Trong bối cảnh bùng nổ của nền kinh tế và những mặt trái của sự phát triển này mang lại, sự ra đời và thịnh hành của hàng loạt những ngành môi trường để đào tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, chuyên môn cao chính là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Nếu khoa học môi trường mang lại những nền tảng lý thuyết quan trọng sau khi đào sâu nghiên cứu về các hiện tượng, khu vực ô nhiễm và vạch ra phương án giải quyết thì ngành kỹ thuật môi trường là tiếp nhận những kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật để trực tiếp xử lý các vấn đề thông qua các giải pháp sinh - lý - hóa học.
1. Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật môi trường
Ngành Kỹ thuật môi trường là ngành học về các kỹ thuật và công nghệ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp sinh - lý - hóa học cùng những giải pháp, phương pháp quản lý góp phần bảo vệ môi trường sống và sự phát triển bền vững của xã hội.
Có thể thấy rằng, kỹ thuật môi trường có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các quy trình và cơ sở hạ tầng hệ thống loại bỏ chất thải, kiểm soát tất cả các loại ô nhiễm như nước, không khí, đất, tiếng ồn và nhiệt… từ các nguồn thải và trong môi trường; tái tạo lại các thành phần môi trường và đảm bảo năm chức năng chính của môi trường (gồm cung cấp vật chất, nơi cư trú, nơi tái sản xuất, cung cấp thông tin và lưu trữ xử lý chất thải), ngăn ngừa, ứng phó, khắc phục các sự cố môi trường.
Đây là một nghề chuyên nghiệp và cao quý với mục tiêu bảo vệ sức khoẻ con người, phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước, không khí và đất, góp phần hướng tới sự phát triển bền vững. Và ngành học Kỹ thuật môi trường là đào tạo ra các kỹ sư môi trường để thực hiện những nhiệm vụ trên.
2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cán bộ kỹ thuật công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động có trình độ đại học, lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, có kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành và các lĩnh vực có liên quan dựa trên nền tảng công nghệ và học tập trải nghiệm; có thái độ lao động nghiêm túc và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, tổ chức/doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất, xử lý, dịch vụ môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh lao động nhằm hướng tới phát triển bền vững và điều kiện lao động tốt, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động đòi hỏi trình độ cao của Việt Nam và Thế giới, hội nhập quốc tế, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng.
Mã ngành: 7510406
Tổ hợp xét tuyển:
A00: Toán, Vật lý, Hóa học
A07: Toán, Lịch sử, Địa lý
B00: Toán, Hóa học, Sinh học
B04: Toán, Sinh học, GDCD
Học phần bắt buộc: Tổng quan về An toàn, sức khỏe và môi trường; Biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng; Hóa học đại cương; Sản xuất và tiêu dùng bền vững; Sức khỏe nghề nghiệp; - Hóa kỹ thuật môi trường; Quan trắc và đo đạc môi trường; Thực hành quan trắc và đo đạc môi trường; Độc học môi trường; Luật và chính sách môi trường; Năng lượng tái tạo; Autocad; Luật an toàn vệ sinh lao động; Vi sinh môi trường; Thủy lực môi trường; Kỹ thuật xử lý nước thải; Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại; Phân tích môi trường; Thực hành phân tích môi trường; Kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí và tiếng ồn; Kỹ thuật xử lý nước cấp; Đánh giá tác động môi trường; Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường; Hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, sức khỏe và môi trường.
Học phần tự chọn:
Chuyên ngành Môi trường và Phát triển bền vững: Xử lý ô nhiễm và thoái hóa đất; Kinh tế môi trường; Quản lý chất lượng môi trường; An toàn sức khỏe nghề nghiệp trong các ngành sản xuất; Mạng lưới cấp thoát nước; Kỹ thuật đốt chất thải; Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp
Chuyên ngành An toàn, Sức khỏe và Môi trường: Éc-gô-nô-mi với an toàn sức khỏe nghề nghiệp; Tâm lý lao động: Kỹ thuật an toàn PCCC; An toàn hóa chất: Phương tiện bảo vệ cá nhân- Thanh kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động; Quản lý rủi ro an toàn lao động; Kỹ năng huấn luyện An toàn vệ sinh lao động
3. Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường
Tốt nghiệp các trường đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật môi trường, các bạn sẽ có cơ hội đảm nhiệm tất cả các công việc trong các doanh nghiệp hay những đơn vị nhà nước ở cấp quản lý với một số đại diện vị trí như sau:
4. Lý do chọn Ngành Công nghệ Kỹ thuật môi trường tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
Trải nghiệm đại học Xanh - Công nghệ - Hiện đại: Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có cơ sở vật Xanh - Sang - Xịn, không gian xanh mát và áp dụng công nghệ tiên tiến vào đào tạo giảng dạy. Tạo môi trường tốt nhất cho sinh viên học tập.
Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp - nhiệt huyết: Đội ngũ giảng viên tại DNTU không chỉ là những người thầy giàu kiến thức chuyên môn mà còn là người hướng dẫn nhiệt tình và sẵn sàng kết nối với sinh viên.
Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo thiết kế linh hoạt, chú trọng thực hành. Không chỉ nhận được cơ hội học tập chất lượng, sinh viên còn có không gian trau dồi ngoại ngữ, kỹ năng mềm để đáp ứng nhu cầu xã hội, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.
Hợp tác quốc tế: Nhà trường đặc biệt chú trọng đến hợp tác quốc tế và liên kết với các cơ sở đào tạo tại Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Canada, v.v, từ đó 100% sinh viên có cơ hội trao đổi, học tập nước ngoài.
95% sinh viên tốt nghiệp tại DNTU có việc làm: DNTU có vị trí địa lý rất đặc biệt, nằm kế cận 30 khu công nghiệp lớn khu vực phía Nam và đang hợp tác với hơn 650 doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI, và các doanh nghiệp uy tín trong nước.
Đặc biệt, DNTU dành tặng học bổng 5.000.000 cho thí sinh đăng ký xét tuyển học bạ trước 15/6/2024.
>>> Đăng ký xét tuyển trực tuyến TẠI ĐÂY!
Add: 206, Đường Nguyễn Khuyến, KP5, Phường Trảng Dài, TP Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai
Tel: 0251 261 2241
Hotline: 0986 39 7733 - 0904 39 7733
Email: [email protected]