghiệp Việt Nam.
TS. Bùi Quang Xuân - Phó hiệu trưởng làm việc cùng Ông MASUMI HIGUMA - IM Japan
Chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản được thực hiện từ năm 2006 theo Thỏa thuận giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là IM Japan). Hiện nay, IM Japan đang tiếp nhận thực tập sinh 3 nước là Inđônesia, Thái Lan và Việt Nam.
Trước khi sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, các ứng viên tham gia chương trình sau khi đạt yêu cầu trong kỳ thi tuyển chọn (với các nội dung: trình độ tiếng Nhật, kiến thức toán, kiểm tra thể lực và phỏng vấn) sẽ được tập trung đào tạo trước phái cử với thời gian 4 tháng (nay là 6 tháng) tại Cơ sở của Phòng Quan hệ Doanh nghiệp DNTU. Trong quá trình học tập, ngoài đào tạo tiếng Nhật là chủ yếu, theo quy định tại Quyết định số 18/QĐ/2007-QĐ-BLĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc Ban hành chương trình Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài thì các ứng viên thực tập sinh được trang bị một số nội dung cơ bản bao gồm: Pháp luật Việt Nam và Pháp luật Nhật Bản; Văn hóa Nhật Bản; An toàn lao động...Trong thời gian này, học viên phải tuân thủ các quy định của Trung tâm về việc thực hiện các nội dung liên quan đến sinh hoạt, học tập, rèn luyện tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật và rèn luyện thể lực. Tất cả các nội dung trên nhằm trang bị cho họ có đầy đủ hành trang để nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với môi trường sinh hoạt và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, đáp ứng được yêu cầu của công ty tiếp nhận Nhật Bản.
TS. Bùi Quang Xuân - Phó hiệu trưởng tham dự toạ đàm Việt - Nhật
Với mục tiêu nâng cao chất lượng thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, từ quý 4/2012, việc đào tạo tiếng Nhật và chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết có một số đổi mới căn bản. Theo đó, thời gian đào tạo tiếng Nhật tại Cơ sở đào tạo trước đây là 4 tháng (gọi là đào tạo trước phái cử), nay được kéo dài thêm thành 6 tháng (gồm 2 tháng đào tạo dự bị và 4 tháng đào tạo trước phái cử), nội dung chương trình đào tạo tiếng Nhật được bổ sung nhằm bảo đảm 100% học viên đạt trình độ tiếng Nhật cấp 4 trở lên, hướng tới đạt trình độ cấp 3. Chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và phương pháp giảng dạy cho các học viên cũng được hoàn thiện, bổ sung phong phú hơn. Cán bộ của Phòng Quan hệ Doanh nghiệp DNTU phối hợp với cán bộ của Văn phòng IM Japan tại Việt Nam tham gia giảng dạy các nội dung sau:
- Pháp luật Việt Nam và Pháp luật Nhật Bản: cung cấp cho các học viên những kiến thức cơ bản về quyền lợi và nghĩa vụ của thực tập sinh khi tham gia chương trình; luật nhập cảnh, luật lao động; mức lương tối thiểu; bảo hiểm tai nạn lao động; bảo hiểm công cộng và thuế...
- Văn hóa Nhật Bản: thông qua sách hướng dẫn sinh hoạt được viết bằng song ngữ Việt – Nhật và băng DVD với những hình ảnh trực quan sinh động về vị trí địa lý, khí hậu, ẩm thực, tình hình giao thông, cách sử dụng tài khoản ngân hàng, thông tin liên lạc, cách sử dụng các dịch vụ công cộng, hoạt động thể thao, sinh hoạt hàng ngày và tác phong làm việc của người Nhật... giúp cho học viên dễ dàng hình dung cuộc sống của mình trong 3 năm thực tập kỹ thuật, qua đó yêu cầu học viên trước khi phái cử phải rèn luyện ý thức, tác phong, cách ứng xử phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa Nhật Bản.
- An toàn, vệ sinh lao động: cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh, an toàn lao động trong các ngành nghề, tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực là: sản xuất chế tạo và xây dựng. Đồng thời kết hợp với việc giảng dạy tiếng Nhật, thông qua các biển báo an toàn lao động không chỉ nâng cao khả năng tiếp thu tiếng Nhật của học viên (nhanh hơn, nhớ lâu hơn) mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn tại nơi làm việc sau này khi các học viên sang thực tập kỹ thuật tại các công ty tiếp nhận Nhật Bản. Trong thời gian gần đây, thực tập sinh Việt Nam được các công ty tiếp nhận Nhật Bản đánh giá cao về việc chấp hành các biển báo và những quy định về an toàn, vệ sinh lao động.
Với những đổi mới quan trọng này, Phòng Quan hệ Doanh nghiệp DNTU tin tưởng rằng các công ty tiếp nhận Nhật Bản sẽ đánh giá cao thực tập sinh DNTU, góp phần gia tăng số lượng thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trong những năm tới
Chiều ngày 08/2/2023 bắn cá online đã có buổi làm việc và hợp tác chính thức với Hiệp hội Hiệp hội Hỗ trợ Thực tập sinh Nhật Bản - Japan Intership Support Association (Hiệp hội Jisa) nhằm thúc đẩy chương trình đưa sinh viên DNTU sang Nhật thực tập. Trong ngày làm việc này, Hiêp hội gặp mặt 5 bạn sinh viên chuyên ngành Thực Phẩm sẵn sàng cho kì thực tập tại Nhật Bản. Tham dự buổi làm việc về phía Hiệp hội JISA: Mr. TSUKAGOSHI KAZUYOSHI - Giám đốc điều hành hiệp hội JISA Ông Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc Công ty TNHH Asahitec Việt Nam Mr. Watanabe Mikio - Phó giám đốc Công ty TNHH Giáo dục Quốc tế KONNICHIWA Về phía DNTU: NCS. Phan Võ Quỳnh Như – Phó Hiệu trưởng TS. Nguyễn Văn Huy – Trưởng phòng Truyền thông – Hợp tác Quốc tế ThS. Nguyễn Đình Thuật – Trưởng phòng Quan hệ Doanh nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Dũng – Phó Trưởng phòng Truyền thông – Hợp tác Quốc tế Mr. TSUKAGOSHI KAZUYOSHI - Giám đốc điều hành hiệp hội JISA Những nội dung trong buổi họp được thể hiện: Hiệp hội JISA hỗ trợ sinh viên bắn cá online được thực tập tại các doanh nghiệp liên quan ngành học của sinh viên. Hơn nữa, Hiệp hội JISA sẽ hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp tại Nhật Bản liên quan khác có ngành học mà sinh viên đang thực tập để sinh viên có thêm nhiều sự trải nghiệm thực tế khác nhau cũng như hỗ trợ thực tập và làm việc tại Nhật Bản. Thời điểm hiện tại, DNTU đang có 05 sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm sẽ đến Nhật Bản thực tập trong thời gian tới. Hiệp hội JISA đã kết nối, hỗi trợ để có nhiều SV thực tập nhiều chuyên môn đúng chuyên ngành trong các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, quản lý – dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, ngôn ngữ như Công nghệ thực phẩm, Công nghệ ô tô, Cơ khí, Chế tạo máy, Điện – tự động, Quản trị nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, điều dưỡng, Ngôn ngữ tiếng Nhật/ Đông phương học, … tại các công ty, nhà máy, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, nhà hàng/khách sạn đang cung cấp dịch vụ, ,các sân bay, doanh nghiệp Logistic, Tập đoàn Oto, các trung tâm thương mại, … Hiệp Hội JISA cũng cam kết nâng cao năng lực chuyên môn cho sinh viên của Nhà trường bao gồm cả Ngoại ngữ với hình thức sinh viên sẽ học tiếng Nhật “1 kèm 1”, các bảng thông tin, thông báo quá trình học sẽ được theo dõi giữa 2 bên để đơn vị DNTU đào tạo người học nắm băt thông tin kịp thời quá trình để nâng cao hiệu quả. Hiệp hội JISA có những chương trình thực tập trong thời gian 3 tháng, 6 tháng, 1 năm để phù hợp vào điều kiện sinh viên của Nhà trường. DNTU rất vui khi sự hợp tác diễn ra suôn sẻ, hình thành từng giai đoạn chiến lược trong sự phát triển chương trình intership (thực tập sinh) Cuối buổi làm việc, 2 bên đơn vị đã trao các thoả thuận hợp tác, chụp hình lưu niệm và phía Hiệp hội JISA gặp gỡ và trao đổi chuyên môn với các bạn sinh viên. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiết02 năm với dịch bệnh Covid-19, việc được “xuất ngoại” để học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hoá, học thuật, hợp tác quốc tế trở thành “con số 0” khi tất cả mọi hoạt động xuất nhập cảnh dừng lại… Mặc dù khó khăn là thế, nhưng Phòng Hợp tác quốc tế, bắn cá online đã xây dựng các phương án “giữ chặt” các kết nối, các chương trình được chuyển hoàn toàn sang hình thức online (từ các khóa học, đến chương trình hội thảo, giao lưu quốc tế,…) cùng các chiến lược thực hiện trên các bản MOU với đối tác nước ngoài. Các hoạt động kết nối quốc tế "online" trong thời gian dịch bệnh của Nhà trường với các đối tác nước ngoài Năm 2022, dịch bệnh được kiểm soát, các đường bay được mở lại, các chương trình đối ngoại quốc tế của Nhà trường tiếp tục được triển khai với việc tập trung kết nối hướng dẫn sinh viên tham gia các chương trình giao lưu văn hoá tại nước ngoài. Ngày 21/08/2022, Phòng HTQT đã triển khai thành công cho sinh viên Nguyễn Ngọc Thanh Quyên tham gia chương trình ngắn hạn ‘International Community Development Program’ (Tên tiếng Việt: ‘Chương trình phát triển cộng đồng quốc tế’) tại Trường Đại học BINUS, Indonesia. Mục đích giữa 2 bên (bắn cá online & Đại học BINUS, Indonesia) hỗ trợ giao lưu, trao đổi văn hoá giữa sinh viên 2 bên nhà trường và sinh viên quốc tế thuộc khu vực ASEAN; tham gia Workshop về chủ đề Design-Thinking (Tư duy thiết kế), phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc nhóm và phát triển cộng đồng…;tham quan và tham gia trải nghiệm văn hoá truyền thông tại Thành phố Malang, Đông Java, Indonesia. Sinh viên Nguyễn Ngọc Thanh Quyên chia sẻ: “Em rất vui mừng khi hồ sơ của em đã được DNTU và BINUS chấp nhận, và em cũng đã sẵn sàng cho chuyến đi lần này…Với tinh thần năng động, tự tin, nhiều kiến thức chuyên môn của sinh viên DNTU; trọng trách của em sẽ nặng hơn khi không chỉ là tinh thần cá nhân em mà còn tình thần của sinh viên DNTU, sinh viên Việt Nam…em xin trân trọng cảm ơn quý Thầy cô Lãnh đạo nhà trường, quý thầy cô HTQT đã hỗ trợ và tạo điều kiện rất nhiều để em có chuyến đi này.” “Qua đây em cũng xin nhắn gửi đến các bạn sinh viên hãy cố gắng trao dồi khả năng chuyên môn, các kỹ năng và đặt biệt chuẩn bị cho mình PASSPORT để khi nhà trường thông báo có những chương trình giao lưu quốc tế…thì các bạn sinh viên sẵn sàng nộp ngày – cơ hội tham gia sẽ tăng cao.” Bạn Nguyễn Ngọc Thanh Quyên sẽ tham gia từ 20/08 – 28/08 tại Đại học BINUS, Indonesia. DNTU chúc em nhiều niềm vui, nhiều thành công… Một số hình ảnh của bạn trong chuyến đi: PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtQua khoảng thời gian trao đổi với Học Viện Y học Nihon, Nhật Bản (Nihon Institute of Medical Science-NIMS), ngày 05/11/2021, Phòng Hợp tác Quốc tế DNTU đã tổ chức Chương trình trao đổi học thuật trực tuyến với Học Viện Y học Nihon, Nhật Bản về chủ đề “Chia sẻ phương pháp tiếp cận đối với việc học chuyên ngành Điều dưỡng - Sharing approach methodology to the nursing major” Chương trình với mục đích tạo điều kiện giao lưu, chia sẻ các phương pháp tiếp cận việc học chuyên ngành Điều dưỡng giữa sinh viên năm 4 của NIMS, Nhật Bản và sinh viên năm 1 ngành Điều dưỡng DNTU; Tham gia thảo luận các vấn đề liên quan đến chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng và kỳ thi quốc gia đối với ngành Điều dưỡng ở Nhật Bản; Giúp sinh viên phát triển kỹ năng phản biện, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng làm việc nhóm. Tham dự chương trình, về phía bắn cá online , có sự hiện diện của: Cô Phan Võ Quỳnh Như - Phụ trách phòng Hợp tác quốc tế. Cô Triệu Huỳnh Mai Hương - Chuyên viên phòng Hợp tác quốc tế. Cô Nguyễn Hoàng Yến Nhi - Chuyên viên phòng Hợp tác quốc tế. Cô Nguyễn Thị Ngọc Phương – Giảng viên khoa Khoa học sức khỏe và Kế toán tài chính. Cùng các Sinh viên Khoa Khoa học sức khoẻ và Kế toán tài chính Về phí Học viện Y học Nihon, có sự tham dự của: PGS. Keiko Hattori – Trưởng khoa Điều dưỡng. Chikako Mori – Chuyên viên Phòng Nghiên cứu và Đào tạo Quốc tế. Và các bạn Sinh viên thuộc Khoa Điều dưỡng Ms. Kim Anh - phiên dịch viên đã đồng hành cùng với DNTU và NIMS trong những năm gần qua. Ảnh: video giới thiệu ngành Điều dưỡng Sau phần giới thiệu và phát biểu mở đầu chương trình của Đại diện 2 trường là phần giao lưu, chia sẻ giữa các sinh viên. Đầu tiên, Cô Nguyễn Thị Ngọc Phương – Giảng viên khoa Khoa học sức khỏe và Kế toán tài chính đã giới thiệu về các môn học và tiến trình học, thực tập trong 4 năm của sinh viên ngành Điều dưỡng DNTU. Ảnh: video giới thiệu ngành Điều dưỡng Tiếp theo, một video dễ thương đến từ các bạn sinh viên DNTU đã gửi đến buổi trao đổi, trong video các bạn đã gửi nhừng lời chào và hy vọng sẽ được đón các bạn sinh viên Nihon đến tham Việt Nam như đã từng trước đó. Sau phần chia sẻ của DNTU, là phần thuyết trình của các bạn sinh viên NIMS giới thiệu về Khoa/ bản thân. Các bạn đã trình bày phương pháp tiếp cận việc học chuyên ngành Điều dưỡng cũng như giới thiệu Kỳ thi quốc gia ngành Điều dưỡng tại Nhật. Điều này vô cùng thú vị và giúp các bạn sinh viên DNTU biết thêm được nhiều kiến thức về ngành Điều Dưỡng, góp phần để những bạn có ý định phát triển bản thân ở “Đất nước mặt trời mọc” với chuyên ngành đang theo học chuẩn bị thêm hành trang kiến thức và kỹ năng. Sau cùng là phần giao lưu, tương tác trả lời câu hỏi giữa sinh viên 2 trường diễn ra vô cùng sôi nổi, các bạn sinh viên DNTU đã liên tục đặt các câu hỏi và nhận được các câu trả lời đầy đủ thông tin nhưng không kém phần dí dỏm. Các bạn sinh viên Viện Y học Nihon (Nhật Bản) mong muốn sẽ sớm có cơ hội ghé thăm DNTU và Việt Nam. Đáp lời các bạn sinh viên DNTU đã rất hào hứng hứa sẽ dẫn các bạn sinh viên Nihon đi tham quan và thưởng thức các món đặc sản của Biên Hòa (Đồng Nai). Tham gia chương trình, bạn Phi Hùng chia sẻ: "Em nghĩ là bản thân tụi em phải chăm chỉ thật nhiều, đặc biệt là phải học thật giỏi để có đủ khả năng chăm sóc người khác". Chương trình năm nay đã nắm bắt nhu cầu cao về việc du học Nhật Bản của sinh viên Việt Nam, vì thế các bạn sinh viên của NIMS đã nhiệt tình chia sẻ kiến thức về hình thức Kỳ thi Điều dưỡng Quốc gia, cũng như là các bí kíp dành cho ai đang muốn tự nâng cao nghiệp vụ bản thân tại một đất nước hiện đại như Nhật Bản. Bởi do cơ hội quý giá ở ngay trước mặt đó, nhưng không phải ai cũng đủ khả năng nắm bắt được chúng, mà phải tự giác rèn luyện bản thân thật nhiều. Trong những năm qua, Viện Y học Nihon (NIMS, Nhật Bản) đã trở thành những người thân thiết trong đại gia đình bắn cá online (DNTU). Mọi thứ bắt đầu từ việc đặt những viên gạch nền móng tiền đề đầu tiên trong việc gắn kết các chương trình giao lưu, đào tạo chuyên ngành chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng giữa sinh viên DNTU và sinh viên NIMS. Cả hai trường đại học đều bày tỏ sự nỗ lực của hai bên để đi đến bước phát triển trong quan hệ hợp tác như hôm nay. Trong thời gian tới, Phòng Hợp tác Quốc tế sẽ vẫn tiếp tục triển khai những hoạt động quốc tế online và offline dành cho sinh viên DNTU để tạo điều kiện cho các bạn giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tích lũy kỹ năng cho bản thân. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtĐã hơn 1 tháng các bạn có bạn có mặt tại Nhật Bản thực tập, Nhóm sinh viên DNTU ngành thực phẩm được làm việc và thực tập 1 năm như một án bộ nhà máy trực tiếp vào quy trình sản xuất. Các chế độ được hưởng như là trả lương, CTP, hỗ trợ nơi nghỉ…Ngoài ra, mỗi tuần các bạn sinh viên được nghỉ thứ 7, chủ nhật, các bạn có thể dành thời gian tham quan thành phố, những danh lam thắng cảnh, gặp gỡ và trao đổi ngôn ngữ với người bản xứ. Các bạn chia sẻ: “Nhờ có sự chuẩn bị 6 tháng về ngôn ngữ Nhật, sự động viên của gia đình, thầy cô DNTU…đặc biệt là sự quan tâm của quý thầy cô Khoa Sức khoẻ - Thực phẩm DNTU cũng như sự cố gắng của bản thân, chúng em đã thích nghi dần 1 tháng các em đã hoà nhập tốt với công việc, văn hoá và đặc biệt hoà nhập tốt với công việc và nhịp độ sống tại đây”. Chuyến đi mở đầu cho chuỗi thực tập nước ngoài tại Nhật bản của sinh viên DNTU có kết quả bước đầu thành công…Bước tiến quan trọng trong năm học 2023 – 2024, triển khai thêm nhiều chương trình thực tập nước ngoài, đưa hình ảnh sinh viên DNTU “phủ” khắp Châu Á. Một số hình ảnh của các bạn: PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtNgày 4 và ngày 5 vừa qua, được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Quan hệ Doanh nghiệp đã mời các diễn giả tham gia Chương trình tập huấn “ Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc” cho các sinh viên Khoa Quản trị Kinh Doanh, Khoa Ngoại ngữ, Khoa TP - MT-ĐD, Khoa Đ, ĐT- CK & XD tại Phòng họp 03 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.
Xem chi tiếtNgày 11/4/2023, bắn cá online tổ chức tiễn sinh viên sang Nhật Bản theo chương trình của Hiệp hội Jisa (Hiệp hội Hỗ trợ Thực tập sinh Nhật Bản - Japan Intership Support Association). Năm sinh viên: Phùng Thị Hoài Thương, Bạch Ngọc Hùng Anh, Lê Thị Nguyệt Nhi, Ngô Thị Thùy Trang, Nguyễn Trường Giang (Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Y) sẽ sang học tập và làm việc tại Nhật Bản trong thời gian 01 năm. Sinh viên Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Y tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản Theo các thỏa thuận trong ký kết hợp tác, sinh viên DNTU tham gia chương trình của Hiệp hội Jisa sẽ nhận được nhiều hỗ trợ thuận lợi ngay từ ban đầu như hồ sơ thủ tục rất nhanh chóng, được hỗ trợ nơi ăn nghỉ và nơi làm việc. Sinh viên có cơ hội tìm hiểu quy trình sản xuất thực phẩm, công nghệ xử lý vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm định sản phẩm. Trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm..Có thêm hiểu biết về văn hóa ẩm thực, được học tập về các kỹ năng và cách làm, cách bày trí những món ăn Nhật Bản cũng như hiểu biết thêm về quy trình chế biến thực phẩm của Nhật Bản. Đặc biệt sinh viên DNTU còn được Hiệp Hội JISA cam kết nâng cao năng lực chuyên môn,hỗ trợ học tiếng Nhật với hình thức “1 kèm 1” trong thời gian thực tập tại Nhật. Ông TSUKAGOSHI KAZUYOSHI - Giám đốc điều hành hiệp hội Jisa chào mừng các thực tập sinh đến từ DNTU Tham gia Chương trình, ngoài việc được trải nghiệm, thực hành những kiến thức đã được học, sinh viên DNTU còn được tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp, rèn luyện về kỹ năng, tác phòng làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, đồng thời được doanh nghiệp trả lương trong quá trình thực tập tại Nhật. Sau khi hết thời gian thực tập về nước, các sinh viên có thể chọn hình thức làm việc tại các công ty Nhật Bản tại Việt Nam hoặc tiếp tục tham gia các chương trình tuyển dụng và làm việc tại Nhật. Đây có thể coi là bước tiến vững chắc của nhà trường trong việc phối hợp với doanh nghiệp thực hiện mục tiêu chiến lược đào tạo kiến thức lý thuyết gắn liền với kiến thức thực tiễn, giúp các em đáp ứng được yêu cầu của cơ sở sản xuất và xã hội ngay sau khi ra trường. Nhà trường cố gắng tạo môi trường thuận lợi nhất giúp các em rèn kỹ năng nâng cao nhận thức, ý thức và tác phong công nghiệp, hoàn thiện bản thân, phục vụ sự phát triển bền vững. Hiện tại, nhà trường đã và đang tiếp tục đẩy mạnh chất lượng đào tạo, kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp trong và ngoài nước, tăng cường ký kết hợp tác các chương trình trao đổi học tập, thực tập nhẵm hỗ trợ sinh viên DNTU có cơ hội trải nghiệm các chương trình học tập quốc tế. Giúp sinh viên nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ sau khi ra trường, cũng như có cơ hội làm việc trong môi trường đa quốc gia. PHÒNG TRUYỀN THÔNG-HỢP TÁC QUỐC TẾ
Xem chi tiếtVừa qua, ngày 18/06/2022, bắn cá online đã tổ chức Lễ bảo vệ Luận văn Tốt nghiệp Chương trình Thạc sĩ Ngành Quản lý Kinh tế Khóa 5. Trong điều kiện hiện nay, để thích ứng linh hoạt, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh đa dạng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chất lượng cao, bắn cá online luôn triển khai các kế hoạch đào tạo phù hợp, lấy người học làm trung tâm, kết hợp giảng dạy, nghiên cứu, hướng dẫn và tổ chức đánh giá các bậc học bằng cả hình thức trực tuyến gắn với nền tảng chuyển đổi số hiện đại. Theo đó, mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong hơn 02 năm qua, các khóa đào tạo của Nhà trường đều hoàn thành đúng hạn, đảm bảo chất lượng. Đến nay, sau hơn 5 năm đào tạo sau đại học, bắn cá online đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn tỉnh Đồng Nai và các cùng lân cận. Khẳng định chất lượng đào tạo, vị thế của bắn cá online trong đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế số, xã hội số… Hình ảnh kết thúc lễ bảo vệ luận văn Anh Hà Huy Tiến - học viên cao học ngành Quản lý kinh tế Khóa 5, vừa hoàn thành bảo vệ luận văn thạc sĩ đã chia sẻ với chúng tôi rằng: Sau khoảng thời gian nỗ lực phấn đấu, cùng với sự động viên của gia đình, người thân và sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô bắn cá online , thì hôm nay tối đã gặt hái được nhiều thành công,... cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ và ủng hộ tôi thời gian qua…”. Anh cũng nói thêm trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, bản thân đã có thêm nhiều những người bạn mới, những mối quan hệ mới, được trao đổi chia sẻ nhiểu hơn về bản thân, công việc hiện tại của mình; nhận được nhiều những góp ý chân thành từ bạn bè và thầy cô giúp bản thân nhìn nhận thêm được nhiều khía cạnh của cuộc sống. TS. Lê Quốc Thành – Giảng viên tham gia giảng dạy Lớp thạc sĩ Quản lý kinh tế Khóa 5 cũng bày tỏ: Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. Thầy cũng rất bất ngờ về những thay đổi, tốc độ phát triển của Nhà trường và hy vọng “ngày càng có thêm nhiều đại học khang trang, bài bản như thế này”. Ảnh chụp: TS. Lê Quốc Thành bắn cá online luôn mong mỏi và tin tưởng rằng với những kiến thức đã thu được trong quá trình học, các học viên có thể áp dụng các kết quả học tập, nghiên cứu vào thực tiễn để phục vụ tốt hơn cho công tác của chính mình, cũng như đóng góp vào sự nghiệp phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi học viên đang công tác và sự phát triển khoa học, công nghệ của địa phương và đất nước. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtNằm trong kế hoạch chương trình liên kết đưa sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp. Ngày 28 tháng 3 vừa qua, ThS. Bùi Quang Xuân Phó hiệu trưởng nhà trường, thầy Vũ Vi Minh Quân nhân viên phòng QHDN, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã có buổi làm việc với Ban Giám đốc công ty Vedan.
Xem chi tiếtChiều ngày 20/9/2017 , TS. Lưu Hồng Quân, Trưởng khoa Điện - Điện tử - Cơ khí và xây dựng, bắn cá online đã làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Jica và Công ty TNHH Kiyo Construction Machinery Nhật Bản. Trong chương trình làm việc, TS. Lưu Hồng Quân đã giới thiệu tổng quan quy mô và các chương trình đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực, trao đổi sinh viên của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã và đang thực hiện. Tổ chức Jica Nhật Bản và Cty TNHH Kiyo Construction Machinery Nhật Bản làm việc tại DNTU Trong đó đặc biệt nhấn mạnh về chương trình đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp. Nhà trường mong muốn trong thời gian tới có sự hợp tác, gắn bó mật thiết, cùng phát triển với JICA và và Công ty TNHH Kiyo Construction Machinery Nhật Bản. Lãnh đạo Khoa Điện, Điện tử, CK-XD trao đổi tại buổi làm việc Tổ chức Jica Nhật Bản và Cty TNHH Kiyo Construction Machinery Nhật Bản trao đổi tại buổi làm việc Đại diện phía Nhật Bản cho biết, sẽ xem xét tài trợ máy móc kỹ thuật hàn phục vụ đào tạo sau khi có buổi làm việc với Trường, đồng thời tiến hành hợp tác bồi dưỡng đào tạo cho giảng viên, sinh viên. trong thời gian tới bắn cá online sẽ tiếp tục làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Jica và Công ty TNHH Kiyo Construction Machinery Nhật Bản để đi đến những kết quả hợp tác cụ thể. Tuyết Lan – Truyền thông
Xem chi tiết