Nền tảng Bắn cá trực tuyến uy tín

Danh mục mã trường THPT, khu vực tuyển sinh giúp thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT

22:28 28/02/2021 - lượt xem: 7510

Nhằm giúp các bạn học sinh điền nhanh và chính xác các thông tin mã tỉnh, mã trường, khu vực ưu tiên khi làm hồ sơ xét tuyển Đại học, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai gửi đến các bạn thí sinh bảng tổng hợp tra cứu mã tỉnh, mã trường, khu vực ưu tiên...

Vui lòng xem tại đây

 
  •  
Vòng loại giải bóng đá sinh viên toàn quốc 2017 - khu vực 8 Trường Đại học công nghệ Đồng Nai thắng trận đầu tiên

Chiều 27-9, đội bóng Trường đại học công nghệ Đồng Nai đã có trận thắng đầu tiên khi vượt qua Trường đại học thủy lợi 2 với tỷ số 3-0 ở lượt trận thứ hai tại vòng loại giải bóng đá sinh viên toàn quốc 2017 - khu vực 8 diễn ra tại Trường đại học TDTT TP.Hồ Chí Minh. Trận đấu còn lại trong bảng, Trường đại học công nghiệp thắng Trường đại học tài chính marketing 2-0. Với kết quả này, Trường đại học công nghệ Đồng Nai tạm dẫn đầu bảng B. Đội xếp sau là Trường đại học tài chính marketing với 3 điểm sau trận thắng Trường đại học thủy lợi 2 với tỷ số 2-1 ở trận ra quân. Trong khi đó, một đội bóng đến từ Đồng Nai khác là Trường đại học Đồng Nai nằm ở bảng D sẽ ra quân hôm nay (28-9) gặp đội Trường đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh - đội đã thua Trường đại học giao thông - vận tải ở trận ra quân. Vòng loại giải bóng đá sinh viên toàn quốc 2017 - khu vực 8 diễn ra từ ngày 25-9 đến 6-10, có 15 đội bóng đến từ các trường đại học tham dự, được chia thành 4 bảng.       Nguồn: //www.baodongnai.com.vn/thethao/201709/vong-loai-giai-bong-da-sinh-vien-toan-quoc-2017-khu-vuc-8-truong-dai-hoc-cong-nghe-dong-nai-thang-tran-dau-tien-2847437/ Huy Anh (Baodongnai.com.vn)

Xem chi tiết
1.000 sinh viên Đại học Công nghệ Đồng Nai dự hội thao

(ĐN)- Ngày 15-10, 1000 vận động viên là cán bộ, công nhân viên và sinh viên của Trường đại học công nghệ Đồng Nai đã tham dự hội thao lần thứ 2 do trường tổ chức. Các vận động viên rước đuốc khai mạc hội thao Hội thao diễn ra nhiều nội dung biểu diễn, giao lưu, thi đấu, trong đó có màn đồng diễn erobic với 300 sinh viên tham gia; thi nhảy thể dục nhịp điệu, các môn bóng đá, bóng chuyền, kéo co, nhảy bao bố, việt dã… ...rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh Ngoài ra, tại hội thao còn có nội dung thi văn hóa văn nghệ hướng tới kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 và đi bộ đồng hành bảo vệ môi trường trên một số tuyến đường của phường Trảng Dài.  Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Đồng Nai châm đuốc khai mạc hội thao Vận động viên các khoa thi nhảy erobic Phát biểu khai mạc hội thao, tiến sĩ Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học công nghệ Đồng Nai, cho biết, để phong trào tập luyện thể dục thể thao theo gương Bác Hồ phát triển rộng khắp, năm học này nhà trường đã thành lập các câu lạc bộ thể thao, như nhảy erobic, bóng đá, bóng rổ…, tạo động lực cho cán bộ công nhân viên và sinh viên rèn luyện sức khỏe. Nguồn: //www.baodongnai.com.vn/tintuc/201710/1000-sinh-vien-dai-hoc-cong-nghe-dong-nai-du-hoi-thao-2852910/ Tin, ảnh: Công Nghĩa (baodongnai.com.vn)  

Xem chi tiết
Sớm xây dựng các chính sách hỗ trợ tốt hơn, đúng mức hơn cho các trường ĐH ngoài công lập

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị GD&TĐ - Ngày 14/4, tại Trường Đại học Công nghệ TPHCM diễn ra Hội nghị các trường đại học ngoài công lập với sự tham dự của 60 trường. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội nghị và giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của các trường. Đại học ngoài công lập - mắt xích không thể thiếu trong hệ thống Đó là nhận định của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục khi nói về vai trò của hệ thống các trường đại học ngoài công lập (ĐH NCL) trong sự phát triển của hệ thống GD ĐH nước nhà. Sự quan trọng ấy không chỉ được thể hiện ở con số 1.000 tỉ đồng tiền thuế mà các trường ĐH NCL đã đóng góp cho nhà nước, mà còn ở con số các trường và tỉ lệ sinh viên đang theo học, cũng như nguồn nhân lực được cung cấp cho xã hội hàng năm. Và để có cái nhìn tổng thể, khách quan, làm cơ sở cho những bàn luận, đề xuất, kiến nghị… qua đó, đưa ra các giải pháp tháo gỡ một cách triệt để nhằm giúp hệ thống các trường ĐH NCL phát triển ổn định, bền vững, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo một nhóm chuyên gia, tiến hành nghiên cứu một cách chi tiết, tổng thể thực trạng hoạt động của các trường. Đại diện Trường Đại học Văn Lang nêu ý kiến tại hội nghị Tại Hội nghị, PGS.TS Phạm Thị Huyền - Đại diện cho nhóm nghiên cứu cho biết: Qua thống kê và nghiên cứu cho thấy, năm 1987, hệ thống GDĐH chưa có trường ĐH NCL, năm 1994 có 5 trường và đến cuối năm 2016 đã có 60 trường, chiếm tỷ lệ 25,5% số trường đại học với quy mô đào tạo trình độ đại học là 232.367 sinh viên, chiếm tỷ lệ 13,16% sinh viên đại học trong cả nước. Mặc dù có sự phát triển nhanh chóng về số lượng trường, nhưng quy mô đào tạo còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu, kỳ vọng của Chính phủ là đến cuối năm 2020 có khoảng 40% sinh viên học tập trong các trường ĐH NCL. Theo PGS.TS Phạm Thị Huyền, có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả nói trên như khung khổ pháp lý và chính sách của Nhà nước; kinh nghiệm quản trị, quản lý đại học chưa nhiều; môi trường hoạt động và nội lực của các trường ĐH NCL; tâm lý của xã hội đặc biệt là người học đối với các trường ĐH NCL... Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của hệ thống các trường ĐH NCL trong hệ thống trong hơn 20 năm qua. Đóng góp của các trường ĐH NCL cho hệ thống GDĐH là không nhỏ, nhưng theo TS Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, hình ảnh của các trường NCL vẫn chưa thật tốt trong mắt mọi người. Ngoài ánh mắt “thiếu thiện cảm” từ các cơ quan truyền thông, tâm lý của phụ huynh thì chính “người trong nhà” cũng chưa có cái nhìn đúng đắn với các trường. Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ cho các trường của Chính phủ, Bộ GD&ĐT vẫn còn mờ nhạt. Vì vậy TS Phan Ngọc Sơn cho rằng, điều gì có thể sửa, làm ngay trong việc hỗ trợ cho các trường, đề nghị Chính phủ và Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu triển khai kịp thời. Nhất là việc Bộ GD&ĐT cần cân nhắc, nghiên cứu để kiến nghị với Bộ Tài chính cho phép Bộ GD&ĐT được “hồi vốn” 1.000 tỉ đồng tiền thuế để tái đầu tư cho các trường NCL. Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã thẳng thắn nhìn nhận, chỉ ra những tồn tại hạn chế của hệ thống như: Chất lượng đào tạo các trường chưa đồng bộ, sự đầu tư cơ sở vật chất nhiều nơi chưa thật tốt, công tác kiểm định chất lượng vẫn sơ sài…. Tuy nhiên, theo ông Lê Hồng Minh - Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, những bất cập, yếu kém tồn tại nêu trên đã “mờ nhạt” đi so với thời gian đầu rất nhiều trước những đóng góp to lớn của các trường cho hệ thống GDĐH. Sự yếu kém và một số bất cập còn tồn tại xuất phát từ sự thiếu quan tâm Nhà nước. Sự bất cập, bất bình đẳng giữa trường công và trường tư vẫn còn rất nhiều. Từ thực tế đang tồn tại, ông Lê Hồng Minh kiến nghị: "Nhà nước chỉ nên bao cấp cho những trường ĐH công đóng góp và làm công tác đào tạo nhân lực ở những vùng đặc biệt khó khăn. Còn những trường ở thành thị, các trường có điều kiện thì nên ngừng, không bao cấp nữa để giảm bớt ngân sách bao cấp, đầu tư cho các trường ĐH NCL”. Toàn cảnh hội nghị Không có sự phân biệt trường công - trường tư Đây là khẳng định của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi trả lời các kiến nghị của các đại biểu. Theo Bộ trưởng, mọi vấn đề của hệ thống GDĐH đã và sẽ đi theo hướng mở, tự chủ tối đa. Công tác NCKH, đăng ký đề tài, chính sách học bổng cho sinh viên, hỗ trợ bồi dưỡng giảng viên, hay vốn vay ưu đãi, hỗ trợ quỹ đất… đều được thực hiện dân chủ, công bằng trong toàn hệ thống, bất cứ trường nào cũng đều bình đẳng. Thực tế, nếu đối sánh với hội nghị của các trường ĐH NCL diễn ra vào năm 2008, báo cáo nghiên cứu tại Hội nghị lần này đã cho thấy những điểm sáng rất lớn của hệ thống giáo dục ĐH NCL. Ngoài số lượng trường sở hữu cơ sở vật chất của chính mình tăng lên ( 24/60 trường), nhiều trường còn có số lượng GV cơ hữu cao gấp nhiều lần các trường ĐH công lập. Điển hình như Trường Đại học Nguyễn Tất Thành có đến 1.211 GV cơ hữu trên tổng số 1.534 GV. Trường HUTECH có 925 GV cơ hữu/ 1.311 GV, Trường ĐH Duy Tân có 731 GV cơ hữu/956 GV. Đặc biệt, công tác đầu tư cho NCKH cũng đã được các trường chú trọng rất nhiều. Nhiều trường có hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ nổi bật, với chỉ số ứng dụng cao như: ĐH Duy Tân (đề tài cấp Nhà nước 20 đề tài), ĐH Nguyễn Tất Thành (có 17 đề tài cấp Nhà nước), HUTECH (4 đề tài cấp Nhà nước), FPT (3 đề tài cấp Nhà nước) và Hoa Sen (2 đề tài cấp Nhà nước)… Sinh viên Trường HUTECH Đánh giá về những chuyển biến mạnh mẽ của hệ thống các trường ĐH NCL, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ghi nhận sự cố gắng vượt khó của các trường, Bộ trưởng cho rằng ngoài việc tháo gỡ các chính sách, cơ chế đang bất cập, kìm hãm sự phát triển của các trường ĐH NCL, thì nhiệm vụ tối quan trọng của Bộ GD&ĐT là sớm xây dựng được các chính sách hỗ trợ tốt hơn, đúng mức hơn cho các trường ĐH NCL. Bộ trưởng cũng mong muốn các trường tiếp tục gửi các ý kiến, kiến nghị (thẳng thắn, trực diện) về Bộ GD&ĐT để từ đó Bộ GD&ĐT sẽ có những chính sách phù hợp, giúp các trường phát triển tốt hơn, thực hiện thành công chủ trương xã hội giáo dục đại học của Chính phủ. //giaoducthoidai.vn/giao-duc/som-xay-dung-cac-chinh-sach-ho-tro-tot-hon-dung-muc-hon-cho-cac-truong-dh-ngoai-cong-lap-3165548-v.html       Nguồn: //giaoducthoidai.vn

Xem chi tiết
Đại học công nghệ Đồng Nai bứt phá ngoạn mục vào vòng chung kết cuộc thi "Lái xe sinh thái - Tiết kiệm nhiên liệu"

Sáng 16/4/2017 tại Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi "Lái xe sinh thái - Tiết kiệm nhiên liệu Honda 2017" với số lượng kỷ lục 184 đội tham gia, lớn nhất từ trước tới nay. Được khởi nguồn từ Honda Nhật Bản vào năm 1981, tính đến nay, cuộc thi “Lái xe sinh thái Tiết kiệm nhiên liệu Honda” (Honda EMC) đã trải qua quãng đường 36 năm. Cuộc thi là một sân chơi cạnh tranh lành mạnh với mục đích nâng cao niềm vui sáng tạo trong làm việc nhóm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.   Tại Việt Nam, cuộc thi bắt đầu khởi động lần đầu tiên vào năm 2010 bởi Công ty Honda Việt Nam, năm nay là năm thứ 8 liên tiếp cuộc thi được tổ chức và nhận được sự tham gia nhiệt tình của rất nhiều người, đặc biệt là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Tại Việt Nam, các đội tham gia đã chế tạo xe sử dụng động cơ Honda 110cc với mục tiêu tối đa khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Là một trường học còn khá mới mẻ trong đội đua xe tự chế, xe thị trường với nguyên liệu sạch, bắn cá online đã ghi dấu ấn khi ngoạn mục bước vào vòng chung kết cùng với những đội mạnh khác trên khắp cả nước. Với vòng thi của mình, 2 đội đến từ trường Đại học công nghệ Đồng Nai sẽ chạy 8 vòng thi, quãng đường cho mỗi vòng là 9,5km với tốc độ 25km/h và thời gian trung bình 22’24s.  Chia sẻ trước giờ thi trong vòng chung kết thầy giáo Đỗ Sĩ Hải - giảng viên trường Đại học công nghệ Đồng Nai cho hay: cuộc thi "Lái xe sinh thái - Tiết kiệm nhiên liệu" trường Đại học công nghệ Đồng Nai đã được BTC đánh giá cao về xe tự chế nhưng hoàn toàn tuân thủ quy định của cuộc thi. Trên tinh thần đồng hành và tiếp lửa cùng 2 đội thi tại hành trình chinh phục đường đua sắp tới, Đại học Công nghệ Đồng Nai tự tin với 2 sản phẩm  tư duy sáng tạo kỹ thuật, công nghệ ứng dụng mang thương hiệu sinh viên DNTU và đang được kỳ vọng cao tại vòng chung kết này. Được biết, Đội vô địch hạng mục Xe tự chế sẽ có cơ hội tham dự cuộc thi EMC 2016 tại Nhật Bản vào tháng 9/2017 tới. Với ý nghĩa lập thành tích hướng tới chào mừng kỷ niệm 10 năm xây dựng và phát triển trường, hiện cả 2 đội thi đều háo hức trước giờ chung kết cuộc thi xe mô hình cùng với các trường bạn, đưa vinh quang về cho DNTU. //phapluatgiadinh.com.vn/dai-hoc-cong-nghe-dong-nai-but-pha-ngoan-muc-vao-vong-chung-ket-cuoc-thi-lai-xe-sinh-thai-tiet-kiem-nhien-lieu-a-10931.html     Nguồn: //phapluatgiadinh.com.vn

Xem chi tiết
Hướng dẫn ghi hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2017

Bộ GD&ĐT vừa có Công văn gửi tới các sở GD&ĐT; các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng về nội dung hướng dẫn thực hiện Quy chế thi THPT và xét công nhận tốt nghiệp năm 2017.  Để giúp thí sinh chuẩn bị bộ hồ sơ Đăng ký dự thi (ĐKDT) THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển đại học năm 2017 một cách tốt nhất, Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) cung cấp Hướng dẫn ghi thông tin trên hồ sơ như sau: 1. Hồ sơ ĐKDT THPT quốc gia năm 2017 gồm: Bì đựng phiếu ĐKDT có dán ảnh, Phiếu số 1, Phiếu số 2, Hướng dẫn ghi phiếu ĐKDT THPT quốc gia và xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng. Bản sao 2 mặt Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân trên 1 mặt của tờ giấy A4 2 ảnh 4x6 kiểu chân dung, chụp trong vòng 6 tháng. Mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh. 2 ảnh này đựng trong phong bì nhỏ. Ngoài ra, phải dán thêm 1 ảnh vào vị trí đã xác định ở mặt trước bì đựng phiếu ĐKDT. Trước khi ghi hồ sơ, thí sinh cần xác định rõ mục đích của việc tham dự kỳ thi THPT quốc gia; tra cứu thông tin về mã Sở Giáo dục, mã tỉnh/huyện, mã xã/phường, mã trường THPT, đối tượng ưu tiên tuyển sinh, khu vực tuyển sinh. Các thông tin này có thể tra cứu ngay tại website DNTU: HTTP://nasiadka.com. 2. Cách ghi phiếu ĐKDT THPT quốc gia như sau: Phần A. Thông tin cá nhân: Phần A gồm các thông tin: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, dân tộc, số Chứng minh nhân dân hoặc số thẻ Căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, nơi học THPT hoặc tương đương, điện thoại, địa chỉ liên hệ. Thí sinh điền đầy đủ thông tin bằng chữ in hoa có dấu, bằng số hoặc bằng chữ viết thường theo yêu cầu cụ thể của từng mục. Thông tin điền cần rõ ràng, dễ đọc, không tẩy xóa. Đặc biệt, ở mục Nơi học THPT hoặc tương đương, thí sinh cần ghi rõ tên lớp 12 đang học; thí sinh tự do ghi “TDO”. Ở mục Hộ khẩu thường trú, thí sinh được hưởng ưu tiên xét tốt nghiệp hoặc xét tuyển Đại học, Cao đẳng theo hộ khẩu thường trú tại các xã/phường đặc biệt khó khăn cần khai chính xác mã xã, phường. Phần B. Thông tin ĐKDT Trước khi điền phần B, thí sinh cần xác định rõ mục đích của việc tham dự kỳ thi và đăng ký bài thi (đối với học sinh hoặc thí sinh chưa tốt nghiệp THPT) hoặc môn thi thành phần (đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT). Phần B gồm các thông tin: mục đích ĐKDT, cụm thi, nơi ĐKDT, bài thi ĐKDT. Thí sinh điền thông tin bằng cách đánh dấu X vào ô bên cạnh thông tin tương ứng.    Phần C. Thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT Phần C gồm các thông tin đăng ký miễn thi ngoại ngữ, đăng ký môn xin bảo lưu. Học sinh THPT hoặc thí sinh chưa tốt nghiệp THPT điền thông tin vào các mục này. Nếu không có yêu cầu miễn thi ngoại ngữ hoặc không có môn xin bảo lưu thì bỏ trống. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT thì bỏ qua phần này. Phần D. Thông tin xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng Trước khi điền phần này, thí sinh cần tra cứu mã trường Đại học muốn xét tuyển. Mã trường viết bằng ba chữ cái in hoa. Ví dụ, mã bắn cá online (DNTU) là DCD.  Phần D gồm các thông tin: đối tượng ưu tiên tuyển sinh, khu vực tuyển sinh, năm tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và thông tin đối với thí sinh dự thi để xét liên thông lên Đại học, Cao đẳng. Thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên nào thì khoanh tròn vào số tương ứng, sau đó ghi ký hiệu vào 2 ô bên cạnh. Thí sinh không thuộc đối tượng ưu tiên thì để trống. Thí sinh thuộc khu vực tuyển sinh nào thì khoanh tròn vào số tương ứng, sau đó ghi ký hiệu vào 2 ô bên cạnh. Thí sinh tốt nghiệp THPT năm nào thì ghi đủ 4 chữ số của năm đó vào 4 ô bên cạnh. Nếu thí sinh dự thi để xét liên thông lên Đại học, Cao đẳng thì ghi thông tin bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng, nếu không thì bỏ trống phần này.   3. Bản khai mẫu Cuối cùng, để hoàn tất hồ sơ, thí sinh cần ghi rõ ngày tháng năm làm hồ sơ, ký tên, dán ảnh 4x5 có xác nhận của trường (nếu đang là học sinh, sinh viên) hoặc xác nhận của Công an xã/phường (đối với thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương). Khi thí sinh nộp hồ sơ, nơi thu hồ sơ giữ lại bì đựng phiếu Đăng ký dự thị, Phiếu số 1, bản sao CMND hoặc Thẻ căn cước công dân và 2 ảnh, trả lại phiếu số 2 cho thí sinh sau khi đã ký và đóng dấu xác nhận. Thí sinh lưu giữ phiếu số 2 này để nhận Giấy báo thi, Giấy chứng nhận kết quả thi. Chúc các bạn có một kỳ thi thành công!     File đính kèm: Phiếu DK THPT Quốc Gia (Phiếu số 2) Phiếu DK THPT Quốc Gia (Phiếu số 1) Phiếu DK THPT Quốc Gia

Xem chi tiết
Nhiều trường sử dụng kết quả thi THPT để tuyển sinh trong năm 2017

Bắt đầu từ ngày 1.4, hơn 1 triệu học sinh lớp 12 của cả nước bắt đầu tiến hành đăng ký dự thi THPT 2017. Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về phương án tuyển sinh của trường, PGS.TS Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ Đồng Nai cho biết hiện nay nhà trường đang mở những buổi tư vấn tuyển sinh vào chủ nhật hàng tuần ngay tại cổng trường. Đồng thời cũng có mời các em học sinh tại các trường THPT trên địa bàn tham quan mô hình lớp học, khoa của trường. Tại ngày hội, học sinh sẽ gặp gỡ trực tiếp các chuyên gia tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp của Bộ GD-ĐT hay của chính các thầy cô giáo, sinh viên của nhà trường hướng dẫn. Chính những trải nghiệm của tư vấn viên ở môi trường ĐH sẽ trở thành những chia sẻ chân thực nhất, giúp các em học sinh có một cái nhìn đa chiều về môi trường ĐH muôn màu cũng như giúp các em có sự lựa chọn đúng đắn trên con đường ĐH. Ngoài ra, nhà trường cũng bố trí các khu vực tư vấn chuyên sâu cho thí sinh như: khu vực tư vấn các ngành thuộc khoa học xã hội, kinh tế, ngân hàng, luật… khu vực tư vấn về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, điện, điện tử, giao thông vận tải và khu vực tư vấn tâm lý, sức khỏe mùa thi. GS Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp khẳng định, với quy chế mới của năm 2017, thí sinh có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đối với các học sinh có học lực trung bình nên chú ý đọc và hiểu các ý chính để có thể đưa ra những câu trả lời chính xác chứ không nên khoanh bừa.  Khảo sát về phương án tuyển sinh đại học năm 2017 của các trường đã công bố trên website cho thấy phương án tuyển sinh về cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2016, không có trường nào tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển. Ngay cả ĐH Quốc gia Hà Nội cũng quyết định dừng tuyển sinh riêng và trở lại tuyển sinh theo kết quả thi THPT quốc gia.  Hiện theo khảo sát sơ bộ ở nhiều trường THPT tại Hà Nội, số học sinh có hướng chọn bài thi Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) để dự kỳ thi THPT quốc gia vẫn chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên, so với các năm trước, số học sinh chọn bài thi tổ hợp có các môn Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) đã nhiều hơn trước. Thầy Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho biết, trong đợt khảo sát, thăm dò học sinh lần thứ nhất, toàn trường có tới 80% đăng ký bài thi tổ hợp khoa học xã hội. Theo lý giải của thầy Lâm: “Học sinh trường tôi học ban D nhiều, nên các em đăng ký bài thi tổ hợp khoa học xã hội, vì phù hợp với năng lực cũng như có lợi thế hơn cho việc đăng ký các tổ hợp xét tuyển. Tuy nhiên, thầy Lâm cũng cho biết cuối tháng 3 này trường mới tiến hành khảo sát chính thức để xếp lớp ôn tập. Kết quả có thể sẽ thay đổi so với lần đầu”. Trong khi đó, thầy Nguyễn Phong Điều - Trưởng phòng đào tạo ĐH Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết khi sử dụng kết quả xét tuyển, môn thi chính sẽ được nhân hệ số 2. Năm 2017, để đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thí sinh phải đủ điều kiện tham gia tuyển sinh theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành của Bộ GD- ĐT, đồng thời có học lực trong 3 năm THPT và điểm thi của tổ hợp môn xét tuyển trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 đạt yêu cầu của trường. Thầy Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: "Trong năm 2017 trường không tổ chức riêng kỳ thi đánh giá năng lực để phục vụ tuyển sinh đại học nữa vì chúng tôi thấy rằng kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức cho toàn quốc thì cũng có thể dùng kết quả đó làm căn cứ để xét tuyển vào chương trình của chúng tôi được. Vì hai phương thức tuyển sinh, phương thức thi của Đại học Quốc gia và phương thức thi 2017 do Bộ tổ chức đang tiến dần đến có rất nhiều điểm tương đồng”. Nhóm trường top trên, những ngành nghề hấp dẫn chỉ tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia, còn các trường top giữa, top dưới, trường ngoài công lập, trường địa phương thì xét tuyển kết hợp cả 2 hình thức. Phương án tuyển sinh năm nay của các trường vẫn sử dụng hai phương thức xét tuyển chính là vừa dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, vừa xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT của thí sinh. Nhắc nhở các thí sinh về điểm đổi mới của kỳ thi năm nay chính là kỳ thi trắc nghiệm, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định năm 2017 thí sinh chớ dại mà khoanh bừa các đáp án trắc nghiệm. Bởi vì năm nay khi ra đề thi, Bộ đã tính đến phương án thay đổi tỉ lệ điểm số, tức là không giữ nguyên tỉ lệ 25% trong mỗi đáp án bài thi nữa mà thay vào đó là các câu trả lời chung, nếu các em lựa chọn xuyên suốt một đáp án sẽ không vi phạm quy chế nhưng để đạt tới 25% số điểm thì không thể xảy ra. "Các đề thi trắc nghiệm khách quan được xây dựng theo một quy trình khoa học, dựa trên ma trận đề thi xác định, qua những bước rất cụ thể. Để có thể sử dụng kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, đề thi có những phần cơ bản để những thí sinh trung bình có thể làm được và những phần nâng cao để phân loại thí sinh phục vụ cho công tác tuyển sinh ĐH, CĐ. Vì thế khi làm bài thi, thí sinh nên chọn những câu dễ, những câu vừa sức làm trước, những câu khó làm sau. Cũng như các năm trước, dù thi theo hình thức tự luận hay trắc nghiệm, đề thi cũng không yêu cầu thí sinh phải học thuộc lòng, trả lời một cách máy móc, không đánh đố thí sinh" - thứ trưởng trao đổi. Trong thời gian tới, các trường ĐH sẽ tiếp tục công bố phương án xét tuyển sinh năm 2017 trên website của từng trường để thí sinh biết và chọn ngành, chọn trường phù hợp. Tuy nhiên, các em học sinh nên chú ý kiến thức sẽ được dàn trải hầu hết trong chương trình. Các học sinh nên nắm toàn bộ kiến thức, tránh tình trạng học tủ, học lệch, kiến thức chủ yếu vẫn ở trong SGK trong các khái niệm. Ngoài ra nên đọc nhiều thông tin trên sách báo để hỗ trợ kiến thức pháp luật còn thiếu. //motthegioi.vn/giao-duc-c-69/nhieu-truong-su-dung-ket-qua-thi-thpt-de-tuyen-sinh-trong-nam-2017-56388.html           Nguồn: //motthegioi.vn

Xem chi tiết
Hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2021

Nhằm cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc của thí sinh, phụ huynh và các tổ chức, cá nhân liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2021 như sau:

Xem chi tiết
Đề xuất thi hai đợt tốt nghiệp THPT xong mới tuyển sinh đại học

Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đề xuất phương án xét tuyển sinh đại học bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT trong một lần, dù thi hai đợt. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 phải chia làm hai đợt do ảnh hưởng của Covid-19. Thí sinh diện F1, F2 sẽ dự thi đợt 2 chứ không thể dự thi đợt 1 vào ngày 7-8/7. Điều này kéo theo việc tuyển sinh đại học bị ảnh hưởng. Như năm ngoái, các trường đại học phải tính toán sau khi xét tuyển thí sinh thi đợt 1 phải dành bao nhiêu chỉ tiêu cho các em thi đợt 2. Để giải quyết vấn đề này, Vụ Giáo dục đại học đề xuất với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2021 bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT trong một lần, sau hai đợt thi tốt nghiệp THPT. Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, cho hay đề xuất này sẽ đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, đặc biệt những em diện F1, F2 hoặc đang bị cách ly, phong tỏa. Với phương án này, các trường không cần tính toán để dành chỉ tiêu xét tuyển đợt 2. Bà Thủy thông tin thêm trong vài ngày tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản hướng dẫn gửi các cơ sở giáo dục đại học. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn khiến hai đợt thi tốt nghiệp THPT cách nhau quá xa, Bộ sẽ có các chỉ đạo tiếp theo. "Mọi phương án sẽ được Bộ cân nhắc, mục tiêu cuối cùng là đảm bảo quyền lợi của thí sinh, an toàn phòng, chống dịch bệnh, nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng tuyển sinh", bà Thủy nhấn mạnh.   Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm nay là 1.015.000, nhiều hơn năm trước khoảng 100.000. Trong đó, số vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học gần 759.000. Chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm khoảng 55% và xét tuyển bằng hình thức khác chiếm 45%. Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản đề nghị các trường chủ động chuẩn bị phương án điều chỉnh kế hoạch dạy và học để ứng phó kịp thời khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Các trường lên phương án dự phòng cho công tác tuyển sinh năm 2021. Theo vnexpess.vn

Xem chi tiết
Các mốc thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học từ ngày 27/4; làm các bài thi trong ngày 7-8/7 và biết điểm vào ngày 30/7. Nguồn: VNExpress. Tạ Lư - Dương Tâm

Xem chi tiết