Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học từ ngày 27/4; làm các bài thi trong ngày 7-8/7 và biết điểm vào ngày 30/7.
Nguồn: VNExpress. Tạ Lư - Dương Tâm
Nhằm giúp các bạn học sinh điền nhanh và chính xác các thông tin mã tỉnh, mã trường, khu vực ưu tiên khi làm hồ sơ xét tuyển Đại học, bắn cá online gửi đến các bạn thí sinh bảng tổng hợp tra cứu mã tỉnh, mã trường, khu vực ưu tiên... Vui lòng xem tại đây
Xem chi tiếtVụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đề xuất phương án xét tuyển sinh đại học bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT trong một lần, dù thi hai đợt. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 phải chia làm hai đợt do ảnh hưởng của Covid-19. Thí sinh diện F1, F2 sẽ dự thi đợt 2 chứ không thể dự thi đợt 1 vào ngày 7-8/7. Điều này kéo theo việc tuyển sinh đại học bị ảnh hưởng. Như năm ngoái, các trường đại học phải tính toán sau khi xét tuyển thí sinh thi đợt 1 phải dành bao nhiêu chỉ tiêu cho các em thi đợt 2. Để giải quyết vấn đề này, Vụ Giáo dục đại học đề xuất với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2021 bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT trong một lần, sau hai đợt thi tốt nghiệp THPT. Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, cho hay đề xuất này sẽ đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, đặc biệt những em diện F1, F2 hoặc đang bị cách ly, phong tỏa. Với phương án này, các trường không cần tính toán để dành chỉ tiêu xét tuyển đợt 2. Bà Thủy thông tin thêm trong vài ngày tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản hướng dẫn gửi các cơ sở giáo dục đại học. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn khiến hai đợt thi tốt nghiệp THPT cách nhau quá xa, Bộ sẽ có các chỉ đạo tiếp theo. "Mọi phương án sẽ được Bộ cân nhắc, mục tiêu cuối cùng là đảm bảo quyền lợi của thí sinh, an toàn phòng, chống dịch bệnh, nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng tuyển sinh", bà Thủy nhấn mạnh. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm nay là 1.015.000, nhiều hơn năm trước khoảng 100.000. Trong đó, số vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học gần 759.000. Chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm khoảng 55% và xét tuyển bằng hình thức khác chiếm 45%. Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản đề nghị các trường chủ động chuẩn bị phương án điều chỉnh kế hoạch dạy và học để ứng phó kịp thời khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Các trường lên phương án dự phòng cho công tác tuyển sinh năm 2021. Theo vnexpess.vn
Xem chi tiếtVì tình hình dịch Covid-19 nên nhiều trường THPT chưa cấp Học bạ (HB) hoặc Giấy Chứng nhận tốt nghiệp (CNTN) THPT cho HS để nộp xét tuyển vào DNTU, vậy thí sinh muốn đăng ký xét học bạ trực tuyến thì làm gì để được xét tuyển học bạ trực tuyến? Các bước dành cho thí sinh chưa nhận được Học bạ THPT: Bước 1. Tra cứu kết quả học tập lớp 12 tại trang: //tracuu.vnnasiadka.com/so-lien-lac/ Bước 2. Chụp màn hình kết quả học tập 12 (có điểm các môn trong tổ hợp cần xét của ngành). Các bước dành cho thí sinh chưa nhận được Giấy CNTN THPT: Bước 3. Truy cập trang: //thisinh.thithptquocgia.nasiadka.com để tra cứu điểm thi THPT. Bước 4. Chụp màn hình gồm: SBD, Tên, ngày sinh, CMND, cụm thi, kết quả các môn thi. Bước 5. Truy cập trang //thptquocgia.nasiadka.com/tinhdiem/ để tính điểm tốt nghiệp bằng cách điền điểm vào các ô trống (Toán, Văn, Anh, TH1, TH2, TH3 là Điểm thi các môn bắt buộc và điểm thi từng môn thành phần trong tổ hợp KHXH hoặc KHTN; TB là Điểm TBCN lớp 12; KK: Điểm Khuyến khích, ƯT: Điểm ưu tiên) Chọn “TÍNH” để xem được Kết quả đã đậu Tốt nghiệp THPT Bước 6. Chụp màn hình bảng thông báo Kết quả Điểm xét tốt nghiệp Bước 7. Truy cập trang //xetonline.nasiadka.com và điền/chọn thông tin vào các ô trống, cũng như đính kèm hình chụp màn hình tại các Bước 2, 4, 6 trong quá trình đăng ký điền thông tin. Xem Hướng dẫn xét học bạ trực tuyến tại: //www.nasiadka.com/4/13122/DNTU-Huong-dan-thi-sinh-xet-hoc-ba-truc-tuyen.html (Trong 24h, thí sinh có thể xem KQ và Giấy báo nhập học tại trang //xetonline.nasiadka.com) *Lưu ý: Nếu thí sinh đã có HB để ĐK thì bỏ qua Bước 1 và 2. Nếu thí sinh đã có Giấy CNTN (Hoặc hình scan/ hình chụp) từ Trường THPT thì bỏ qua Bước 3, 4, 5, 6. Nếu thí sinh đã có HB, Giấy CNTN thì đăng ký xét trực tuyến bình thường. Tại Bước 7 thì đính kèm hình scan/ hình chụp Giấy CNTN đã có. Nếu thí sinh đã đăng ký xét tuyển mà chưa nộp HB và Giấy CNTN thì gửi các hình chụp màn hình tại B2, B4, B6 qua Zalo 0904.39.77.33. Thí sinh tự chịu trách nhiệm về tính chính xác nội dung cung cấp khi đăng ký xét tuyển. Mẫu Giấy CNTN năm 2021: CÁC THẮC MẮC CẦN GIẢI ĐÁP LIÊN QUAN ĐẾN TUYỂN SINH, VUI LÒNG LIÊN HỆ: Bộ phận Tư vấn Tuyển sinh – bắn cá online Địa chỉ: Nguyễn Khuyến, KP5, P. Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai Điện thoại: (0251) 261 2241 - (0251) 399 8285 Hotline: 0986.39.7733 - 0904.39.7733 E-mail: [email protected] Website: //nasiadka.com ; //ts.nasiadka.com; Fanpage: Đại học Công nghệ Đồng Nai Chúc các bạn thành công ! PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtNgày 7/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. 1. Bài thi Toán học >>Tải về<< 2. Bài thi Ngữ văn >>Tải về<< 3. Bài thi Ngoại ngữ - Môn thi thành phần Tiếng Anh >>Tải về<< - Môn thi thành phần Tiếng Đức >>Tải về<< - Môn thi thành phần Tiếng Nga >>Tải về<< - Môn thi thành phần Tiếng Nhật >>Tải về<< - Môn thi thành phần Tiếng Pháp >>Tải về<< - Môn thi thành phần Tiếng Trung >>Tải về<< 4. Bài thi Khoa học tự nhiên: - Môn thi thành phần Vật lí >>Tải về<< - Môn thi thành phần Hóa học >>Tải về<< - Môn thi thành phần Sinh học >>Tải về<< 5. Bài thi Khoa học xã hội: - Môn thi thành phần Lịch sử >>Tải về<< - Môn thi thành phần Địa lí >>Tải về<< - Môn thi thành phần Giáo dục công dân >>Tải về<< Đường dẫn tải về toàn bộ Đề thi tham khảo: >>Tải về<< Bộ Giáo dục và Đào tạo
Xem chi tiếtNgày 01/3, Bộ Giáo dục và đào tạo công bố đề thi tham khảo nhằm định hướng ôn tập cho học sinh chuẩn bị tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Đề thi tham khảo của 9 môn thi (nằm trong 5 bài thi tốt nghiệp THPT) gồm toán, ngữ văn, các môn ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân. Đề thi tham khảo sẽ giúp học sinh nắm được cấu trúc đề thi theo ma trận đã được Bộ Giáo dục và đào tạo xây dựng theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đây là đề thi nhằm mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng dạy học ở bậc THPT nên bám sát kiến thức cơ bản trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, nhưng vẫn có phần phân hóa nằm ở nhóm câu hỏi ở mức vận dụng, vận dụng cao, chiếm 10 - 15% tổng nội dung đề thi. Xem đề thi tham khảo môn Toán tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Vật lí tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Hóa học tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Sinh học tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Ngữ văn tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Lịch sử tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Địa lí tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Giáo dục công dân tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Anh tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Nga tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Pháp tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Trung tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Đức tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Nhật tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Hàn tại đây.
Xem chi tiếtNhằm cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc của thí sinh, phụ huynh và các tổ chức, cá nhân liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2021 như sau:
Xem chi tiếtSo với đề tham khảo thi THPT quốc gia 2020 mà Bộ GD-ĐT đã công bố ngày 3.4, đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT lần này có số câu hỏi về Covid-19 nhiều hơn. Qua đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2020, lượng câu hỏi mang tính thời sự về dịch bệnh Covid-19 nhiều hơn, khiến học sinh thích thú tìm hiểu. Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh cho rằng "dễ thở" vì độ khó đã giảm đi. Điều đặc biệt, môn tiếng Anh và GDCD có số câu hỏi về dịch Covid-19 tăng rõ rệt. Cụ thể, ở môn thi tiếng Anh, đề yêu cầu đọc đoạn văn về dịch Covid-19 để trả lời câu hỏi từ câu 36 đến câu 42. Môn GDCD trong bài thi khoa học xã hội cũng rải rác các câu hỏi liên quan đến dịch bệnh Covid-19 (các câu 89, 92, 94, 101, 108 ,109, 116, 117) ước tính chiếm hơn 6% số điểm trong toàn bài thi khoa học xã hội. Hoàng Hoài An (học sinh lớp 12, Trường THPT Cam Lộ, Quảng Trị), cho biết so với đề tham khảo trước đó, mức độ khó của đề tham khảo lần này đã được giảm đi. Đồng thời, số câu hỏi về dịch bệnh Covid-19 xuất hiện trong môn thi tiếng Anh, môn GDCD trong bài thi khoa học xã hội tăng lên, khiến học sinh cảm thấy khá thú vị. Đoạn văn trong môn thi tiếng Anh liên quan đến tình hình dịch Covid-19 ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Câu hỏi về đoạn văn liên quan dịch Covid-19 ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Hoài An bày tỏ: “Mình cảm nhận đề tham khảo môn tiếng Anh, mức độ phần ngữ pháp đã được giảm nhưng phần đọc hiểu đã tăng hơn”. Tương tự, Huỳnh Nguyễn Thảo Uyên (học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Long An, Long An), cũng chia sẻ để làm tốt các dạng câu hỏi liên quan đến dịch Covid-19 cần cập nhật tin tức, theo dõi tình hình dịch bệnh thường xuyên từ báo, đài. Học sinh lớp 12 năm nay bắt đầu quay lại trường và chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 VŨ LÂM Uyên cho biết cụ thể: “Môn tiếng Anh có vẻ khó vì có nhiều từ vựng mới. Mình nghĩ để đạt kết quả tốt trong kỳ thi, nên tìm những từ vựng phổ biến về Covid-19 học và đọc những bài báo tiếng Anh về Covid -19 cập nhật vốn từ cho mình. Còn môn GDCD, nên theo dõi các thông tin, những điều luật mới được ban bố để phòng chống dịch Covid-19 từ Nhà nước. Đồng thời, dạng câu hỏi dịch bệnh ở môn này không quá khó...”. Câu 94 và 96 của đề tham khảo môn GDCD liên quan dịch Covid-19 ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Câu 116, 117 liên quan dịch Covid-19 ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Lưu Trọng Phúc (học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Long An) cho rằng đề thi lần này các câu hỏi có hướng thời sự, tình hình thực tế nhiều hơn. Các câu hỏi liên quan dịch bệnh Covid-19 đưa vào bài thi không phải là những câu hỏi khó, vì đó là những tình huống thực tế học sinh đã gặp, đã được nghe và đã được tuyên truyền, học tập ở nhà và khi đến trường. Học sinh xem tin tức và thời sự thường xuyên có thể nắm rõ tình hình thực tế hơn, để khi làm bài liên hệ vào bài thi cũng dễ dàng hơn. Nhưng không được chủ quan mà phải càng tập trung hiểu biết nhiều hơn, dù cho đề ra nội dung liên quan dịch Covid-19 hay là vấn đề gì trong cuộc sống. Cô Nhan Hoài Thương (giáo viên bộ môn GDCD, Trường THPT Phú Hưng, Cà Mau) chia sẻ: “Đề thi tăng các câu hỏi về Covid-19 vì vấn đề này mang tính thời sự, thực tiễn trong cuộc sống. Đồng thời sẽ mang tính giáo dục và tuyên truyền pháp luật về phòng chống dịch Covid-19 trong học sinh. Câu hỏi, tình huống thực tiễn trong cuộc sống sẽ giúp học sinh phân biệt được đúng sai, rèn luyện cho học sinh trong việc thực hiện pháp luật và rèn luyện kỹ năng phê phán cái xấu trong xã hội và ủng hộ cái đúng”. Thầy Quách Phong Phúc (giáo viên Trường THPT Phú Hưng, Cà Mau) cho biết: "Khi xem qua 2 đề tham khảo (thi THPT quốc gia 2020 và thi tốt nghiệp THPT 2020), tôi nhận thấy đề khá giống nhau. Tuy nhiên, đề tham khảo lần này có số câu nhận biết và thông hiểu nhỉnh hơn một chút so với trước. Tuy nhiên, học sinh không nên chủ quan trong việc ôn tập". Theo Vũ Lâm, Báo Thanh Niên
Xem chi tiếtBộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị GD&TĐ - Ngày 14/4, tại Trường Đại học Công nghệ TPHCM diễn ra Hội nghị các trường đại học ngoài công lập với sự tham dự của 60 trường. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội nghị và giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của các trường. Đại học ngoài công lập - mắt xích không thể thiếu trong hệ thống Đó là nhận định của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục khi nói về vai trò của hệ thống các trường đại học ngoài công lập (ĐH NCL) trong sự phát triển của hệ thống GD ĐH nước nhà. Sự quan trọng ấy không chỉ được thể hiện ở con số 1.000 tỉ đồng tiền thuế mà các trường ĐH NCL đã đóng góp cho nhà nước, mà còn ở con số các trường và tỉ lệ sinh viên đang theo học, cũng như nguồn nhân lực được cung cấp cho xã hội hàng năm. Và để có cái nhìn tổng thể, khách quan, làm cơ sở cho những bàn luận, đề xuất, kiến nghị… qua đó, đưa ra các giải pháp tháo gỡ một cách triệt để nhằm giúp hệ thống các trường ĐH NCL phát triển ổn định, bền vững, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo một nhóm chuyên gia, tiến hành nghiên cứu một cách chi tiết, tổng thể thực trạng hoạt động của các trường. Đại diện Trường Đại học Văn Lang nêu ý kiến tại hội nghị Tại Hội nghị, PGS.TS Phạm Thị Huyền - Đại diện cho nhóm nghiên cứu cho biết: Qua thống kê và nghiên cứu cho thấy, năm 1987, hệ thống GDĐH chưa có trường ĐH NCL, năm 1994 có 5 trường và đến cuối năm 2016 đã có 60 trường, chiếm tỷ lệ 25,5% số trường đại học với quy mô đào tạo trình độ đại học là 232.367 sinh viên, chiếm tỷ lệ 13,16% sinh viên đại học trong cả nước. Mặc dù có sự phát triển nhanh chóng về số lượng trường, nhưng quy mô đào tạo còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu, kỳ vọng của Chính phủ là đến cuối năm 2020 có khoảng 40% sinh viên học tập trong các trường ĐH NCL. Theo PGS.TS Phạm Thị Huyền, có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả nói trên như khung khổ pháp lý và chính sách của Nhà nước; kinh nghiệm quản trị, quản lý đại học chưa nhiều; môi trường hoạt động và nội lực của các trường ĐH NCL; tâm lý của xã hội đặc biệt là người học đối với các trường ĐH NCL... Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của hệ thống các trường ĐH NCL trong hệ thống trong hơn 20 năm qua. Đóng góp của các trường ĐH NCL cho hệ thống GDĐH là không nhỏ, nhưng theo TS Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, hình ảnh của các trường NCL vẫn chưa thật tốt trong mắt mọi người. Ngoài ánh mắt “thiếu thiện cảm” từ các cơ quan truyền thông, tâm lý của phụ huynh thì chính “người trong nhà” cũng chưa có cái nhìn đúng đắn với các trường. Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ cho các trường của Chính phủ, Bộ GD&ĐT vẫn còn mờ nhạt. Vì vậy TS Phan Ngọc Sơn cho rằng, điều gì có thể sửa, làm ngay trong việc hỗ trợ cho các trường, đề nghị Chính phủ và Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu triển khai kịp thời. Nhất là việc Bộ GD&ĐT cần cân nhắc, nghiên cứu để kiến nghị với Bộ Tài chính cho phép Bộ GD&ĐT được “hồi vốn” 1.000 tỉ đồng tiền thuế để tái đầu tư cho các trường NCL. Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã thẳng thắn nhìn nhận, chỉ ra những tồn tại hạn chế của hệ thống như: Chất lượng đào tạo các trường chưa đồng bộ, sự đầu tư cơ sở vật chất nhiều nơi chưa thật tốt, công tác kiểm định chất lượng vẫn sơ sài…. Tuy nhiên, theo ông Lê Hồng Minh - Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, những bất cập, yếu kém tồn tại nêu trên đã “mờ nhạt” đi so với thời gian đầu rất nhiều trước những đóng góp to lớn của các trường cho hệ thống GDĐH. Sự yếu kém và một số bất cập còn tồn tại xuất phát từ sự thiếu quan tâm Nhà nước. Sự bất cập, bất bình đẳng giữa trường công và trường tư vẫn còn rất nhiều. Từ thực tế đang tồn tại, ông Lê Hồng Minh kiến nghị: "Nhà nước chỉ nên bao cấp cho những trường ĐH công đóng góp và làm công tác đào tạo nhân lực ở những vùng đặc biệt khó khăn. Còn những trường ở thành thị, các trường có điều kiện thì nên ngừng, không bao cấp nữa để giảm bớt ngân sách bao cấp, đầu tư cho các trường ĐH NCL”. Toàn cảnh hội nghị Không có sự phân biệt trường công - trường tư Đây là khẳng định của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi trả lời các kiến nghị của các đại biểu. Theo Bộ trưởng, mọi vấn đề của hệ thống GDĐH đã và sẽ đi theo hướng mở, tự chủ tối đa. Công tác NCKH, đăng ký đề tài, chính sách học bổng cho sinh viên, hỗ trợ bồi dưỡng giảng viên, hay vốn vay ưu đãi, hỗ trợ quỹ đất… đều được thực hiện dân chủ, công bằng trong toàn hệ thống, bất cứ trường nào cũng đều bình đẳng. Thực tế, nếu đối sánh với hội nghị của các trường ĐH NCL diễn ra vào năm 2008, báo cáo nghiên cứu tại Hội nghị lần này đã cho thấy những điểm sáng rất lớn của hệ thống giáo dục ĐH NCL. Ngoài số lượng trường sở hữu cơ sở vật chất của chính mình tăng lên ( 24/60 trường), nhiều trường còn có số lượng GV cơ hữu cao gấp nhiều lần các trường ĐH công lập. Điển hình như Trường Đại học Nguyễn Tất Thành có đến 1.211 GV cơ hữu trên tổng số 1.534 GV. Trường HUTECH có 925 GV cơ hữu/ 1.311 GV, Trường ĐH Duy Tân có 731 GV cơ hữu/956 GV. Đặc biệt, công tác đầu tư cho NCKH cũng đã được các trường chú trọng rất nhiều. Nhiều trường có hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ nổi bật, với chỉ số ứng dụng cao như: ĐH Duy Tân (đề tài cấp Nhà nước 20 đề tài), ĐH Nguyễn Tất Thành (có 17 đề tài cấp Nhà nước), HUTECH (4 đề tài cấp Nhà nước), FPT (3 đề tài cấp Nhà nước) và Hoa Sen (2 đề tài cấp Nhà nước)… Sinh viên Trường HUTECH Đánh giá về những chuyển biến mạnh mẽ của hệ thống các trường ĐH NCL, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ghi nhận sự cố gắng vượt khó của các trường, Bộ trưởng cho rằng ngoài việc tháo gỡ các chính sách, cơ chế đang bất cập, kìm hãm sự phát triển của các trường ĐH NCL, thì nhiệm vụ tối quan trọng của Bộ GD&ĐT là sớm xây dựng được các chính sách hỗ trợ tốt hơn, đúng mức hơn cho các trường ĐH NCL. Bộ trưởng cũng mong muốn các trường tiếp tục gửi các ý kiến, kiến nghị (thẳng thắn, trực diện) về Bộ GD&ĐT để từ đó Bộ GD&ĐT sẽ có những chính sách phù hợp, giúp các trường phát triển tốt hơn, thực hiện thành công chủ trương xã hội giáo dục đại học của Chính phủ. //giaoducthoidai.vn/giao-duc/som-xay-dung-cac-chinh-sach-ho-tro-tot-hon-dung-muc-hon-cho-cac-truong-dh-ngoai-cong-lap-3165548-v.html Nguồn: //giaoducthoidai.vn
Xem chi tiếtNăm 2017, năm đầu tiên thí sinh không bị giới hạn số lượng nguyện vọng đăng ký vào các ngành, trường. Năm 2017, thí sinh chỉ được điều chỉnh 1 lần trong đăng ký xét tuyển đại học Bộ GD-ĐT vừa có hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học năm 2017. Theo đó, mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) 1 lần trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức. Bộ GD-ĐT cũng quy định, thời gian thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ bắt đầu từ 1/4 và kết thúc vào ngày 20/4 chứ không phải là 30/4 như năm 2016. Quy trình xét tuyển đại học đợt 1 sẽ bắt đầu từ 28/7 đến 17h ngày 30/7. Đợt xét tuyển bổ sung sẽ được bắt đầu từ ngày 13/8. Năm 2017, năm đầu tiên thí sinh không bị giới hạn số lượng nguyện vọng đăng ký vào các ngành, trường. Tuy nhiên, thí sinh cần cân nhắc, không nên đăng ký tràn lan. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho biết, dù thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng, các em phải tính toán thật kỹ, không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng. Nếu đăng ký nhiều nhưng thí sinh cũng chỉ được trúng tuyển vào một nguyện vọng. Do vậy, nguyện vọng đầu tiên ghi trên giấy đăng ký dự thi sẽ là quan trọng nhất. Nếu đăng ký suông thì rất nguy hiểm vì có khả năng bị trúng tuyển vào ngành không yêu thích. Sau khi có hướng dẫn đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng, Bộ GD-ĐT yêu cầu các Sở GD-ĐT cần hướng dẫn thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để truy cập vào Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT nhằm kiểm tra thông tin cá nhân và thực hiện điều chỉnh ĐKXT trực tuyến. Đối với thí sinh có nhu cầu thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT sau khi có kết quả thi THPT quốc gia. “Mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh ĐKXT 1 lần trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức: trực tuyến hoặc bằng Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT”, Bộ GD-ĐT lưu ý. Đối với điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến: thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT. Lưu ý thí sinh: phương thức này chỉ chấp nhận khi số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT. Điều chỉnh bằng Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT: thí sinh được điều chỉnh tăng thêm số lượng nguyện vọng so với số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT và phải nộp bổ sung lệ phí cho số nguyện vọng tăng thêm theo quy định. Thí sinh phải điền đầy đủ thông tin vào Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT và gửi trực tiếp về điểm thu nhận hồ sơ để cán bộ máy tính cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT. Lưu ý thí sinh ghi đúng mã trường, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của trường. Nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại. Bộ GD-ĐT yêu cầu nơi cập nhật Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT của thí sinh và chịu trách nhiệm về thông tin đã cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT; trong trường hợp nhập sai thông tin so với Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT của thí sinh thì phải điều chỉnh lại khi thí sinh đề nghị và lưu bản đề nghị điều chỉnh sai sót của thí sinh. //www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/nam-2017-thi-sinh-dang-ky-xet-tuyen-dai-hoc-nhu-the-nao-c216a855102.html Nguồn: //www.24h.com.vn
Xem chi tiết