Vào sáng ngày 30/10/2019, tại phòng họp 3 Trung tâm Thông tin Thư viện đã diễn ra chương trình tập huấn đào tạo kỹ năng cho giảng viên nằm trong kế hoạch triển khai đề xướng CDIO cho hoạt động đào tạo và cập nhật chương trình đào tạo khóa học 2020 – 2024, phụ trách đào tạo là TS. Nguyễn Huy Hoàng – Talent Mind Education (Đại diện Nick Owen Associates, Vương Quốc Anh tại Việt Nam).
Khóa đào tạo - huấn luyện được thiết kế nhằm cập nhật các phương pháp, kỹ thuật và công cụ làm việc chuyên nghiệp theo định hướng của cách tiếp cận CDIO, các chuẩn chất lượng đào tạo theo AUN-QA, ABET từng bước đào tạo sinh viên phát triển đồng bộ bao gồm: kiến thức, kỹ năng và thái độ để hình thành năng lực làm việc. Hướng tới xây dựng mô hình đào tạo tập trung vào việc phát triển toàn diện cho sinh viên, nâng cao kỹ năng lập luận kỹ thuật và giải quyết vấn đề, khám phá tri thức, suy nghĩ tầm hệ thống, tư duy sáng tạo, tư duy phán xét, và đạo đức nghề nghiệp.
PHT-TS.Trần Đức Thuận phát biểu khai mạc lớp tập huấn
TS. Nguyễn Huy Hoàng – Giảng viên đào tạo cấp cao - Talent Mind Education (Đại diện Nick Owen Associates, Vương Quốc Anh tại Việt Nam)
Phát biểu tại buổi khai mạc PHT-TS. Trần Đức Thuận nhấn mạnh: Mô hình CDIO (Conceive – Design - Implement - Operate) đã được áp dụng tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai trong những năm gần đây và bước đầu đạt được những thành công nhất định. Nhận thấy chìa khóa thành công của chiến lược đào tạo theo định hướng tiếp cận CDIO là việc nâng cao kỹ năng giảng dạy của giảng viên nhằm hướng dẫn cho sinh viên những kỹ năng cá nhân, giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả, kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống. Hình thành kỹ năng giao tiếp tập trung vào những tương tác cá nhân và nhóm, tài đàm phán và lãnh đạo. các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống tập trung vào hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống trong các bối cảnh doanh nghiệp, kinh doanh và xã hội.
Các giảng viên đang tham gia bài tập nhóm
Tham gia hoạt động kỹ năng giao tiếp cùng TS. Nguyễn Huy Hoàng
Khóa học diễn ra trong 4 ngày từ 30/10/2019 đến ngày 02/11/2019 với sự góp mặt của 30 giảng viên thuộc các chuyên ngành, thông qua khóa học giảng viên được cung cấp các kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng làm việc nhóm và quản lý nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và ứng dụng tư duy phản biện. Bên cạnh đó, giảng viên được học các kỹ năng giảng dạy cũng như các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, tư duy để giao tiếp trao đổi với sinh viên làm tiền đề cho hoạt động sinh viên sẽ được học tập theo hướng tích hợp liên môn học chứ không chỉ đơn môn như trước đây.
Giảng viên trao đổi trong buổi tập huấn
Giảng viên sau khi được trang bị các kỹ năng này sẽ có khả năng ứng dụng, nâng cao hiệu quả công việc trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và giúp sinh viên rèn luyện thói quen, hình thành phong cách học tập và làm việc chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của công việc thực tế tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Khóa học diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động kết hợp cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, kích thích tinh thần sáng tạo của các thầy, cô.
Kết thúc khóa học, các giảng viên đã có những phản hồi tích cực về khóa học. Qua đây, giảng viên đã nhận thức rõ hơn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập luận kỹ thuật và giải quyết vấn đề, khám phá tri thức, suy nghĩ tầm hệ thống, tư duy sáng tạo, tư duy phán xét, và đạo đức nghề nghiệp. Cũng trong khóa học, giảng viên được thực hành trên lớp với chuyên gia ở những nội dung cụ thể qua từng buổi học. Sau khóa học giảng viên giảng dạy chuyên nghiệp, có kỹ năng thiết kế cấu trúc bài giảng, đánh giá năng lực sinh viên có kiến thức sử dụng hiệu quả các phương pháp, phương tiện hỗ trợ đào tạo trong quá trình giảng dạy.
Hướng dẫn hoạt động nhóm hiệu quả
Sau đợt tập huấn do Công ty Talent Mind Education phụ trách, mỗi giảng viên sẽ viết một bài thu hoạch ngắn gọn và súc tích, sẽ áp dụng những kỹ năng gì và tích hợp kỹ năng như thế nào vào các học phần giảng viên đang giảng dạy để đào tạo và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên đạt được mục tiêu và chuẩn đầu ra (CĐR) mỗi môn học, góp phần đạt CĐR của chương trình đào tạo (CTĐT). Nhà trường xây dựng Đề án đào tạo kỹ năng cho giảng viên toàn Trường, tổ chức các buổi tọa đàm để chia sẻ kinh nghiệm tích hợp kỹ năng vào các môn học cho giảng viên, đồng thời duy trì hoạt động này bằng việc đánh giá liên tục tính hiệu quả trong việc tích hợp kỹ năng vào môn học và CTĐT, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cải tiến cho chu trình sau và báo cáo kết quả phân tích, đánh giá cho Ban Giám hiệu theo định kỳ.
Phòng Quan hệ DN & Phát triển Kỹ năng
Phương pháp dạy kèm theo đề xướng CDIO hay sáng kiến CDIO là cụm chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anhː Conceive – Design – Implement – Operate, nghĩa là: Hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành. CDIO hiện được xem như là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tiếp cận rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo với yêu cầu thực tiễn, là một hệ thống phương pháp, hình thức tích lũy kiến thức, kỹ năng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, xã hội. CDIO không chỉ cung cấp một chuẩn đầu ra mà còn là một hướng dẫn rõ ràng về đào tạo, quản lý giáo dục. CDIO mang lại các giải pháp hữu ích trong việc triển khai chương trình đào tạo hiệu quả, là một trong những giải pháp đáp ứng các yêu cầu đặt ra từ phía các đơn vị sử dụng lao động đối với các cơ sở giáo dục Việt Nam trong việc đào tạo lực lượng lao động phải có tay nghề cao, mang tính thực tiễn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ năm 2015, bắn cá online (DNTU) đã từng bước tiếp cận CDIO nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Theo đó để duy trì việc ứng dụng CDIO trong hoạt động đào tạo hiệu quả, sáng ngày 06/3/2020, DNTU đã tổ chức Chương trình “Tập huấn cập nhật chương trình Đào tạo theo đề xướng CDIO” dưới sự chủ trì của TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng cùng với Lãnh đạo phòng Đào tạo – Khảo thí, Lãnh đạo các khoa chuyên ngành, Trưởng bộ môn và giảng viên tham gia xây dựng chương trình đào tạo của Nhà trường. TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại tập huấn PGS.TS. Lê Hoài Bắc phát biểu tại buổi tập huấn . Chuyên gia phụ trách đào tạo PGS.TS Lê Hoài Bắc đến từ Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) được mời tham gia tập huấn. Ở chuyên đề này, cán bộ, giảng viên Nhà trường được chia sẻ các nội dung thông qua khảo sát bài tập BlackBox và ITU; xử lí thông tin sau khảo sát; xây dựng Course Maps; Xây dựng ma trận phân nhiệm môn học; thêm và bổ sung nội dung môn học và xây dựng chuỗi môn học, ... Các giảng viên đang được đào tạo thông qua các bài tập của người hướng dẫn Sau buổi tập huấn, giảng viên DNTU sẽ được nâng cao khả năng cập nhật chương trình đào tạo theo đề xướng CDIO, giúp người học đạt được mục tiêu kép: Có kiến thức kỹ thuật chuyên môn sâu và nền tảng kiến thức, kỹ thuật đồng thời có khả năng dẫn đầu trong việc xây dựng và vận hành các sản phẩm, quy trình, hệ thống đạt hiệu quả trong môi trường ngày càng phức tạp về công nghệ và đòi hỏi tính bền vững; tiến tới cập nhật đồng bộ các CTĐT dựa theo đề xướng CDIO theo chu trình cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường từ nay đến năm 2025 nhằm đào tạo sinh viên có khả năng: Nắm vững kiến thức chuyên sâu hơn về quy tắc cơ bản của kỹ thuật, dẫn đầu trong kiến tạo và vận hành sản phẩm, quy trình hệ thống mới, điều quan trọng là hiểu được tầm quan trọng và tác động chiến lược của nghiên cứu và phát triển kỹ thuật đối với xã hội. Khả năng làm việc của sinh viên với yêu cầu của người tuyển dụng sẽ được gắn kết hơn, từ đó thu hẹp khoảng cách giữa việc đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực; giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi. kết thúc chương trình tập huấn các bộ môn sẽ có 2 tuần để xây dựng chương trình đào tạo theo hướng dẫn, sau đó Nhà trường tiếp tục mời chuyên gia tổ chức nghiệm thu chương trình đào tạo để đạt được chương trình chuẩn. Hoàng Lâm - CTV Phòng Truyền thông Một số hình ảnh tại buổi tập huấn:
Xem chi tiếtTuần qua, đoàn công tác bắn cá online do TS. Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng nhà trường dẫn đầu đã có buổi tham quan, học hỏi kinh nghiệm triển khai chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra CDIO và kinh nghiệm gia nhập tổ chức CDIO thế giới tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tiếp đoàn có PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Trường, TS. Ngô Hồng Điệp, Phó Hiệu trưởng, cùng Ban đề án Phát triển chất lượng đào tạo, và các thành viên trực tiếp tham gia xây dựng lộ trình CDIO. Chuyến đi nằm trong kế hoạch của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai trong định hướng phát triển chương trình giáo dục theo CDIO. Trong gần 3 giờ làm việc, các thành viên hai trường đã trao đổi kinh nghiệm về quá trình triển khai CDIO tại đơn vị, các thủ tục để gia nhập vào tổ chức CDIO thế giới, cũng như những thách thức, trở ngại có thể gặp phải trong quá trình thực hiện. Lãnh đạo hai đơn vị đã dành nhiều thời gian trao đổi về cách thức kết nối và kinh nghiệm gia nhập tổ chức CDIO thế giới Tại buổi làm việc, Ban CDIO của Trường Đại học Thủ dầu Một đã chia sẻ quá trình tiếp cận, kết nối với tổ chức CDIO thế giới. Trong quá trình triển khai, phải thực hiện đồng thời cả hai công tác đối nội và đối ngoại: Một mặt phải giới thiệu được hình ảnh của trường đến các thành viên CDIO thế giới thông qua các hội thảo quốc tế, hội nghị thường niên khu vực. Mặt khác phải chuẩn bị nội lực, lan tỏa kiến thức về CDIO đến tất cả các đơn vị, tạo được sự đồng lòng, quyết tâm thực hiện trong toàn trường. trung tâm cần tìm với những hiệu quả thực tế nhìn thấy được khi tiếp cận đề xướng CDIO, Trường Đại học Thủ Dầu Một sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cũng như hỗ trợ nhiệt tình cho Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai để trường thuận lợi hơn trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra. PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp tin tưởng, với năng lực và quyết tâm của mình, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai sẽ nhanh chóng được kết nạp làm thành viên tổ chức CDIO thế giới, cùng với Trường Đại học Thủ Dầu Một và các trường khác hỗ trợ lẫn nhau, kết nối thành mạng lưới CDIO tại Việt Nam. Lãnh đạo hai đơn vị cùng chụp hình lưu niệm TS. Phan Ngọc Sơn gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình tiếp đón, chia sẻ những kinh nghiệm, tài liệu hay nhất về quá trình thực hiện CDIO. Đáp lời, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp bày tỏ tình cảm yêu quý với Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Trường cũng mong muốn được hợp tác với Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai trong nhiều dự án nghiên cứu khoa học khác. Cuộc gặp gỡ chính thức giữa lãnh đạo hai trường là khởi đầu tốt đẹp cho mối quan hệ lâu dài giữa hai trường vì sự nghiệp phát triển giáo dục. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtNhằm để có thêm kinh nghiệm trong việc triển khai các hoạt động giảng dạy, xây dựng đề cương, đánh giá các học phần, thực hiện các thảo luận về kinh nghiệm giảng dạy tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ, xây dựng chuẩn đầu ra học phần, triển khai hoạt động đào tạo giảng viên có kỹ năng giảng dạy tích hợp, triển khai các hoạt động giảng dạy tích hợp, xây dựng các phương pháp đánh giá; chỉ ra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động giạng dạy tích hợp và trong việc phân bổ các chuẩn đầu ra về kỹ năng. Ngày 28/4/2021, bắn cá online tổ chức hội thảo Khoa học cấp trường “Tích hợp kỹ năng vào giảng dạy theo cách tiếp cận CDIO” năm 2021. Phát biểu mở đầu buổi hội thảo TS. Trần Đức Thuận – Phó hiệu trưởng Nhà trường đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đổi mới chương trình giảng dạy, Nhà trường luôn nghiên cứu, nỗ lực để xây dựng chương trình đào tạo các chuyên ngành của trường phù hợp theo định hướng ứng dụng thực tiễn, có chất lượng và có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội, theo kịp với nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp. TS. Trần Đức Thuận – Phó hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc hội thảo Triển khai các phiên làm việc, hội thảo đã chọn ra 5 tham luận tham gia báo cáo trực tiếp. Báo cáo tham luận 1: Tích hợp kỹ năng vào giảng dạy môn học Tin học đại cương trong Công nghệ thông tin theo cách tiếp cận CDIO (ThS. Nguyễn Văn Quyết trình bày) Báo cáo tham luận 2: Vận dụng phương pháp tiếp cận CDIO theo hướng phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong thiết kế bài giảng môn Thực hành Kế toán P1 tại DNTU (ThS. Trần Thị Huyên trình bày) Báo cáo tham luận 3: Phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm, đạt các chuẩn đầu ra theo CDIO (ThS. Nguyễn Hồng Ánh và ThS. Nguyễn Hải Đăng trình bày) Báo cáo tham luận 4: Thực trạng và giải pháp giảng dạy và học kỹ năng nói bộ môn Tiếng anh tổng quát tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học thuộc bắn cá online (ThS. Nguyễn Thị Loan trình bày) Báo cáo tham luận 5: Nâng cao hiệu quả giảng dạy tích hợp trong đào tạo Đại học theo định hướng CDIO: Trường hợp nghiên cứu ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, bắn cá online (ThS. Nguyễn Thị Minh Thương trình bày) Bên cạnh các tham luận trình bày, trong hội thảo, các đại biểu, các nhà khoa học đã tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng như: một số kỹ năng, nguyên tắc giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề, khả năng tích hợp các kỹ năng vào các học phần nhằm phát triển tối đa năng lực cho sinh viên trong quá trình giảng dạy chuyên môn. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc áp dụng Phương pháp giảng dạy và học tập tích cực theo định hướng CDIO và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đang được các trường Đại học chú trọng áp dụng và phát triển. Nắm bắt được các xu thế này, bắn cá online không ngừng nâng cao, tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên trau dồi những phương pháp giảng dạy, học tập mới. Khép lại Hội thảo, TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, đã đặt kỳ vọng rằng, sau hội thảo này, các giảng viên, nhà nghiên cứu sẽ có nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về áp dụng CDIO trong đào tạo. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtHiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Qua khảo sát, Trường ĐHCNĐN được biết có nhiều bạn sinh viên trong phường Trải Dài (khu vực phong tỏa) đang gặp khó khăn về vấn đề lương thực. Trong các ngày 01 và 03 /08/2021, Đoàn thanh niên – Hội sinh viên của bắn cá online đã “ra quân” đợt 2,3 - phân phát 60 phần quà gửi đến các bạn sinh viên của trường đang gặp khó khăn do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. “Chúng tôi hy vọng những sẻ chia này cùng với hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức khác sẽ giúp các em đảm bảo sức khoẻ, an toàn vượt qua đợt dịch căng thẳng" – Thầy Nguyễn ĐÌnh Thái – Bí thư Đoàn bắn cá online chia sẻ Thay mặt cho toàn thể sinh viên xin gửi lời cảm ơn đến quý nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và Công an phường Trảng Dài đã cùng đồng hành, chia sẻ với Nhà trường. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtVào sáng ngày 26/05, tại phòng họp 3 Trung tâm Thông tin Thư viện đã diễn ra buổi tập huấn triển khai xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo theo mô hình "CDIO" với do thầy Trần Đức Thuận làm trưởng bản tổ chức với sự tham gia của Phòng Quan hệ Doanh Nghiệp và Phát triển kỹ năng, Phòng Đào tạo - Khảo thí, Lãnh đạo các khoa và giảng viên của các khoa. Phụ trách đào tạo là thầy Lâm Quang Vũ - Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) - Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM). Mở đầu buổi tập huấn, thầy Trần Đức Thuận tuyên bố lý do buổi tập huấn và giới thiệu thành phần tham dự. TS. Trần Đức Thuận tuyên bố lý do và giới thiệu khách mời Với mục đích xây dựng, điều chỉnh, chuẩn hóa và công bố công khai chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy của Nhà trường theo đề xướng CDIO, góp phần thực hiện trách nhiệm cam kế và giải rình của Trường đối với người học và xã hội. Làm cơ sở cập nhật các chương trình đào tạo cho tất cả các chuyên ngành theo một quy trình chuẩn. TS. Lâm Quang Vũ tại buổi tập huấn Tầm nhìn của dự án là mang đến cho sinh viên một nền giáo dục nhấn mạnh về nền tảng kỹ thuật trong bối cảnh Hình thành Ý tưởng - Thiết kế - Triển khai - Vận hành (Conceiving – Designing – Implementing – Operating – CDIO) các hệ thống và sản phẩm thực tế. Quy trình này được xây dựng một cách khoa học, hợp lý, logic, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau. Chính vì thế bắn cá online đã cập nhật chương trình đào tạo (CTĐT) theo hướng CDIO.Nhằm giúp người học đạt được ba mục tiêu chung đó là: Nắm vững kiến thức chuyên sâu của nền tảng kỹ thuật. Dẫn đầu trong việc kiến tạo và vận hành sản phẩm và hệ thống mới. Hiểu được tầm quan trọng và tác động chiến lược của nghiên cứu và phát triển công nghệ đối với xã hội. trung tâm tìm nhận thấy nhằm đào tạo sinh viên có khả năng , Nắm vững kiến thức cơ sở ngành, Dẫn đầu trong kiến tạo và vận hành sản phẩm, quy trình, và hệ thống mới, Hiểu rõ tầm quan trọng và tác động mang tính chiến lược của việc nghiên cứu và phát triển công nghệ đối với xã hội nhằm thu hút sinh viên cho ngành kỹ thuật và đa dạng hóa nguồn nhân lực kỹ thuật Theo đó, Đại học Công nghệ Đổng Nai đã triển khai áp dụng xây dựng chương trình đào tạo không chỉ riêng khối ngành kỹ thuật mà còn được áp dụng cho cả khối ngành khoa học xã hội, sư phạm. Trường đã thiết kế lại chương trình đào tạo giảm thời lượng lý thuyết, tăng thực hành, thí nghiệm; sinh viên sẽ được học tập theo hướng tích hợp liên môn chứ không chỉ đơn môn như trước đây. Thành phần ban lãnh đạo và giảng viên đến từ các khoa Sự khác biệt quan trọng khi xây dựng chương trình đào tạo theo CDIO là việc lựa chọn chuẩn đầu ra dựa trên sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là các bên khách quan như: sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng. Đối với khối ngành CNTT, Trường đã rất thành công trong việc thiết kế và triển khai chương trình đào tạo theo đề xướng CDIO, đồng thời chương trình đang được hoàn thiện và chuẩn bị kiểm định theo chuẩn AUN-QA. Mô tả: Kiến thức, kỹ năng, và thái độ được dự định đạt được kết quả của giáo dục kỹ thuật, nghĩa là, các chuẩn đầu ra, được hệ thống hóa trong Đề cương CDIO. Những chuẩn đầu ra này liệt kê đầy đủ những gì sinh viên nên biết và nên có khả năng làm khi kết thúc chương trình kỹ thuật của họ. Các giảng viên đang làm bài tập theo nhóm Bên cạnh các chuẩn đầu ra cho kiến thức chuyên ngành kỹ thuật , Đề cương CDIO chỉ rõ các chuẩn đầu ra là những kỹ năng cá nhân và giao tiếp, và kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống. Các chuẩn đầu ra Cá nhân tập trung vào việc phát triển nhận thức và cảm tính cho các sinh viên, ví dụ, lập luận kỹ thuật và giải quyết vấn đề, thí nghiệm và khám phá tri thức, suy nghĩ tầm hệ thống, tư duy sáng tạo, tư duy phán xét, và đạo đức nghề nghiệp. Các chuẩn đầu ra Giao tiếp tập trung vào những tương tác cá nhân và nhóm, chẳng hạn như, làm việc theo nhóm, tài lãnh đạo, và giao tiếp. Các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống tập trung vào hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, và vận hành các hệ thống trong các bối cảnh doanh nghiệp, kinh doanh, và xã hội. Các chuẩn đầu ra được xem xét và phê chuẩn bởi các bên liên quan chính yếu, các nhóm có chung mối quan tâm đến các sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình kỹ thuật, nhằm đảm bảo tính thống nhất với các mục tiêu của chương trình và phù hợp với thực hành kỹ thuật. Bên cạnh đó, các bên liên quan giúp xác định trình độ năng lực mong đợi, hay tiêu chuẩn của thành quả, cho từng chuẩn đầu ra. Các giảng viên đang đặt câu hỏi Cơ sở lý luận: Việc đặt ra các chuẩn đầu ra cụ thể giúp đảm bảo rằng các sinh viên có được một nền móng/cơ sở phù hợp cho tương lai của họ. Các tổ chức kỹ thuật nghề nghiệp và những người đại diện của doanh nghiệp đã xác định các tố chất chính yếu của những người kỹ sư mới bước vào nghề cả về các lĩnh vực kỹ thuật lẫn nghề nghiệp. Hơn nữa, nhiều cơ quan đánh giá và kiểm định yêu cầu các chương trình kỹ thuật phải xác định các đầu ra của chương trình về các mặt kiến thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên tốt nghiệp của họ. Lãnh đạo khoa và giảng viên chụp ảnh lưu niệm sau buổi tập huấn ”Chương trình CDIO giúp phát triển kỹ năng và năng lực thực hành nghề nghiệp cần thiết cho SV thông qua tăng cường đánh giá quá trình, phát huy tư duy sáng tạo, tăng cường giao tiếp với GV với sự hỗ trợ của hệ E-learning, và thực hiện các bài tập lớn”.
Xem chi tiếtTừ năm 2016 đến nay, bắn cá online định kỳ cập nhật các chương trình đào tạo chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và tính hội nhập quốc tế. Đặc biệt, Nhà trường đã và đang trong quá trình chuyển đổi sang mô hình đào tạo theo bối cảnh CDIO, viết tắt của Ý tưởng – Thiết kế - Triển khai – Vận hành, một cách tiếp cận trong đào tạo đại học được nhiều trường hàng đầu thế giới đang áp dụng. Nhằm có thêm nhiều giải pháp để triển khai thành công hoạt động trên, từ ngày 26 - 27/8/2019, Đoàn công tác của Nhà trường gồm 05 thành viên, trong đó Trưởng đoàn là TS. Phan Ngọc Sơn – Hiệu trưởng, TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo; TS. Lưu Hồng Quân – Trưởng khoa Công nghệ, TS. Vũ Thịnh Trường – Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và ThS. Lê Chân Thiện Tâm – Trưởng Ban CNTT đã đến thăm trường Singapore Polytechnic – đơn vị đã triển khai thành công CDIO từ năm 2007 với 15 chương trình đào tạo và làm việc với Bà Helene Leong – Giám đốc bộ phận phát triển chương trình đào tạo, kiêm Đồng Trưởng ban khu vực Châu Á của Tổ chức Sáng kiến CDIO Quốc tế. Tại buổi làm việc, TS. Phan Ngọc Sơn đã tranh thủ giới thiệu tổng quan về bắn cá online và định hướng chiến lược phát triển của Nhà trường, trong đó triển khai thành công hoạt động đào tạo theo tiếp cận CDIO là một chiến lược rất quan trọng và được ưu tiên đầu tư. TS. Phan Ngọc Sơn tóm tắt về quá trình Nhà trường biết đến và triển khai CDIO từ năm 2015, những thuận lợi và khó khăn gặp phải, từ đó mong muốn với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Singapore Polytechnic, Bộ Giáo dục Singapore và tư vấn, tập huấn cho nhiều trường, bà Helene Leong sẽ chia sẻ và đề xuất các giải pháp cho Nhà trường để có thể thực hiện thành công chiến lược này. TS. Phan Ngọc Sơn cũng nói thêm rằng “Ban lãnh đạo Nhà trường rất quyết tâm thực hiện thành công CDIO. Bởi chúng tôi nhận thức được rằng CDIO sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, giảng viên, doanh nghiệp và cộng đồng”. Hình ảnh buổi làm việc Phát biểu tại buổi làm việc, bà Helene Leong bày tỏ sự vui mừng khi Ban lãnh đạo Nhà trường đã dành thời gian đến thăm Singapore Polytechnic và chia sẻ quá trình triển khai áp dụng CDIO tại bắn cá online . Điều này đã cho thấy sự quyết tâm rất lớn của những người đứng đầu - là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại của Kế hoạch triển khai CDIO. Từ kinh nghiệm triển khai CDIO tại Singapore Polytechnic, bà cho rằng quá trình xây dựng Chương trình đào tạo chặt chẽ theo phương pháp luận của CDIO là rất quan trọng. các kỹ năng mềm bao gồm Kỹ năng cá nhân và Kỹ năng làm việc trong đội ngũ đa ngành cần được khảo sát người sử dụng lao động và cựu sinh viên một cách bài bản và kỹ lưỡng nhằm lựa chọn những kỹ năng thiết yếu với yêu cầu nghề nghiệp. Nhà trường cần bổ sung các học phần hỗ trợ sinh viên phát triển tư duy thiết kế (Design Thinking), tư duy sáng tạo (Innovation) bởi đây là nội dung cốt lõi của CDIO. Bà Helene Leong cũng chia sẻ thêm về kinh nghiệm tạo sự đồng thuận của giảng viên từ mô hình “Nhận thức (Mindset – Bộ công cụ kỹ năng (Skillset) – Hành vi giảng dạy (Changing behaviour)” mà Singapore Polytechnic đã áp dụng. Hai bên trao quà kỷ niệm Trước khi kết thúc buổi làm việc, TS. Phan Ngọc Sơn thay mặt Nhà trường gửi lời mời chính thức đến Bà Helene Leong đến thăm bắn cá online ngay trong năm 2019 và có buổi chia sẻ về những lợi ích mà CDIO mang lại đến đội ngũ quản lý và giảng viên của Nhà trường. Bà Helene Leong đã vui vẻ nhận lời. Cũng nhân chuyến công tác đến Singapore, Đoàn cũng tranh thủ đến làm việc với Khoa Kỹ Thuật và thăm Trung tâm nghiên cứu sáng tạo của Trường Temasek Polytechnic – Một thành viên của Hiệp hội P2A. Đón tiếp Đoàn gồm có: TS. Wong Kia Ngee - Trưởng Khoa Kỹ thuật, Teo Sze Cheng – Trưởng phòng Quan hệ Quốc tế, và TS.Tony Halim – Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật. Hai bên đã trao đổi về việc đẩy mạnh các chương trình giao lưu văn hoá và triển khai hoạt động thực tập quốc tế cho sinh viên hai trường. Dưới đây là một số hình ảnh của buổi làm việc: Đoàn công tác làm việc với Khoa Kỹ Thuật, Trường Temasek Polytechnic Đoàn tham quan Trung tâm in 3D Trung tâm nghiên cứu Robot và Trí tuệ nhân tạo (AI) Kết thúc buổi làm việc, TS, Phan Ngọc Sơn cảm ơn Đại diện Trường Temasek đã tiếp đón Đoàn và gửi lời mời đến Ban lãnh đạo Nhà Trường đến thăm bắn cá online trong dịp gần nhất. TS. Vũ Thịnh Trường – Phòng Hợp tác Quốc tế
Xem chi tiếtVào ngày 25/05/2021, tại Hội trường Trung tâm tích hợp đã Tổ chức lớp tập huấn kỹ năng giảng dạy tích hợp theo CDIO đợt 3 Khóa đào tạo - huấn luyện được thiết kế nhằm cập nhật các phương pháp, kỹ thuật và công cụ làm việc chuyên nghiệp theo định hướng của cách tiếp cận CDIO, các chuẩn chất lượng đào tạo theo AUN-QA, ABET từng bước đào tạo sinh viên phát triển đồng bộ bao gồm: kiến thức, kỹ năng và thái độ để hình thành năng lực làm việc. Hướng tới xây dựng mô hình đào tạo tập trung vào việc phát triển toàn diện cho sinh viên, nâng cao kỹ năng lập luận kỹ thuật và giải quyết vấn đề, khám phá tri thức, suy nghĩ tầm hệ thống, tư duy sáng tạo, tư duy phán xét, và đạo đức nghề nghiệp. TS. Trần Đức Thuận - Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu trước buổi học Khóa học diễn ra trong 03 ngày (25,27,29/05/2021) với sự góp mặt của các giảng viên thuộc các chuyên ngành. Khóa học có 30 tiết bao gồm các chuyên đề: Kỹ năng giao tiếp & kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo. Thông qua khóa học giảng viên được cung cấp các kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng làm việc nhóm và quản lý nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và ứng dụng tư duy phản biện. Bên cạnh đó, giảng viên được học các kỹ năng giảng dạy cũng như các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, tư duy để giao tiếp trao đổi với sinh viên làm tiền đề cho hoạt động sinh viên sẽ được học tập theo hướng tích hợp liên môn học chứ không chỉ đơn môn như trước đây. Cũng trong khóa học, giảng viên được thực hành trên lớp với những nội dung cụ thể qua từng buổi học. Thông qua khóa học giảng viên được cung cấp các kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng làm việc nhóm và quản lý nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và ứng dụng tư duy phản biện. Bên cạnh đó, giảng viên được học các kỹ năng giảng dạy cũng như các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, tư duy để giao tiếp trao đổi với sinh viên làm tiền đề cho hoạt động sinh viên sẽ được học tập theo hướng tích hợp liên môn học chứ không chỉ đơn môn như trước đây. Một số hình ảnh trong buổi học: PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtNgày 24/10, Microsoft Việt Nam và trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tổ chức buổi hội thảo tại Giảng đường 1 trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Tham gia hội thảo có Ban lãnh đạo trường Đại học Công nghệ Đồng Nai và hơn 500 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.
Xem chi tiếtTrong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc áp dụng Phương pháp giảng dạy và học tập tích cực theo định hướng CDIO và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đang được các trường Đại học chú trọng áp dụng và phát triển. Nắm bắt được các xu thế này, bắn cá online không ngừng nâng cao, tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên trau dồi những phương pháp giảng dạy, học tập mới. Chiều ngày 21/3/2018, tại Trung tâmTích hợp bắn cá online hân hạnh đón tiếp 2 chuyên gia từ tổ chức PUM Hà Lan đến tổ chức buổi Hội thảo “Phương pháp giảng dạy và học tập tích cực theo định hướng CDIO và đào tạo nguồn nhân lực” và cùng chia sẻ với các thầy/ cô về phương pháp giảng dạy hiệu quả theo chuẩn quốc tế. Với mục tiêu xây dựng chương trình đào tạo cụ thể hơn, hợp lý hơn, theo hướng ứng dụng nghề nghiệp. đây cũng là một trong những chương trình làm việc của các chuyên gia dự án PUM sau 2 tuần làm việc với Đại Công nghệ Đồng Nai. Tập thể giảng viên và sinh viên quan tâm đến phương pháp CDIO do chuyên gia PUM trình bày Phát biểu mở đầu buổi hội thảo TS Trần Đức Thuận – Phó hiệu trưởng nhà trường đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đổi mới chương trình giảng dạy, Nhà trường luôn nghiên cứu, nỗ lực để xây dựng chương trình đào tạo các chuyên ngành của trường phù hợp theo định hướng ứng dụng thực tiễn, có chất lượng và có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội, theo kịp với nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp. TS. Trần Đức Thuận - Phó Hiệu trưởng phát biểu tại hội thảo Chuyên gia cao cấp PUM đã chia sẻ 1 câu truyện ngắn của sinh viên và hướng dẫn các website tương tác để giảng viên và sinh viên có thể bày tỏ quan điểm thảo luận trong những lớp học đông sinh viên trên trang web todaymeet.com. Tiếp theo chuyên gia bà Hanneke cũng chia sẻ kinh nghiệm cho giảng viên và sinh viên nhiệt tình tham gia chia sẻ ý kiến, phương pháp học tập với tinh thần tự chủ, sinh viên phải đóng vai trò tích cực trong việc học của mình, tự khám phá, tự tìm tòi, không đơn thuần là từ sách vở, chuyên gia chỉ các nguồn thông tin khác nhau mà sinh viên có thể học được. Sau đó, trình bày về các yếu tố cần thiết cho sinh viên khi đi thực tập, rất bổ ích. Đồng thời bà chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo của một số trường Đại học ở Hà Lan. Các chuyên gia PUM trả lời các vướng mắc cũng như trình bày các nội dung liên quan tại hội thảo Buổi hội thảo đã diễn ra trên tinh thần chia sẻ kinh nghiệm là chủ yếu. Tại hội thảo, các sinh viên khoa Ngoại Ngữ có cơ hội làm việc nhóm để thảo luận về các tình huống thú vị được chuyên gia nêu ra. Đồng thời, các thầy cô tham dự cũng không ngừng nêu ra những thắc mắc liên quan đến việc phát triển kĩ năng thuyết trình. Các ý kiến đóng góp và thắc mắc nêu ra đã được chuyên gia lắng nghe và giải đáp cặn kẽ. Buổi hội thảo đã kết thúc thành công tốt đẹp, góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy tại Đại học Công nghệ Đồng Nai. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiết