1. Giảng viên phải luôn luôn có mặt và tạo sự liên kết với các sinh viên. Học trực tuyến sẽ làm giảm sự tương tác trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên, vì vậy các giảng viên cần nỗ lực nhiều hơn trong việc giữ mối liên kết với sinh viên. đây là một mắc xích rất quan trọng vì khi sinh viên nhận thấy được sự nhiệt tình và luôn quan tâm của giảng viên sẽ là một động lực giúp sinh viên tham gia hào hứng trong các kỳ học. Hãy thực hiện các bước:
- Hằng tuần gửi bảng tóm tắt về những kiến thức mà sinh viên đã được học trong bài giảng trước, và bảng thông báo về kiến thức của buổi học sắp tới đến sinh viên qua email hoặc trên website học trực tuyến. Giúp sinh viên hệ thống được bài học của mình.
- Giảng viên luôn luôn giải đáp các thắc mắc của sinh viên và luôn kiểm tra email hoặc các phương tiện liên lạc khác. Không để sinh viên chờ lâu vì điều này sẽ làm sinh viên không hiểu bài. Nếu như sinh viên có nhu cầu nói chuyện trực tiếp qua điện thoại hoặc các phần mềm hội thoại, hãy luôn tiếp nhận những cuộc gọi đó. Các giảng viên thông báo đến sinh viên khung thời gian làm việc trực tuyến, để sinh viên có thể đặt lịch hẹn và trao đổi.
- Thực hiện một video ngắn chỉ ra những điểm sai trong các bài tập ở buổi học trước, củng cố kiến thức cho sinh viên.
2. Không giống như một lớp học truyền thống, không gian học trực tuyến của sinh viên là một mình. Khi sinh viên có những vấn đề khó hiểu không thể giơ tay đặt câu hỏi hay hỏi bạn bên cạnh, tạo nên một sự cô lập. Vì vậy, giảng viên cần phải lưu ý và đặt mình vào vị trí của sinh viên, ngồi một mình trước màn hình và cố gắng hiểu ý nghĩa của những gì hiện ra trên đó. Giảng viên cần chú trọng vào những vấn đề mà các sinh viên thường hay vướng mắc. Hãy giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu và không lạc đề khiến sinh viên bối rối (Có thể nhờ đồng nghiệp xem giúp bài giảng có dễ hiểu hay không và cần chỉnh sửa ở điểm nào). Hướng dẫn kỹ cách làm bài tập và bài luận. Cung cấp thật nhiều ví dụ cho sinh viên để thực hành bài học hôm đó.
3. Xây dựng chương trình khóa học khoa học ,hợp lý, đơn giản, dễ hiểu và dễ tìm. Nếu các bài giảng và thông tin sắp xếp thiếu tính logic và hệ thống sẽ gây ra sự chán nản, cáu gắt dễ khiến sinh viên giảm sút sự ham học của mình. Cùng với nhà trường, giảng viên cần đóng góp ý kiến để xây dựng trang web với giao diện bắt mắt và dễ dàng cho sinh viên tìm kiếm, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc dạy và học.
4. Giảng viên hãy tạo ra một bài giảng thú vị và hấp dẫn. Đa phần các bài học sẽ được thực hiện trên PowerPoint, hãy làm cho những bài giảng này sinh động bằng cách thêm video hoặc hình ảnh. Hình ảnh cần phải được rõ nét, nhưng cũng tránh dùng quá nhiều hình ảnh sẽ gây loãng bài học. Có thể thu âm và chèn bài giảng ở những phần quan trọng hoặc khó hiểu sẽ giúp sinh viên nắm rõ kiến thức. Tránh tạo bài học bằng PDF vì sẽ làm môn học khô khan và nhàm chán.
5. Không chỉ là chỉ giải thích tường tận tất cả, giảng viên cần thể hiện tính sáng tạo. Sáng tạo trong hoạt động dạy và học để kích thích sinh viên tự tìm tòi, xử lý tình huống và giải quyết vấn đề bài học. Giảng viên là người hướng dẫn cho sinh viên, nhưng cũng phải để sinh viên tự giải quyết các vấn đề có liên quan. Giảng viên có thể yêu cầu sinh viên làm một bài thuyết trình nhỏ về nội dung buổi học hoặc viết một bài luận nhỏ về bất cứ chủ đề nào trong các buổi học. Từ đó sẽ giúp giảng viên có thể đánh giá được kiến thức và kỹ năng của sinh viên, và cũng tạo ra sự năng động cho lớp học.
6. Hãy là chính mình! Tại sao giảng viên có thể truyền cảm hứng trên các lớp học truyền thống nhưng chưa thể làm như thế trên các lớp học trực tuyến. Học truyền thống hay học trực tuyến sinh viên đều mong nhận được kiến thức và nguồn cảm hứng được truyền qua từng bài giảng. Hãy cứ truyền tải kiến thức một cách tận tâm và điều này sẽ làm tăng lên nguồn cảm hứng học tập của sinh viên.
Ths. Phan Võ Quỳnh Như
Nếu tô số báo danh sai quy cách, bài thi có thể không được chấm. Các em cũng cần chú ý xem mã đề ở các trang của đề thi. Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020, khi dự thi các bài trắc nghiệm, thí sinh phải làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm được in sẵn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ được tô bằng bút chì đen các ô số báo danh, ô mã đề thi và ô trả lời. Trường hợp tô nhầm hoặc muốn đổi câu trả lời, các em phải tẩy sạch chì ở ô cũ rồi tô ô mà mình lựa chọn. Thí sinh phải điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên phiếu trả lời trắc nghiệm, đối với số báo danh phải ghi đủ và tô đủ phần số, kể cả các số 0 ở phía trước, điền chính xác mã đề thi vào hai phiếu thu bài thi. Ảnh: bắn cá online Khi nhận đề thi, các em cần lưu ý kiểm tra đảm bảo các môn thi thành phần trong bài thi Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội có cùng một mã đề thi. Nếu không cùng mã đề, thí sinh phải báo ngay với cán bộ coi thi chậm nhất 5 phút tính từ thời điểm phát đề; phải để đề thi dưới tờ phiếu trả lời trắc nghiệm, không được xem nội dung đề thi khi cán bộ coi thi chưa cho phép. Khi đã được phép xem đề thi, các em phải kiểm tra để đảm bảo đủ số lượng câu hỏi, số trang như đã ghi trong đề và tất cả trang đều ghi cùng một mã đề. Với thi trắc nghiệm, thí sinh không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài. Khi hết giờ, lưu ý các em phải nộp phiếu trả lời cho cán bộ coi thi và ký tên vào hai phiếu thu bài thi. Thí sinh chỉ được rời khỏi phòng sau khi cán bộ coi thi đã kiểm đủ số phiếu trả lời trắc nghiệm của cả phòng thi và cho phép rời đi. Một lưu ý quan trọng khác là khi xảy ra sự việc bất thường, các em tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ coi thi và những người có trách nhiệm tại điểm thi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được tổ chức thành hai đợt. Đợt một ngày 8-10/8 theo đúng kế hoạch. Đợt hai dành cho các thí sinh ở Đà Nẵng, một số nơi đang giãn cách xã hội ở Quảng Nam và các thí sinh thuộc diện F1, F2. Thời gian thi do các địa phương đề xuất, khi đã kiểm soát được Covid-19. Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT sẽ phải làm ba bài bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài tự chọn là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Trừ Ngữ văn, các bài thi còn lại đều được ra dưới hình thức trắc nghiệm. Kết quả thi được dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là cơ sở để xét tuyển đại học. Theo: Vnexpress.net PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtVới mong muốn mang đến cho sinh viên được cái nhìn khách quan nhất về mô hình hoạt động, kiến thức, kinh nghiệm thực tế thông qua sự truyển tải từ Bệnh viện. Đặc biệt hỗ trợ sinh viên giải đáp thắc mắc về việc định hướng nghề nghiệp với ngành Sức khỏe Ngày 12/11/2021, Phòng Quan hệ Doanh nghiệp & Phát triển kỹ năng phối hợp cùng Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark tổ chức chương trình kiến tập online cho sinh viên ngành Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học Khóa 16, 17. Tham dự chương trình có sự hiện diện của Quý vị đại biểu, Quý vị khách quý: * Về phía Lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai: - TS. Trần Đức Thuận - Phó Hiệu trưởng Nhà trường * Về phía Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark - ThS. Bác sĩ Hoàng Nghĩa Đài – Phó Giám đốc Bệnh viện - Bác sĩ Phương – Trưởng khoa Xét nghiệm - ThS. Hoàng Văn Hậu – Phó khoa Xét nghiệm - Cử nhân. Huỳnh Thị Diệu Linh – Trưởng phòng Điều dưỡng - Cử nhân. Nguyễn Thị Ngân – Trưởng phòng Hành chính Nhân sự - Cử nhân. Nguyễn Thúy Nga – Phó phòng Kế hoạch Tổng hợp – Quản lý chất lượng * Về phía Phòng Quan hệ Doanh nghiệp & Phát triển kỹ năng, DNTU - ThS. Nguyễn Đình Thuật – Trưởng phòng - ThS. Vũ Vi Minh Quân – Phó trưởng phòng * Về phía Lãnh đạo Khoa Khoa học Sức khỏe & Kế toán Tài chính, DNTU - Ths. Nguyễn Thành Công – Phó Trưởng Khoa - Quý Thầy Cô là giảng viên, cố vấn học tập thuộc khoa Khoa học Sức khỏe & Kế toán Tài chính cũng tham dự trong chương trình sáng hôm nay Đặc biệt, sự có mặt của hơn 50 sinh viên khối ngành Sức khỏe, DNTU Trước khi bắt đầu vào nội dung chính của chương trình, TS. Trần Đức Thuận - Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã có đôi lời phát biểu mở đầu: Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực khối ngành Sức khỏe trong và ngoài nước. Chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học tại bắn cá online được xây dựng và cập nhật theo xu hướng phát triển của ngành điều dưỡng hiện nay trong hệ thống y tế hiện nay. Chính vì vậy Nhà trường luôn luôn đề cao và tạo dựng nhiều mối quan hệ, chủ yếu là cho sinh viên bắn cá online được thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp thực tế…Đặc biệt nhóm ngành về sức khoẻ thì cực kỳ quan trọng, cho nên chúng tôi đã có sự chuẩn bị để kết nối với các bệnh viên, Cơ sở khám chữa bệnh để sinh viên có thể học tập, thực tập và làm việc. Bệnh viện ĐHYD Shing Mark được biết đến với sự chuyên nghiệp trong cách làm việc, tận tâm với nghề, chuyên môn cao và đặc biết là một trong những bệnh viện giỏi của khu vực phía Nam… Vì vậy, chúng tôi vô cùng cảm ơn Quý bệnh viện đã luôn phối hợp trong công tác đào tao nguồn nhân lực ngành y tế với DNTU. TS. Trần Đức Thuận - Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu mở đầu buổi kiến tập Cũng trong chương trình, Bác sĩ Hoàng Nghĩa Đài – PGĐ bệnh viện ĐHYD Shing Mark phát biểu: “Nghề Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học đòi hỏi độ chính xác, tỉ mỉ, tận tâm. Những buổi kiến tập chính là tiền đề quan trọng để các bạn nhìn nhận được các vấn đề thực tế, bước đầu tìm hiểu môi trường và văn hóa làm việc, điều này giúp các em trao dồi thêm kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết, tạo nền tảng ý thức khi tham gia thực tập và cho công viêc sau này. Bệnh viện sẽ luôn tạo điều kiện cho sinh viên DNTU hoàn thành tốt kì kiến tập, thực tập tại bệnh viện ĐHYD Shing Mark.” Tại buổi kiến tập, các bạn sinh viên đã được ThS. Hoàng Văn Hậu – Phó khoa Xét nghiệm và Cử nhân. Huỳnh Thị Diệu Linh – Trưởng phòng Điều dưỡng chia sẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên mới ra trường, trong đó nhấn mạnh: “Điều dưỡng viên hay các Kỹ thuật viên là người không chỉ phải am hiểu kiến thức chuyên môn về Y tế mà còn phải hiểu biết về những lĩnh vực khác từ xã hội, kinh tế cho đến tâm lý học đồng thời phải trau dồi nhiều kỹ năng mềm khác. Một trong số đó chính là kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là ngành Điều dưỡng vì tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Rất nhiều câu hỏi được sinh viên 2 ngành Điều dưỡng và Xét nghiệm y học đặt ra trong phần giao lưu như: “Em muốn đi học lấy chứng chỉ hành nghề 9 tháng thì em cần những điều kiện gì?”; “Để trở thành 1 kỹ thuật viên xét nghiệm tốt thì tụi em cần luu ý các vấn đề gì ạ?”; “Bác sĩ cho em hỏi, điều gì là khó khăn trong nghề và cần làm gì để bản thân mình giữ được lửa đam mê với ngành nghề mình chọn?”, …v…v… Tất cả đều được các bác sĩ, khách mời của chương trình giải đáp cụ thể. Kết thúc chương trình, Bác sĩ Hoàng Nghĩa Đài cũng không quên gửi lời chúc đến các em “Hãy cố gắng học tập và sớm trở thành những người Điều dưỡng viên, Kỹ thuật viên xuất sắc, có cả tâm và tài. Chúc các em thành công !”. Buổi kiến tập diễn ra với tinh thần trao đổi, ân cần và chia sẻ các kinh nghiệm để làm cách nào cho sinh viên ngành Điều dưỡng, ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học hiểu được nội dung, kiến thức của khối ngành sức khỏe. Từ đây có thể giúp các em định hướng được tương lai và nghề nghiệp của mình. Phòng QHDN&PTKN, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark, ThS. Bác sĩ Hoàng Nghĩa Đài – Phó Giám đốc Bệnh viện và các bác sĩ, khách mời đã dành thời gian chỉa sẻ cùng sinh viên DNTU. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtNgày 10/11 & 24/11 tại bắn cá online (DNTU) đã diễn ra chương trình tập huấn dạy kèm chuyên đề “Kỹ năng viết bài và công bố kết quả Công trình nghiên cứu khoa học” do viện IRATS phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành đến từ TP.HCM thực hiện. TS. Đặng Kim Triết - Viện trưởng Viện IRATS phát biểu về tầm quan trọng của công bố kết quả công trình nghiên cứu khoa học Chương trình nhằm tạo diễn đàn trao đổi chuyên môn, học thuật và hợp tác nghiên cứu khoa học (NCKH) cho cán bộ, giảng viên (CB,GV) Nhà trường. Giúp CB, GV tiếp cận các phương pháp NCKH và vận dụng để giải quyết vấn đề khoa học và thực tiễn. thông qua lớp bồi dưỡng CB, GV có cơ hội nâng cao kỹ năng viết bài và công bố NCKH, tạo ra sản phẩm phục vụ cộng đồng. Chương trình đã nhận được sự tham dự tích cực từ cán bộ, giảng viên Nhà trường Tại buổi tập huấn đã phát động, đề ra phương hướng triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học trong Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương. Các chuyên gia đầu ngành chia sẻ kinh nghiệm kỹ năng cần thiết cho học viên Lớp bồi dưỡng đảm bảo cho học viên tính thiết thực và hiệu quả, giúp CB, GV định hướng phương pháp nghiên cứu và công bố các công trình NCKH và nghiên cứu ứng dụng. Ngọc Bích-CTV phòng Truyền thông
Xem chi tiếtNgày 05/6/2019, tại Phòng họp 3, bắn cá online tổ chức tập huấn chuyên sâu xây dựng bài giảng E-learning. Tham dự tập huấn có sự tham gia của Đại diện Ban Giám hiệu và toàn thể các giảng viên của Nhà trường... Cán bộ, giảng viên DNTU tham gia buổi tập huấn Để chuẩn hóa và nhanh chóng hoàn thiện hệ thống, Phòng Truyền thông đã tổ chức “Tập huấn xây dựng bài giảng E- learning” để hỗ trợ Giảng viên hiểu rõ hơn về định hướng phát triển giảng dạy Elearning của DNTU và cập nhật các công nghệ hỗ trợ giảng dạy đạt hiệu quả tốt nhất như: triển khai hệ thống Webex của CISCO, giới thiệu thêm nhiều tính năng của phần mềm Moodle, hướng dẫn phương pháp và kỹ năng trình bày bài giảng, xây dựng bài giảng hấp dẫn, hiệu quả, chất lượng cao Mở đầu buổi tập huấn, TS.Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ định hướng phát triển giảng dạy E- learning tại DNTU, cũng trong buổi tập huấn ThS. Phan Mạnh Thường – Phó Trưởng Khoa Công nghệ và ThS. Lê Chân Thiện Tâm - Trưởng Ban Công nghệ Thông tin đã dành nhiều thời gian cho phần giới thiệu hệ thống Webex của CISCO để ứng dụng học tập trực tuyến để việc học và dạy của sinh viên và giảng viên không còn khoảng cách. Gia sư tiểu học tại Biên Hòa tiếp nối là phần hướng dẫn của Phòng Truyền thông về việc giúp giảng viên xây dựng bài giảng hấp dẫn nhất từ sắc thái đến phong cách, trang phục, cách makeup, sự tự tin, các hình ảnh phong phú cho powerpoint bài giảng của mình. Cuối cùng là phần chia sẻ kinh nghiệm của Ths. Huỳnh Như Yến Nhi – Phó trưởng Khoa Ngoại ngữ làm sao có thể là “nhân vật chính” truyền đạt hấp dẫn và tốt nhất cho các video clip bài giảng. TS. Trần Đức Thuận - Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu chỉ đạo tại buổi tập huấn Khó khăn hiện nay của sinh viên là thiếu cơ hội va chạm thực tế. Những kiến thức các bạn học được khá nặng về lý thuyết còn mang tính hàn lâm và ở mỗi doanh nghiệp yêu cầu cũng khác nhau, để cải thiện tình trạng trên, Nhà trường sẽ tiếp tục kết nối doanh nghiệp tham gia giảng dạy E- learning để các bài giảng thực tế hơn, cùng với sự tham gia giảng dạy là các kỹ sư, doanh nhân đến từ nhiều doanh nghiệp khác nhau trên cả nước. Ngoài một số buổi gặp mặt trực tiếp (offline), chủ yếu sinh viên học và làm bài tập trên mạng (online). Điều này giúp không chỉ giúp sinh viên có thể vừa học vừa làm, mà cả các giảng viên có thể chủ động về thời gian và địa điểm. Theo TS. Phạm Đình Sắc, Trưởng phòng Đào tạo – Khảo thí cho biết “Người giảng viên có thể truyền đạt những kinh nghiệm thực tế mà bản thân mình đã trải qua cho sinh viên và giảng viên cũng sẽ học hỏi được rất nhiều từ học trò của mình, tính tương tác 2 chiều của phương pháp này rất lớn. Như vậy, các sinh viên có những cách giải quyết mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới và đôi khi tôi cảm thấy nó mang lại hiệu quả cao hơn cả phương pháp truyền thống". TS. Phạm Đình Sắc - Trưởng Phòng Đào tạo chia sẻ về những nội dung sẽ được cập nhật theo mô hình giảng dạy E- learning Đại diện một số đơn vị chia sẻ kinh nghiệm khi giảng dạy theo mô hình E-learning Đại diện một Giảng viên DNTU chia sẻ thêm: " Việc đứng trên lớp hằng ngày theo phương pháp học truyền thống thì đối với tôi khá dễ để truyền đạt thông tin cho các bạn…nhưng đối với phương pháp E-learning đòi hỏi kỹ năng sư phạm của tôi cao, làm thế nào để tôi truyền lửa của mình cho các bạn sinh viên nhưng việc truyền đạt như thế nào để cho các bạn thấu hiểu được đó là vấn đề trở ngại của tôi. Nên tôi phải học hỏi và thử nghiệm nhiều cách khác nhau nhằm đưa những kiến thức của mình đến với các bạn sinh viên một cách dễ hiểu nhất". Các nội dung tập huấn liên quan trực tiếp đến công giảng dạy của giảng viên Buổi tập huấn đã phần nào giúp các giảng viên vận dụng tốt hơn nữa phương pháp giảng dạy Elearning. Tất cả đều mong muốn hướng đến môt môi trường học tập hiện đại không còn giới hạn về không gian và thời gian đúng với mục tiêu phát triển của DNTU đến năm 2020. Nguyễn Hoàng Dũng - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtChiều ngày 13/03 tại Hội trường Trung tâm Tích hợp, bắn cá online đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Xây dựng video bài giảng phục vụ giảng dạy E-learning” cho toàn bộ Giáo viên TH-THCS Nguyễn Khuyến và Giảng viên DNTU. Đây là buổi hội thảo “đặc biệt” nhất vì BGH, giảng viên Nhà trường đều đeo khẩu trang và lựa chọn chỗ ngồi cách xa nhau để đảm bảo an toàn sức khỏe trong thời gian này. Người tham dự hội thảo phải thực hiện quy trình sát khuẩn trước khi vào Hội trường. Các Giảng viên, Giáo viên đều đeo khẩu trang khi tham dự hội thảo để đảm bảo an toàn sức khỏe Tham gia buổi hội thảo có sự tham dự của TS. Phan Ngọc Sơn – Chủ tịch hội đồng bắn cá online , TS. Đoàn Mạnh Quỳnh – Hiệu trưởng bắn cá online , TS. Phạm Đình Sắc - Phó Hiệu trưởng, TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng, cô Lê Thị Lan – Hiệu trưởng trường TH - THCS Nguyễn Khuyến, Thầy Vũ Bình Phương Châu – Phó Hiệu trưởng trường TH – THCS Nguyễn Khuyến cùng toàn thể Giảng viên bắn cá online và Giáo viên TH-THCS Nguyễn Khuyến. TS. Đoàn Mạnh Quỳnh – Hiệu trưởng DNTU phát biểu mở đầu tại Hội thảo. Mở đầu cho buổi hội thảo, TS. Đoàn Mạnh Quỳnh – Hiệu trưởng DNTU phát biểu trước toàn thể Giảng viên và Giáo viên: “Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid -19 hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có công văn chính thức gửi về cho các Sở về việc xem xét, nghiên cứu và triển khai đào tạo E-learning, vận dụng Internet và thậm chí là cả đài truyền hình để triển khai hoạt động đào tạo tại địa phương sao cho phù hợp với tình hình thực tế và cụ thể với từng địa phương. Trong đó, các kiến thức được đào tạo trong E-learning có thể sẽ được xem xét để kế thừa, để công nhận khối lượng kiến thức có chất lượng đó trong hoạt động sau này của bậc THPT, THCS và kể cả Tiểu học thông qua đánh giá kiểm định chất lượng. Nói như thế có nghĩa là , đào tạo ứng dụng E-learning, đào tạo online là xu hướng tất yếu của giáo dục hiện đại ngày nay. bắn cá online đã triển khai hình thức này cách đây hai năm chứ không phải thời gian này". với mục đích của buổi hội thảo là chia sẻ kinh nghiệm cho Giáo viên THCS Nguyễn Khuyến học tập và triển khai mô hình giảng dạy mới này để ngoài kỹ năng soạn giảng thông thường ra người giáo viên cần có kỹ năng xây dựng bài giảng điện tử và khai thác những dịch vụ truyền thông để ứng dụng vào công việc giảng dạy. Một số Giảng viên tiêu biểu tại DNTU đã có buổi trò chuyện cùng tất cả mọi người tại Hội trường. Chia sẻ kinh nghiệm về việc ghi hình bài giảng, Cô Phạm Thị Lĩnh – Giảng viên Khoa Kế toán – Tài chính trình bày bài tham luận “Làm thế nào để xây dựng được video bài giảng đơn giản nhưng hiệu quả?” một cách sinh động và cụ thể bằng cách minh họa những đoạn clip ngắn về bài giảng của cô. Đồng thời cô cũng chia sẻ với quý thầy cô quay bài giảng cần chuẩn bị một slide bài giảng chu đáo, một kịch bản cụ thể giúp cho quá trình quay được thuận lợi, hạn chế sự lúng túng, bối rối vì quên mất nội dung đã chuẩn bị. Trang điểm cũng là một yếu tố không thể bỏ qua vì sự chỉn chu về gương mặt, ngoại hình, ánh mắt, nụ cười và cử chỉ tay khi quay một bài giảng là rất quan trọng. Sau khi ghi hình xong, Giảng viên có thể xem lại bài giảng của mình và tự rút ra cho mình những sai sót để có thể làm tốt hơn. Cô Phạm Thị Lĩnh là một trong những giảng viên tích cực tham gia quay rất nhiều các video bài giảng. Tính đến nay cô đã có 10 video, trong đó 7 video đã được công bố và đưa vào giảng dạy chính thức. Cô Phạm Thị Lĩnh – Giảng viên Khoa Kế toán - Tài chính Khác với cô Phạm Thị Lĩnh, Thầy Lê Phan Quang Huy có một cách chia sẻ chi tiết cùng các đồng nghiệp của mình. Thầy khuyến khích mọi người nên luyện tập giảng thử tại nhà, hiệu chỉnh bài giảng và nên lựa chọn các học phần thế mạnh để bản thân cảm thấy tự tin hơn trước khi đến quay tại DNTU Studio. Thầy có cách chia sẻ rất chi tiết, khiến cả hội trường đều phải bật cười với câu nói: “Có 2 lần thầy phải đứng ghi hình đó là quay hình cưới và đây là lần thứ hai trong đời”. Tuy nhiên sau đó thầy đã ổn định được tâm lý vì có sự hỗ trợ nhiệt tình đến từ các chuyên viên kĩ thuật phòng Truyền thông. Vì vậy cần giữ được tâm trạng tốt và biết điều chỉnh cảm xúc, nếu căng thẳng có thể dừng lại để hít thở sâu và quay lại tiếp sau đó. Thầy Lê Phan Quang Huy thu hút người nghe bằng sự hài hước của mình. Cô Huỳnh Như Yến Nhi – Phó trưởng khoa Ngoại ngữ lại chia sẻ: để chuẩn bị một bài giảng hay hãy dùng những điểm mạnh của mỗi người để tạo nên một bài giảng tâm đắc và chất lượng nhất để bài giảng không nhàm chán, khiến sinh viên yêu thích và cảm thấy hào hứng khi học. Trong quá trình giảng bài, hãy đặt câu hỏi cho sinh viên giúp kích thích sự suy nghĩ, vận động não bộ và thông qua bài giảng hãy lồng ghép việc giao bài tập để tránh việc sinh viên bỏ qua bài giảng vì sợ khô khan, buồn ngủ. Cô Huỳnh Như Yến Nhi lại có cách chia sẻ vô cùng đơn giản, dễ hiểu. Cô Lê Thị Lan – Hiệu trưởng Trường TH – THCS Nguyễn Khuyến gửi lời cảm ơn đến những chia sẻ của Quý thầy cô DNTU Mỗi Giảng viên DNTU có mỗi cách truyền đạt, chia sẻ trải nghiệm thực tế đến những người đồng nghiệp của mình theo một cách đặc biết khác nhau. Song, tất cả tạo ra những kinh nghiệm quý báu được chọn lọc một cách cô đọng và chất lượng nhất. Như TS. Phan Ngọc Sơn nói: “một người quay bài giảng E-learning chính là người hội tủ 5 yếu tố đặc biệt của một nhà biên kịch, một đạo diễn, một MC, một ca sĩ và một diễn viên”. Hy vọng thông qua buổi hội thảo, Giáo viên hệ thống Trường TH-THCS Nguyễn Khuyến có thể triển khai hiệu quả và thành công tốt đẹp mô hình giảng dạy E-learning này. Một số hình ảnh tại Hội thảo: CTV Truyền thông – Ngọc Bích
Xem chi tiếtKính gửi: Các Nhà Khoa học, các Nhà quản lý bắn cá online phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Đà Lạt đồng chủ trì tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia với chủ đề: “Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay” Thành phần tham dự Hội thảo: Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Đà Lạt, Lãnh đạo Trường, Lãnh đạo các đơn vị, các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên của trường Toàn văn bài tham luận và tóm tắt xin gửi tới Ban tổ chức trước ngày 30 tháng 01 năm 2023 theo địa chỉ: Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Công nghệ, bắn cá online , đường Nguyễn Khuyến, khu phố 5, phường Trảng Dài, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Email: [email protected] Thông tin chi tiết về Hội thảo, xin vui lòng xem Thư mời viết bài được gửi kèm và được đăng trên Website của bắn cá online : nasiadka.com Kính mong nhận được sự quan tâm, cộng tác và viết bài của Quý nhà khoa học. Trân trọng cám ơn./. Chi tiết xin liên hệ: Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Công nghệ, Điện thoại: 0251.625.33.99, hoặc ThS. Trương Tấn Trung, Điện thoại: 0979.499.398 PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtCác chủ đề của hội thảo chi tiết xem tại đây.
Xem chi tiếtSau gần 3 tháng học trực tuyến nhằm tránh dịch Covid-19, sáng ngày hôm nay 11/5/2020, sinh viên DNTU bắt đầu quay trở lại trường để tiếp tục việc học trực tiếp với giảng viên. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, mang lại sự an toàn và yên tâm khi sinh viên quay trở lại học tập, Nhà trường đã bố trí nhân sự, tình nguyện viên đứng đo thân nhiệt và cấp nước rửa tay ngay tại các cổng ra vào. Nhà trường đã tiến hành thực hiện các quy định trong Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học của Bộ GD-ĐT đã ban hành như: 100% học sinh thực hiện khai báo sức khỏe, đo thân nhiệt hằng ngày trước khi đến trường; sinh viên phải đeo khẩu trang trong toàn bộ thời gian ở trường; bảo đảm giãn cách trong và ngoài lớp học; giáo viên được tập huấn về phòng chống dịch Codvid-19, kỹ năng xử lý khi có học sinh bị sốt, ho, khó thở; thêm vào đó, Nhà trường bố trí nhân viên y tế, phòng cách ly, phòng y tế đảm bảo theo quy định… để đảm bảo việc sinh viên có thể được đi học trở lại. Sinh viên háo hức quay trở lại trường sau thời gian nghỉ dịch Vậy là sau “Kì nghỉ Tết huyền thoại” và thời gian học trực tuyến, mọi hoạt động học tập của sinh viên nói riêng và toàn xã hội nói chung đang dần quay lại quỹ đạo vốn có của nó. có nhiều khó khăn của đại dịch Covid-19 gây ra trong thời gian quan nhưng Nhà trường luôn tin rằng sinh viên vẫn nhận biết và quý trọng giây phút thầy và trò DNTU vẫn tổ chức dạy và học trực tuyến và được quay lại học trực tiếp tại trường để đảm bảo tiến độ đào tạo đề ra, đảm bảo kết thúc năm học đúng thời gian. Bồn rửa tay Nhà trường lắp đặt phục vụ công tác vệ sinh Một số hình ảnh sinh viên quay trở lại học tập: PHÒNG TRUYỀN THÔNG - HỒ NGỌC LÊ VY
Xem chi tiếtNhằm tạo điều kiện cho những sinh viên tự học ở nhà hiệu quả trong lúc vừa làm vừa học đồng thời nâng cao chất lượng Dạy và Học bằng hệ thống trực tuyến, vừa qua bắn cá online (DNTU) đã có buổi làm việc với công ty CMSquared và công ty thiết kế phần mền Việt tại DNTU. mục đích của buổi làm việc là nhằm hướng tới hướng dẫn, đào tạo giảng viên dạy trực tuyến, giới thiệu chương trình Dạy và Học bằng tiếng Anh trực tuyến. Đây là điều mà DNTU đang rất quan tâm để giúp sinh viên DNTU sớm làm chủ được tiếng Anh trong giao tiếp và học tập Về dự buổi làm việc, phía đối tác gồm: Ông Charlie Nguyễn CEO of CMSquared Ông Bùi Sơn Vũ cố vấn CMSquared Ông Phan Văn Dân – Quản lý đào tạo Công ty Lạc Việt Về phía bắn cá online có: TS. Nguyễn Đức Thuận - Phó hiệu trưởng TS. Phạm Đình Sắc – Trưởng khoa Công nghệ Thông tin ThS. Trần Thanh Việt – Phó trưởng khoa Công nghệ Thông tin ThS. Nguyễn Tấn Cường - Phó khoa ngoại ngữ ThS. Phạm Thị Hải Vân – Phó khoa ngoại ngữ Cùng giảng viên 2 khoa Ngoại ngữ & Công nghệ thông tin Đại diện các đơn vị và cán bộ, giảng viên của DNTU trong buổi làm việc Trong không khí làm việc khẩn trương và nghiêm túc, ông Charlie Nguyễn CEO. Kết nối trực tuyến với ban Công nghệ thông tin bên Mỹ để được hướng dẫn giảng dạy trực tuyến cho giảng viên với các nội dung sau: 1. Hướng dẫn hệ thống LoudCloud Hệ thống hỗ trợ học trực tuyến dành cho các trường đại học Giới thiệu cách xây dựng lớp học trực tuyến dành cho các đối tượng sinh viên khác nhau 2. Tài khoản dành cho sinh viên Sinh viên có thể học ở các mọi nơi và tương tác với giảng viên mọi nơi Sinh viên có thể chọn lớp theo trình độ phù hợp với sở thích và năng lực của sinh viên Trong giao diện này sinh viên có thể thấy được các thông tin thông báo từ giảng viên và nhà Trường Hệ thống luôn mở để cho sinh viên theo dõi những yêu cầu bài tập của giảng viên Môi trường giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ với bạn bè mọi nơi trong học tập. sinh viên có thể thảo luận với bàn bè để hoàn thành bài tập của mình Sinh viên chọn môn học để biết thông tin của môn học như là thời khóa biểu, tài liệu hay kế hoạch của môn học. cho biết lộ trình của môn học Tài liệu tham khảo: tích hợp giữa ebook và hình ảnh video, trang web liên quan đến môn học. Người học có thể tương tác với tài liệu của mình như là tô màu những phần quan trọng. Ngoài ra có thể đưa vào nội dung cần ghi chú và chia sẽ bài tập với bạn bè. Và có thể hỏi giảng viên phần thắc mắc trong tài liệu, câu hỏi sẽ được gửi lên hệ thống giảng viên và sinh viên khác theo dõi và cùng thảo luận, phản hồi Thống kê: sự tương tác của sinh viên với giảng viên và ngược lại Hệ thống tích hợp nhiều tài liệu liên quan đến bài học Hệ thống cung cấp cho sinh viên lịch học của các môn học cũng như các việc sinh viên phải thực hiện Giảng viên kiểm soát được việc sinh viên có hoàn thành bài tập của mình và có thể gia hạn cho sinh viê Đại diện giới thiệu phần mềm giảng dạy trực tuyến tại buổi làm việc 3. Tài khoản giảng viên Thiết kế các mục cho một môn dạy. Xây dựng được các tiêu chí và cung cấp tài liệu cho một môn học Hệ thống có chức năng cấp quyền cho giảng viên để chỉnh sửa từng bài làm cho sinh viên theo từng khóa học Mục giới thiệu khóa học: Giảng viên có thể thiết kế bài tập và bài kiểm tra theo năng lực của từng sinh viên Giảng viên theo dõi được khả năng và năng lực của sinh viên để cung cấp bài giảng, tài liệu phù hợp Giảng viên biết được số lượng môn học và lớp mình phụ trách Giảng viên có thể đánh giá và chám điểm bài tập của từng sinh viên Giảng viên nhập điểm trực tiếp vào hệ thống Ban chủ nhiệm có thể xem tình hình học cũng như kết quả của từng lớp bất kỳlúc nào Đại diện các đơn vị giải đáp các câu hỏi trong việc xây dựng mô hình giảng dạy trực tuyến Cán bộ - Giảng viên của DNTU và đại diện của các đơn vị trao đổi ý kiến Trong phần Hỏi-Đáp, CB-GV của DNTU đã nêu lên 1 số vấn đề rất cụ thể: Ví dụ: Hệ thống có thể tự chấm điểm hay không? Sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình Dạy và Học diễn ra theo chiều hướng nào? Đối với môn thực hành dành cho ngành CNTT có thể quản lý được không? Có thể kiểm soát được tình trạng gian lận trong quá trình học trực tuyến không? Như trường hợp sinh viên yếu, kém dùng tài khoản của mình nhờ bạn học giỏi hơn học thuê thì có kiểm soát được không...? Đại diện của các đơn vị đã giải trình theo đó: Hệ thống chỉ tự động chấm điểm đối với bài tập trắc nghiệm. Đối với bài tự luận giảng viên phải chấm trực tiếp Sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên diễn ra theo một quy trình đã được lập trình sẵn Đối với các môn thực hành về công nghệ và cả về kiểm soát gian lận Phần mềm học trực tuyến càn phối hợp một số biện pháp khác để kiểm soát.. Hai bên đã nhất trí với những mục tiêu hợp tác sắp tới. Hy vọng một ngày không xa hình thức Dạy học này sẽ mang lại nhiều hiệu quả tốt đẹp
Xem chi tiết