Một công viên thu nhỏ kết hợp với không gian sáng tạo nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp đang được Ban giám hiệu Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) đầu tư và sắp khánh thành để phục vụ quý thầy cô cán bộ giảng viên và sinh viên. Dự kiến vào đầu tháng 5 tới đây, cán bộ giảng viên và sinh viên DNTU sẽ có thêm một không gian xanh – sạch – đẹp và sáng tạo mới ngay trong trường.
Đến với không gian này, cán bộ, giảng viên và sinh viên của DNTU sẽ được khám phá nhiều điều mới lạ không giống với những trường đại học tại Việt Nam. Và đó cũng chính là điều đặc biệt của DNTU tỏ lòng biết ơn cán bộ, giảng viên và sinh viên. Toàn bộ không gian công viên được phủ một lớp đá granite sạch sẽ, hiện đại. trung tâm việc làm nhận thấy phía trên là hệ thống xây xanh, được ví như “Lá phổi xanh” thanh lọc không khí và cung cấp oxy trong lành cho con người hoạt động tại đây. Đặc biệt để mọi người đến với công viên thu nhỏ của DNTU còn có dịp nhìn ngắm một số loài động vật nhỏ nhắn quý hiếm được ban giám hiệu DNTU nghiên cứu kỹ đặc tính và nhập khẩu về như: Chim trĩ, gà gô, công, sóc...
Một góc công viên với các loại chim kiểng đẹp và quý hiếm
Đặc biệt công viên thu nhỏ của DNTU sẽ giúp con người gần gũi hơn với thiên nhiên khi sẽ có dịp làm quen và chụp hình với hàng trăm chú chim bồ câu được nuôi thả tự nhiên. Không gian công viên mới của DNTU còn có các hạng mục phục vụ đi kèm như quán cà phê, các kios mini bán đồ ăn nhanh, đồ lưu niệm… Đây là nơi gặp gỡ trao đổi của cán bộ, giảng viên, sinh viên, là nơi tổ chức các hoạt động kỹ năng, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, tổ chức bán hàng, hội chợ mini, các buổi sinh hoạt văn nghệ, sinh hoạt Đoàn – Hội sinh viên…
Bạn Nguyễn Phương Nam, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh của DNTU, chia sẻ: “Mình đang rất mong chờ ngày công viên thu nhỏ gắn với không gian nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp và giải trí của DNTU được hoàn thành, và DNTU trở nên giàu sức sống hơn, khơi nguồn cho sinh viên sáng tạo và khởi nghiệp mạnh mẽ hơn nữa”.
Công trình đang đi vào giai đoạn hoàn tất
Theo Ban giám hiệu Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, từ lâu DNTU luôn mong muốn xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên mang đậm phong cách hiện đại và thân thiện. Mọi người đến trường không chỉ nghĩ đến một chuyện đó là học, mà còn là khám phá những điều mới mẻ, cảm thấy ngôi trường mình học có nhiều điều thú vị, con người trở nên thoải mái và có sức sống, sức sáng tạo hơn.
Việc đầu tư mở rộng một công viên xanh gắn với không gian sinh hoạt cộng đồng cho cán bộ, giảng viên và sinh viên là một hành động tiếp tục thể hiện cam kết của nhà trường với người học về một môi trường đại học hiện đại, thân thiện.
Tuyết Lan – Phòng Truyền thông.
Sáng ngày 16/6/2018 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) diễn ra lễ kỷ niệm 7 năm chính thức nâng cấp từ trường cao đẳng lên đại học (16/6/2011 - 16/6/2018) và khánh thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo dành cho sinh viên. TS.Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Nhà trường đã trao lại Quỹ Khuyến học & Khởi nghiệp DNTU với tổng trị giá 2 tỷ 208 triệu Buổi lễ được diễn ra trang trọng và ấm cùng với sự tham gia của nhiều quan khách và nhiều doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ với nhà trường. Khiêu vũ và thể dục với nhạc là một trong những bộ môn giáo dục thể chất được Nhà trường áp dụng năm học vừa qua và được đông đảo sinh viên đón nhận Cách đây 7 năm, vào ngày 16-6 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cho phép nâng cấp Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Đồng Nai lên thành Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Sự kiện này được xem là bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình phát triển không ngừng của nhà trường. nhận thấy sau 7 năm được nâng cấp thành trường đại học, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã không ngừng có những bước đi dài và nhanh, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và hội nhập quốc tế. Nhân kỷ niệm 7 năm Ngày nâng cấp trường từ cao đẳng lên đại học, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã đưa thêm một công trình lớn vào hoạt động, đó là trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp danh cho sinh viên. Lễ khánh thành Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm 13 là sự kiện có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nhà trường, nhằm tạo điều kiện tối đa cho sinh viên học tập, sáng tạo, phân tích, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp. Sự phát triển của Trường Đại học Công nghệ chính là tâm huyết và khát vọng tạo dựng một ngôi trường đại học có quy mô hiện đại, giúp sinh viên tiếp cận với môi trường đào tạo, sáng tạo và khởi nghiệp tốt nhất. ThS. Nguyễn Đình Thuật - Trưởng phòng Quan hệ Doanh nghiệp & Phát triển kỹ năng công bố quỹ "Sáng tạo & Khởi nghiệp DNTU" và thông qua chương trình "thực tập sinh chất lượng cao" Trong bài phát biểu ngắn gọn và đầy khí thế, TS. Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ những ấp ủ của mình cho một tương lai tươi sáng của không chỉ Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai mà còn với toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường. Theo đó Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã và đang dần trở thành một trường đại học ứng dụng đúng theo định hướng của nhà trường. Và sự ra đời của Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp của trường không nằm ngoài mục đích tạo thêm những bước đi vững chắc và không ngừng chăm sóc tốt hơn cho sinh viên. Sau phát biểu của Hiệu trưởng nhà trường, Hội đồng quản trị và ban giám hiệu đã chính thức cắt băng khánh thành Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp dành cho sinh viên trước sự chứng kiến của hàng trăm khách mời, cán bộ, giảng viên và sinh viên DNTU. Ngay sau đó, hòa cùng không khí trang trọng, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã có những màn trình diễn khiêu vũ, thể dục nhịp điệu đầy ngẫu hứng. Đây là bộ môn tự chọn được đổi mới trong chương trình giáo dục thể chất trong năm 2017-2018. Các sản phẩm của sinh viên đang hướng đến sân chơi khởi nghiệp tại DNTU Như một sự khích lệ cho tinh thần sáng tạo và khởi nghiệp cho sinh viên, ngay tại buổi lễ, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã chính thức ra mắt ban điều hành quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sinh viên với tên gọi Quỹ “Ươm mầm tài năng DNTU” với tổng số tiền là trên 2,2 tỷ đồng. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã trao khen thưởng cho các cán bộ, giảng viên đã có thành tích hỗ trợ sinh viên đoạt giải tại cuộc thi “ Dầu cám gạo quốc tế 2018” và Khởi nghiệp tỉnh Đồng Nai 2018”, đồng thời trao khen thưởng cho các sinh viên đoạt giải tại cuộc thi này. TS.Phan Ngọc Sơn phát biểu tại buổi lễ và công bố các giải tại cuộc thi "DNTU Photo Contest 2018" Cũng trong dịp này công bố và trao thưởng cuộc thi “DNTU Photo Contest 2018” với 10 tác phẩm được chọn từ 100 tác phẩm ấn tượng. Các bức ảnh này sẽ được đưa ra đấu giá vào dịp kỷ niệm 13 năm thành lập trường(03/10/2018) sắp đến. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiết“Điều lúc này cần nhất cho các em là sức khoẻ, sự động viên và sự hỗ trợ từ phía nhà trường và các cấp chính quyền.” TS. Phan Ngọc Sơn – Chủ tịch Hội đồng bắn cá online chia sẻ khi đến động viên tinh thần 100 sinh viên DNTU tham gia công tác phòng chống dịch bệnh covid 19 trên địa bàn TP. Biên Hoà.
Xem chi tiếtDân tình xôn xao: học Xây dựng "nặng" và khó xin việc lắm, phải “vai năm thước rộng thân mười thước cao” và quen biết mới học được. NHƯNG suy nghĩ này sẽ được “hô biến” ngay khi bạn chọn ngành Xây dựng tại DNTU. Chương trình đào tạo thiên về ứng dụng và thực hành vì được “tận mục sở thị” và thao tác tại các công trình xây dựng.
Xem chi tiếtNgày 21/10/2021, bắn cá online tiếp tục thực hiện chương trình kiến tập, định hướng nghề nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng với Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc. Trong thời gian vừa qua, theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu về việc thực hiện các chương trình định hướng nghề nghiệp, kiến tập đối với các chuyên ngành của Nhà trường. Phòng Quan hệ Doanh nghiệp & PTKN đã thực hiện kiến tập và định hướng nghề nghiệp cho Tân sinh viên chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng và khách mời cho chương trình kiến tập của ngành học này là Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc. Nội dung chính của buổi kiến tập xoay quanh các nội dung: giúp sinh viên DNTU có khái niệm hoạt động của một công ty về xây dựng, cơ cấu tổ chức, nhứng định hướng đầu tiên đối với ngành mà các sinh viên đã chọn, những kiến thức, kinh nghiệm thực tế qua sự truyền tải của doanh nghiệp…Đặc biệt là sự tương tác giữa sinh viên và doanh nghiệp, giúp các bạn giải quyết được những vấn đề “đắn đo” về ngành. Thành phần tham dự: Về phía bắn cá online , có sự tham dự: TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng – bắn cá online TS. Lê Thành Lành – Phó Trưởng Khoa Công nghệ ThS. Vũ Vi Minh Quân – Phó Trưởng phòng Quan hệ Doanh nghiệp & PTKN Và các Thầy/Cô bộ môn và các em sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật Xây dựng K17. Về phía Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc, có sự tham dự của Ông Nguyễn Tăng Mạnh- Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc. Mở đầu buổi kiến tập, TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng DNTU chia sẻ: “bắn cá online trân trọng cảm ơn đến Giám đốc công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc – Ông Nguyễn Tăng Mạnh đã dành thời gian quý báu của mình để có buổi tương tác với sinh viên chuyên ngành Xây dựng DNTU. Là Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, tôi nhận thấy rằng việc đào tạo cùng với doanh nghiệp là môt điều thiết thực dành cho sinh viên cho nên việc các doanh nghiệp nói chung và quý Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc nói riêng đã có kinh nghiệm, kiến thức rất lâu trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Tôi nhận thấy được sự chân thành của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và phối hợp đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng”. Phòng Quan hệ Doanh nghiệp & PTKN là đơn vị chủ trì cho việc kết nối cùng doanh nghiệp để tổ chức các buổi kiến tập, định hướng nghề nghiệp phát triển bản thân từ khi mới bắt đầu nhập học tại DNTU. Tiếp theo chương trình, Ông Nguyễn Tăng Mạnh – Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc đã giới thiệu về công ty, cơ cấu nhân sự, phòng ban và các lĩnh vực mà công ty đang thực hiện… Sau phần chia sẻ rất cởi mở từ phía công ty, các sinh viên chuyên ngành xây dựng đã đặt những câu hỏi liên quan đến ngành học của mình, những điều kiện có thể làm việc trong ngành xây dựng để các bạn có cái nhìn tổng thể về ngành học mà các bạn sẽ cùng DNTU học tập trong 4 năm. Ông Nguyễn Tăng Mạnh – Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc Kết thúc chương trình kiến tập ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng, phòng Quan hệ Doanh nghiệp và PTKN đã gửi đến lời cảm ơn doanh nghiệp đã dành khoảng thời gian hơn 2 giờ đồng hồ để trao đổi với sinh viên DNTU. Xin chúc Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc ngày càng phát triển và thành công. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtNgày 14 tháng 03 vừa qua, Phòng Quan hệ doanh Nghiệp trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai đã có buổi làm việc tại công ty Xây dựng & Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa
Xem chi tiếtTheo thông tư số 10/KH-KCN và được sự phê duyệt của Hiệu trưởng nhà trường, Khoa Công nghệ đã triển khai tổ chức hội thảo với chủ đề “Dự toán trong xây dựng” sáng ngày 20/12/2018 vào lúc 8h00 đến 12h00 tại phòng họp 3 với bầu không khí trang trọng. Đại diện ban lãnh đạo công ty Tham dự trong buổi hội thảo có sự tham dự của Lãnh đạo Khoa Công nghệ, Đại diện phía Công ty F1 Tech các giảng viên chuyên ngành Kĩ thuật Xây dựng và hơn 150 sinh viên chuyên ngành Sinh viên khoa Công nghệ tham dự hội thảo Với tiêu chí nhằm giúp cho giảng viên, sinh viên ngành xây dựng tiếp cận với phần mềm dự toán F1 trong tính toán thiết kế, tính chi phí cho dự án xây dựng, ông Dương Tất Thắng- Trưởng phòng phát triển thị trường Công ty F1 Tech đã giới thiệu đến người tham dự về chức năng phần mềm Dự toán F1 cũng như Trình tự xem bản vẽ và phân tích bản vẽ. Bên cạnh đó, ông Trịnh Văn Quân- Chuyên viên dự toán Công ty F1 Tech cũng hướng dẫn tận tình đến giảng viên và sinh viên tìm hiểu những vấn đề liên quan như: Tìm mã vạch trên bản vẽ; cấu tạo một đơn giá chi tiết; Cách sử dụng bảng tổng mức trên phần mềm,.. ông Trịnh Văn Quân- Chuyên viên dự toán Công ty F1 Tech cũng hướng dẫn tận tình đến sinh viên Sau phần hướng dẫn là cuộc hỏi đáp, chia sẻ kinh nghiệm chân thành giữa ông Dương Tất Thắng và ông Trịnh Văn Quân với Cán bộ, Giảng viên và Sinh viên nhà trường để giải quyết những vấn đề còn thắc mắc giữa hai đơn vị. trung tâm tìm việc với sự thành công tốt đẹp về việc chuyển giao nội dung của hội thảo là trình bày và thực hành dự toán cho một dự án xây dựng sáng nay, phần mềm dự toán F1 đến từ công ty F1 Tech trong tương lai sẽ được đưa vào để giảng dạy cho sinh viên ở Đại học Công nghệ Đồng Nai là không xa. Tin: Ngọc Bích, ảnh: Đông Đô
Xem chi tiếtKhông còn lo mưa nắng, và không gian DNTU càng trở nên mời gọi, quyến rũ hơn Sau ngày khánh thành, Trung tâm Văn hóa - Thể dục - Thể thao bắn cá online đã thực sự đem lại tiện ích cho người học. Hàng ngàn phương tiện đi lại vốn là tài sản quý giá của các em học sinh, sinh viên không còn lo mưa nắng. Với gần 10.000m2 tầng trệt, nhà trường đã dành cho các em làm nơi để xe cùng đường vòng rộng rãi. nhiều hạng mục tiện ích khác đang từng bước được hoàn thiện. Với phương châm chiến lược đầu tư bền vững, những công trình của DNTU đã thực sự mang lại lợi ích toàn diện. Trên các vạch kẻ chỉ dẫn, xe cộ được xếp ngay hàng thẳng lối. Đứng giữa không gian này, bạn sẽ có cảm giác an tâm về sự bề thế, vững chãi cùng niềm tin về sự phát triển của nhà trường. Tầng trệt trung tâm liên hợp giờ thành nơi để xe thoải mái của sinh viên Nơi để xe của sinh viên được chuyển đổi dẫn đến không gian sân trường trở nên vô cùng thoáng đãng. Hàng cây và con đường trở nên trở nên vút cao, thơ mộng. Một không gian thanh sạch, yên bình, nên thơ và quyến rũ. Không gian văn hóa riêng biệt mang màu sắc DNTU không dễ nơi nào có được. Để chúng ta cùng tìm lại những giây phút mộng mơ của một thời tuổi trẻ. Không còn xe trên lối đi, không gian DNTU trở nên yên bình, thơ mộng Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtLễ hội Văn hoá 2022 – Khoa Ngoại ngữ tổ chức thành công vào ngày 25/6/2022, không gian tái hiện các phong tục tập quán, nét văn hoá đặc trưng của các nước trên thế giới - điểm nhấn của chương trình tạo nên sự thú vị, thú hút người xem Lễ hội văn hoá FFL lần thứ nhất do Đoàn Khoa Ngoại ngữ tổ chức đã thu hơn 1000 sinh viên tham dự, đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa và là sân chơi để các chi đoàn thoải mái thể hiện tinh thần của một sinh viên, giao lưu giữa các ngành học trong khoa với nhau sau những giờ học căng thẳng. Với mục đích chia sẻ những kiến thức về văn hoá, lịch sử qua cách tái hiện lại trên sân khấu của các nước trên thế giới. Chương trình bao gồm 3 phần: Phần 1: Tái hiện lại các phong tục tập quán, nét văn hoá từng vùng miền; Phần 2: Trình diễn trang phục Truyền thống của các nước trên Thế giới; Phần 3: Âm nhạc nối tiếp cảm xúc. Ban Giám khảo cho cuộc thi là những thầy, cô có kinh nghiệm như: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng – Phó Trưởng phòng Truyền thông; ThS. Lê Thị Ánh Tuyết – Tổ trưởng Bộ môn ngành Đông phương học; ThS. Lâm Hải – Tổ trưởng Bộ môn ngành Tài chính Ngân hàng. Các tiết mục dự thi được đầu tư kỹ càng từng bộ trang phục, make up, background, đạo cụ…giúp các sinh viên tỏa sáng trên sân khấu, các bạn sinh viên còn dùng kĩ thuật thu tiếng và lời dẫn để các vở kịch và phần giới thiệu đầu được sinh động thể hiện được “bản sắc” các tiết mục. Các tiết mục đặc sắc trình diễn trong phần 1 chương trình tái hiện: Múa đương đại Tay trái chỉ Trăng – Trung Quốc Múa Yosakoi - Nhật Bản Múa Onara – Hàn Quốc Hoả thuỷ táng kết hợp - Ấn Độ Múa Khiên – Hy Lạp Nhảy “Dutch folk dance” – Hà Lan Kịch “Romeo và Juliet” – Anh Quốc Kịch múa “ Đấu bò & Flamenco” Múa bài bông – Việt Nam Quý Ban giám khảo đã phải đắn đo rất nhiều vì có quá nhiều tiết mục hay trong chương trình, mỗi bạn, mỗi lớp là một màu sắc riêng…tổng thể mang lại cho chương trình đa màu, đa vị, đa sắc. Cuối cùng BGK đã chọn ra tiết mục “Romeo & Juliet” đạt giải thưởng tái hiện xuất sắc nhất cho phần 1 của chương trình. Trong phần 2, từng bạn sinh viên đã diện những trang phục dân tộc, truyền thống của các nước trình diễn trước khán giả và ban giám khảo, các bạn có phần tạo dáng theo từng bộ trang phục đúng với tinh thần dân tộc, “hồn” riêng của từng bộ trang phục. Đây có thể nói là nét văn hoá đặc biệt mà chắc hẳn một chương trình lễ hội văn hoá nào cũng phải có. Đến với phần 3 - phần dành riêng cho khán giả giao lưu âm nhạc cùng các nghệ sĩ, nhóm RATRACK 60 đã trình các bài rap có hàng chục triệu view trên youtube, các khán giả đã nhún nhảy theo điệu nhạc, nhiệt huyệt của tuổi trẻ để vui chơi trong phần 3 này. DJ Wild Dragons & MC Smookayz đã dành tặng những không gian âm nhạc điện tử, tạo sự kết nối và 1 đêm ấn tượng không thể nào quên với các khách mời. Tổng thể mang lại chương trình “Cultural Festival FFL 2022” đẳng cấp, vui nhộn và nhiều niềm vui. Hẹn gặp lại vào mùa 2 nhé ! PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtGần đây, DNTU của chúng ta thường xuyên mời các doanh nghiệp về trường để tham gia đào tạo và góp ý cho nhà trường trong việc xây dựng chương trình. Đây là điềm mới mà DNTU mạnh dạn phát huy vì mục tiêu có những con người khi ra trường đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Qua trao đổi ta thấy có một điều vô cùng quan trọng, không được thể hiện trong giáo trình nhưng rất được những người sử dụng lao động quan tâm. Đó là sự nhiệt huyết, trung thành, cái Đức và cái Tâm của người lao động. Làm sao có được đội ngũ những người lao động gắn bó với doanh nghiệp nhất là những lúc doanh nghiệp gặp sóng gió, bão tố..? Tôi xin đăng lại đây ý kiến của mình như đã có lần trao đổi cùng quý Thầy/Cô trong DNTU. Doanh nghiệp cùng tham gia hội thảo để góp ý xây dựng chương trình đào tạo tại DNTU Một thực tế hết sức cụ thể đã diễn ra trên đất nước ta trước thời kỳ đổi mới: khủng hoảng lương thực trầm trọng (nếu không muốn nói là chết đói). Thiếu lương thực ở một nước nông nghiệp với hơn 70 % dân số làm nghề nông! Chuyện thật khó tin nhưng tiếc thay đó lại là sự thật. Vì sao vậy? Vì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thời đó. Ruộng đất tập trung, làm chủ tập thể (trách nhiệm và thất bại cũng thuộc về tập thể...) rốt cuộc cây lúa, cây màu đều thoi thóp, con người thoi thóp, thảm cảnh gần bằng năm Ất Dậu(1945) Vậy mà vẫn những con người ấy, đất đai ấy, chỉ sau Đại hội VI của Đảng (1986) không bao lâu nước ta không chỉ đủ lương thực để ăn mà còn có phần xuất khẩu . Rồi vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo hàng nhất nhì thế giới. Chuyện cứ như nằm mơ Điều gì đã xảy ra? Đơn giản chỉ là người lao động được cởi trói. Họ được giao ruộng, khoán sản lượng, nhà nước chỉ thu một phần, còn lại mình hưởng. Được làm chủ thật sự mảnh vườn, sào ruộng của mình, tự chịu trách nhiệm với mình, không còn khái niệm làm chủ viễn vông, xa vời. chỉ một thay đổi ấy thôi mà tạo nên bước chyển vĩ đại. Mới hay ý thức tư hữu trong con người chúng ta mạnh mẽ và ghê gớm đến thế nào! Bỏ qua mặt tiêu cực và những hệ lụy của nó nhưng chúng ta không thể không thừa nhận mặt tích cực đã làm nên điều kỳ diệu nói trên. Mặt tích cực ấy nếu được doanh nghiệp tận dụng, phát huy chắc chắn sẽ tạo nên nhiều hiệu quả to lớn. Tọa đàm về mục tiêu đào tạo giữa Hội doanh nghiệp trẻ với cán bộ giảng viên khoa Quản trị bắn cá online Thử đặt vấn đề: Nếu doanh nghiệp tạo được điều kiện cho người lao động làm chủ thật sự trong doanh nghiệp của mình, biến họ thành một phần cơ thể của doanh nghiệp, khi lợi ích của họ thực sự gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp thì sao? Tôi nghĩ chắc chắn những đột phá cống hiến, sáng tạo sẽ xảy ra. Vậy doanh nghiệp có thể làm được không và làm như thế nào? Trước hết cần khẳng định là: làm được. Doanh nghiệp nào cũng làm được và làm tốt. Cơ sở để khẳng định là: khi người lao động tìm đến với doanh nghiệp nghĩa là họ đã cân nhắc rất nhiều yếu tố về các điều kiện hoàn cảnh sống cũng như năng lực, sở trường và khả năng cống hiến. Và khi đã được doanh nghiệp chấp nhận thì ít ai muốn thay đổi hoặc bỏ đi nếu bản thân họ trong doanh nghiệp được trân trọng và đãi ngộ xứng đáng. Dĩ nhiên ngoài vấn đề vật chất còn là cách đối nhân xử thế từ tấm lòng và tình cảm của doanh nghiệp. Rất nhiều người lao động đã sống chết gắn bó cùng doanh nghiệp không phải do được nhiều hơn về vật chất mà chỉ vì sự chân thành tín nghĩa của doanh nghiệp đối với mình. Ở một số trí thức lớn thật sự thì không có tiền bạc hay địa vị nào mua được họ ngoài sự tự do, sự tôn trọng và kính trọng mà người lãnh đạo, người sử dụng dành cho họ. Để sở hữu được những con người này đòi hỏi người chủ doanh nghiệp cũng phải có tri thức, có nhân cách và bản lĩnh, tài năng và tâm huyết. (Sức thu hút kỳ diệu của Bác Hồ đối với đội ngũ trí thức trong và ngoài nước khiến họ hy sinh và cống hiến hết mình trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là minh chứng cho điều tôi nói ở trên) Nhưng phải chăng cứ được doanh nghiệp đối xử tốt, đãi ngộ tốt là tự khắc sẽ có ý thức làm chủ và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp? Có người đặt vấn đề thẳng thắn: đối xử tốt với tôi đi, tôi sẽ làm tốt cho anh. Làm tốt trong trường hợp nói trên có phải do ý thức làm chủ không? Không. Đó là làm theo kiểu quan hệ mua bán sòng phẳng mà người làm luôn so đo chuyện được mất cùng doanh nghiệp. Giữa họ và doanh nghiệp không hình thành được mối quan hệ gắn kết (kiểu như người nông dân thời làm bao cấp không có sự gắn kết với mảnh vườn, sào ruộng...) nên sẽ không thể nào trở thành người làm chủ để cống hiến một cách tự giác. Vậy phải cần thay đổi từ đâu? Lẽ dĩ nhiên về phía doanh nghiệp là phải chăm lo, tín nghĩa với người lao động. Và người lao động – trước hết – phải xây dựng mối quan hệ gắn kết với doah nghiệp bằng thái độ hàm ơn. Hàm ơn người và nơi đã nhận mình vào làm việc. Đừng nghĩ hàm ơn làm mình hèn đi. Đừng nghĩ: anh nhận tôi làm, tôi bỏ công sức thì anh phải đãi ngộ tôi đó là chuyện đương nhiên cớ gì tôi phải hàm ơn. Không. Hàm ơn là một hành vi văn hóa. Ông bà ta thường nói: đừng sợ sự hàm ơn, chỉ sợ sự vô ơn. Trong những lúc hoạn nạn, khó khăn, người biết hàm ơn là người đáng trân trọng. Đó là gốc rễ của bao điều tốt lành. Cứ xem người nông dân biết ơn, gắn bó với con trâu, mảnh vườn, sào ruộng của họ bao nhiêu ta càng hiểu sâu sắc giá trị của sự biết ơn. Hàm ơn – theo tôi – là khởi đầu của ý thức làm chủ doanh nghiệp. Từ giây phút đó chúng ta đã tạo cho mình một mối liên kết thân thiết với doanh nghiệp, tự thấy mình đã thành một bộ phận không thể tách rời của doanh nghiệp. Và như vậy nghĩa là ta đã sẵn sàng chia sẻ, đồng cam cộng khổ với doanh nghiệp của mình. Và như vậy , chúng ta mới có những vui buồn, trăn trở, những cống hiến sáng tạo hoàn toàn tự giác. Một người làm chủ thật sự trong doanh nghiệp của mình. Tôi đã gặp rất nhiều bạn trẻ học giỏi, tốt nghiệp những trường đại học danh tiếng nhưng không làm việc được yên ở chỗ nào quá vài năm. Có bạn vừa ra trường được dăm năm nhưng đã thay đổi gần chục chỗ làm. Hỏi: sao vậy? Trả lời: chỗ đó lương bèo quá hoặc: chỗ đó không có màu. Nói lương bèo thì còn thông cảm đôi phần nhưng nói không có màu thì đáng trách (đó cũng là nguyên nhân của mọi tệ nạn chạy chọt). Thế là không đàng hoàng, là thiếu tự trọng và danh dự rồi. Không tôn trọng danh dự của mình, của doanh nghiệp thì cũng khó lòng mà làm chủ, mà tâm huyết. Tóm lại: để có được một đội ngũ tâm huyết, trung thành và gắn bó với doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất cao từ cả hai phía, đòi hỏi phải có sự cảm thông và chia sẻ, đặc biệt là vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người lao động. Phải chăng chúng ta cần tích cực làm gương và giáo dục cặn kẽ hơn cho các em sinh viên điều đó. Để không còn những điều muộn phiền mà các doanh nghiệp đã bày tỏ ở trên. Nguyễn Kim Hùng
Xem chi tiết