Nền tảng Bắn cá trực tuyến uy tín

XÂY DỰNG ĐỘI LỄ TÂN CHUYÊN NGHIỆP

16:32 03/11/2014 - lượt xem: 677

Lễ tân chính là bộ mặt doanh nghiệp (Front Office) đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hành thành công của các Khách sạn, Resort, các cao ốc, văn phòng… Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đáp ứng được yêu cầu công việc bởi Lễ tân đòi hỏi trình độ chuyên môn, đạo đức và ngoại hình nhằm thực hiện tốt nhất hình ảnh của doanh nghiệp đến khách hàng.

Bên cạnh chương trình đào tạo và dạy kèm trên lớp, Trường luôn hướng sinh viên đến với những kiến thức thực tế ngoài môi trường doanh nghiệp. Đào tạo và xây dựng đội lễ tân chuyên nghiệp Qua quá trình huấn luyện tại trường. Ngày 01 tháng 11 năm 2014, Phòng Quan hệ Doanh nghiệp phối hợp cùng Công ty Cổ phần Đầu tư & Kinh doanh Golf Long Thành, tổ chức cho 24 sinh viên đạt chuẩn lễ tân đã tham gia tác nghiệp tại chương trình Họp báo công bố thông tin giải Golf Khu Vực Châu Á – Thái Bình Dương “Father and Son 2014”. tham gia chương trình ngoài thu nhập sinh viên còn được công ty cấp chứng nhận nghiệp vụ sau khi đã tham gia các chương trình của Công ty.

Một số hình ảnh tại của buổi làm việc lễ tân:

Chuyên ngành kĩ thuật xây dựng tổ chức hội thảo “Dự toán trong xây dựng”

Theo thông tư số 10/KH-KCN và được  sự phê duyệt của Hiệu trưởng nhà trường, Khoa Công nghệ đã triển khai tổ chức hội thảo với chủ đề “Dự toán trong xây dựng” sáng ngày 20/12/2018 vào lúc 8h00 đến  12h00 tại phòng họp 3 với bầu không khí trang trọng. Đại diện ban lãnh đạo công ty  Tham dự trong buổi hội thảo có sự tham dự của Lãnh đạo Khoa Công nghệ, Đại diện phía Công ty F1 Tech các giảng viên chuyên ngành Kĩ thuật Xây dựng và hơn 150 sinh viên chuyên ngành Sinh viên khoa Công nghệ tham dự hội thảo  Với tiêu chí nhằm giúp cho giảng viên, sinh viên ngành xây dựng tiếp cận với phần mềm dự toán F1 trong tính toán thiết kế, tính chi phí cho dự án xây dựng, ông Dương Tất Thắng- Trưởng phòng phát triển thị trường Công ty F1 Tech đã giới thiệu đến người tham dự về chức năng phần mềm Dự toán F1 cũng như Trình tự xem bản vẽ và phân tích bản vẽ.  Bên cạnh đó, ông Trịnh Văn Quân- Chuyên viên dự toán Công ty F1 Tech cũng hướng dẫn tận tình đến giảng viên và sinh viên tìm hiểu những vấn đề liên quan như: Tìm mã vạch trên bản vẽ; cấu tạo một đơn giá chi tiết; Cách sử dụng bảng tổng mức trên phần mềm,.. ông Trịnh Văn Quân- Chuyên viên dự toán Công ty F1 Tech cũng hướng dẫn tận tình đến sinh viên  Sau phần hướng dẫn là cuộc hỏi đáp, chia sẻ kinh nghiệm chân thành giữa ông Dương Tất Thắng và ông Trịnh Văn Quân với Cán bộ, Giảng viên và Sinh viên nhà trường để giải quyết  những vấn đề còn thắc mắc giữa hai đơn vị. trung tâm tìm việc với sự thành công tốt đẹp về việc chuyển giao nội dung của hội thảo là trình bày và thực hành dự toán cho một dự án xây dựng sáng nay, phần mềm dự toán F1 đến từ công ty F1 Tech trong tương lai sẽ được đưa vào để giảng dạy cho sinh viên ở Đại học Công nghệ Đồng Nai  là không xa. Tin: Ngọc Bích, ảnh: Đông Đô   

Xem chi tiết
Chuyện xúc động từ một lễ tốt nghiệp

Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) mới đây đã tổ chức khai giảng năm học mới 2017-2018 và trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên các khóa. Được trông chờ hơn cả chính là phần trao bằng tốt nghiệp cho hơn 600 tân cử nhân và tân kỹ sư. Đây là thành quả học tập rất miệt mài của các sinh viên, sự chăm lo của gia đình và đặc biệt tình cảm, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giảng viên DNTU. Sau lễ tốt nghiệp, các tân cử nhân, tân kỹ sư đã nói lời cảm ơn, lời tạm biệt với ngôi trường DNTU dấu yêu, tạm biệt thầy cô, bạn bè để tỏa đi khắp nơi tiếp tục hành trình của cuộc đời, chăm lo cho chính bản thân, gia đình và rộng lớn hơn là góp phần xây dựng đất nước bằng những kiến thức thực tiễn đã tiếp thu được từ DNTU. Có lẽ người xúc động nhất, hạnh phúc nhất trong phần trao bằng tốt nghiệp cho các tân cử nhân, tân kỹ sư chính là vị thuyền trưởng - TS.Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng nhà trường, người đã lèo lái con tàu DNTU chở theo các sinh viên trên hành trình 4 năm tới ngày tốt nghiệp đầy vinh quang. Đích thân TS.Phan Ngọc Sơn là người ra chào đón các tân cử nhân, tân kỹ sư bước vào các hàng ghế của lễ tốt nghiệp. Ngoài sức tưởng tượng của Ban giám hiệu nhà trường khi ngoài các tân cử nhân, các tân kỹ sư còn có rất đông các bậc phụ huynh, có gia đình đi từ 2 tới 3 người để chứng kiến ngày lễ trọng đại này. Khi các hàng ghế dành cho các tân cử nhân, tân kỹ sư và người thân nhanh chóng kín chỗ, thì hàng ghế trên cùng dành cho hội đồng sư phạm DNTU đã được nhường lại cho người thân của các tân cử nhân, tân kỹ sư ngồi dự lễ tốt nghiệp được trọn vẹn nhất. Nhưng dòng người vào hội trường dự lễ tốt nghiệp vẫn chưa dừng lại. Hàng ghế phụ thứ nhất, thứ 2… rồi tới hàng ghế thứ 7 sát tới sân khấu lễ tốt nghiệp được đích thân TS.Phan Ngọc Sơn chỉ đạo xếp thêm, đồng thời thầy ân cần mời các phụ huynh ngồi như một sự tri ân vì đã tin tưởng gửi gắm con em mình vào học tập tại DNTU. TS.Phan Ngọc Sơn tự tay xếp ghế mời phụ huynh ngồi dự lễ Không giống những buổi lễ tốt nghiệp bình thường, lãnh đạo thường đọc diễn văn bằng những trang giấy dài dòng được soạn sẵn, TS.Phan Ngọc Sơn đã phát biểu với các tân cử nhân, tân kỹ sư và các bậc phụ huynh bằng những lời xuất phát từ trái tim. đó là những lời chúc mừng các tân cử nhân, tân kỹ sư đã tới ngày tốt nghiệp, đó là những lời tri ân các gia đình đã gửi con em mình vào học tập rèn luyện tại DNTU, và đó còn là những lời căn dặn các tân cử nhân, tân kỹ sư dù đi đâu, làm gì cũng phải tự hào vì mình đã từng học tập tại DNTU. Là cựu sinh viên DNTU, phải làm việc thật tốt, sống thật trách nhiệm, và đặc biệt là sự học không phải chỉ ở DNTU là đã kết thúc mà phải tiếp tục và tiếp tục. Nắm tay thật chặt và những lời căn dặn của TS.Phan Ngọc Sơn với sinh viên ngày tốt nghiệp Khi những tốp tân cử nhân, tân kỹ sư lên sân khấu nhận bằng tốt nghiệp mang theo những cảm xúc vui mừng khó tả, cũng là lúc cảm nhận được những lời căn dặn thật sự xúc động của TS.Phan Ngọc Sơn trước lúc nhận tấm bằng tốt nghiệp cùng bó hoa tươi chúc mừng. Thời gian không nhiều nhưng TS.Phan Ngọc Sơn đều tranh thủ căn dặn các tân cử nhân, tân kỹ sư: “Chúc mừng em. Nhớ làm việc chăm chỉ nhé”, “Khi nào có thời gian nhớ về thăm tôi và thăm trường nhé”… Và có nhiều tân cử nhân, tân kỹ sư trước khi nhận tấm bằng tốt nghiệp đã vui mừng báo với TS.Phan Ngọc Sơn rằng, em đã có việc làm rồi thầy ạ”… TS.Phan Ngọc Sơn và nụ cười hạnh phúc trong ngày sinh viên tốt nghiệp Chia sẻ niềm vui của mình trong ngày lễ tốt nghiệp, TS.Phan Ngọc Sơn cho biết: “Tôi rất vui vì ngày càng có nhiều sinh viên, phụ huynh quan tâm tới DNTU. Cộng đồng doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới trường. Ngày khai giảng và tốt nghiệp đã có rất nhiều doanh nghiệp tới tặng học bổng cho các sinh viên, số tiền lên cả trục triệu đồng mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp họ muốn hợp tác với DNTU để được quyền tuyển dụng sớm sinh viên của trường”. “Chúng tôi tin rằng, với dư địa được DNTU đầu tư cho hiện đại hóa cơ sở vật chất, con người, chương trình đào tạo những năm qua, hiện bắt đầu phát huy hiệu quả thì DNTU sẽ còn tiến nhanh, tiến xa hơn nữa về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, từ đó sinh viên sẽ được hưởng những giá trị gia tăng vô cùng lớn từ thương hiệu “Sinh viên DNTU” - TS.Phan Ngọc Sơn chia sẻ. LTTT - Phòng Truyền thông  

Xem chi tiết
Lễ sơ kết công tác đoàn và chương trình văn nghệ chào đón tân sinh viên năm học 2013 – 2014.

Nhằm đánh giá kết quả hoạt động công tác đoàn và phong trào sinh viên năm học 2013 – 2014, tối ngày 4/10 vừa qua Ban chấp hành đoàn trường đã tổ chức buổi lễ sơ kết công tác đoàn, tuyên dương các cá nhân tập thể đạt thành tích xuất sắc trong công tác đoàn.

Xem chi tiết
Làm việc với công ty Xây dựng & Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (BBCC)

Ngày 14 tháng 03 vừa qua, Phòng Quan hệ doanh Nghiệp trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai đã có buổi làm việc tại công ty Xây dựng & Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa

Xem chi tiết
Xét tuyển đại học ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng - XÂY DỰNG Ở DNTU THẬT ĐÃ, THỰC HÀNH THẢ GA

Dân tình xôn xao: học Xây dựng "nặng" và khó xin việc lắm, phải “vai năm thước rộng thân mười thước cao” và quen biết mới học được. NHƯNG suy nghĩ này sẽ được “hô biến” ngay khi bạn chọn ngành Xây dựng tại DNTU. Chương trình đào tạo thiên về ứng dụng và thực hành vì được “tận mục sở thị” và thao tác tại các công trình xây dựng.

Xem chi tiết
Kiến tập trực tuyến ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng với Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc

Ngày 21/10/2021, bắn cá online tiếp tục thực hiện chương trình kiến tập, định hướng nghề nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng với Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc. Trong thời gian vừa qua, theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu về việc thực hiện các chương trình định hướng nghề nghiệp, kiến tập đối với các chuyên ngành của Nhà trường. Phòng Quan hệ Doanh nghiệp & PTKN đã thực hiện kiến tập và định hướng nghề nghiệp cho Tân sinh viên chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng và khách mời cho chương trình kiến tập của ngành học này là Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc. Nội dung chính của buổi kiến tập xoay quanh các nội dung: giúp sinh viên DNTU có khái niệm hoạt động của một công ty về xây dựng, cơ cấu tổ chức, nhứng định hướng đầu tiên đối với ngành mà các sinh viên đã chọn, những kiến thức, kinh nghiệm thực tế qua sự truyền tải của doanh nghiệp…Đặc biệt  là sự tương tác giữa sinh viên và doanh nghiệp, giúp các bạn giải quyết được những vấn đề “đắn đo” về ngành. Thành phần tham dự: Về phía bắn cá online , có sự tham dự: TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng – bắn cá online TS. Lê Thành Lành – Phó Trưởng Khoa Công nghệ ThS. Vũ Vi Minh Quân – Phó Trưởng phòng Quan hệ Doanh nghiệp & PTKN  Và các Thầy/Cô bộ môn và các em sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật Xây dựng K17. Về phía Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc, có sự tham dự của Ông Nguyễn Tăng Mạnh- Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc. Mở đầu buổi kiến tập, TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng DNTU chia sẻ: “bắn cá online trân trọng cảm ơn đến Giám đốc công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc – Ông Nguyễn Tăng Mạnh đã dành thời gian quý báu của mình để có buổi tương tác với sinh viên chuyên ngành Xây dựng DNTU. Là Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, tôi nhận thấy rằng việc đào tạo cùng với doanh nghiệp là môt điều thiết thực dành cho sinh viên cho nên việc các doanh nghiệp nói chung và quý Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc nói riêng đã có kinh nghiệm, kiến thức rất lâu trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Tôi nhận thấy được sự chân thành của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và phối hợp đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng”. Phòng Quan hệ Doanh nghiệp & PTKN là đơn vị chủ trì cho việc kết nối cùng doanh nghiệp để tổ chức các buổi kiến tập, định hướng nghề nghiệp phát triển bản thân từ khi mới bắt đầu nhập học tại DNTU. Tiếp theo chương trình, Ông Nguyễn Tăng Mạnh – Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc đã giới thiệu về công ty, cơ cấu nhân sự, phòng ban và các lĩnh vực mà công ty đang thực hiện… Sau phần chia sẻ rất cởi mở từ phía công ty, các sinh viên chuyên ngành xây dựng đã đặt những câu hỏi liên quan đến ngành học của mình, những điều kiện có thể làm việc trong ngành xây dựng để các bạn có cái nhìn tổng thể về ngành học mà các bạn sẽ cùng DNTU học tập trong 4 năm. Ông Nguyễn Tăng Mạnh – Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc Kết thúc chương trình kiến tập ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng, phòng Quan hệ Doanh nghiệp và PTKN đã gửi đến lời cảm ơn doanh nghiệp đã dành khoảng thời gian hơn 2 giờ đồng hồ để trao đổi với sinh viên DNTU. Xin chúc Công ty TNHH Xây dựng Võ Đắc ngày càng phát triển và thành công. PHÒNG TRUYỀN THÔNG    

Xem chi tiết
Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp, bồi đắp ý thức làm chủ doanh nghiệp để có đội ngũ tâm huyết khơi dậy khả năng cống hiến – sáng tạo

Gần đây, DNTU của chúng ta thường xuyên mời các doanh nghiệp về trường để tham gia đào tạo và góp ý cho nhà trường trong việc xây dựng chương trình. Đây là điềm mới mà DNTU mạnh dạn phát huy vì mục tiêu có những con người khi ra trường đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Qua trao đổi ta thấy có một điều vô cùng quan trọng, không được thể hiện trong giáo trình nhưng rất được những người sử dụng lao động quan tâm. Đó là sự nhiệt huyết, trung thành, cái Đức và cái Tâm của người lao động. Làm sao có được đội ngũ những người lao động gắn bó với doanh nghiệp nhất là những lúc doanh nghiệp gặp sóng gió, bão tố..? Tôi xin đăng lại đây ý kiến của mình như đã có lần trao đổi cùng quý Thầy/Cô trong DNTU. Doanh nghiệp cùng tham gia hội thảo để góp ý xây dựng chương trình đào tạo tại DNTU Một thực tế hết sức cụ thể đã diễn ra trên đất nước ta trước thời kỳ đổi mới: khủng hoảng lương thực trầm trọng (nếu không muốn nói là chết đói). Thiếu lương thực ở một nước nông nghiệp với hơn 70 % dân số làm nghề nông! Chuyện thật khó tin nhưng tiếc thay đó lại là sự thật. Vì sao vậy? Vì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thời đó. Ruộng đất tập trung, làm chủ tập thể (trách nhiệm và thất bại cũng thuộc về tập thể...) rốt cuộc cây lúa, cây màu đều thoi thóp, con người thoi thóp, thảm cảnh gần bằng năm Ất Dậu(1945) Vậy mà vẫn những con người ấy, đất đai ấy, chỉ sau Đại hội VI của Đảng (1986) không bao lâu nước ta không chỉ đủ lương thực để ăn mà còn có phần xuất khẩu . Rồi vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo hàng nhất nhì thế giới. Chuyện cứ như nằm mơ Điều gì đã xảy ra? Đơn giản chỉ là người lao động được cởi trói. Họ được giao ruộng, khoán sản lượng, nhà nước chỉ thu một phần,  còn lại mình hưởng. Được làm chủ thật sự mảnh vườn, sào ruộng của mình, tự chịu trách nhiệm với mình, không còn khái niệm làm chủ viễn vông, xa vời. chỉ một thay đổi ấy thôi  mà tạo  nên bước chyển vĩ đại.  Mới hay ý thức tư hữu trong con người chúng ta mạnh mẽ và ghê gớm đến thế nào! Bỏ qua mặt tiêu cực và những hệ lụy của nó nhưng chúng ta không thể không thừa nhận mặt tích cực đã làm nên điều kỳ diệu nói trên. Mặt tích cực ấy nếu được doanh nghiệp tận dụng, phát huy chắc chắn sẽ tạo nên nhiều hiệu quả to lớn. Tọa đàm về mục tiêu đào tạo giữa Hội doanh nghiệp trẻ với cán bộ giảng viên khoa Quản trị bắn cá online Thử đặt vấn đề: Nếu doanh nghiệp tạo được điều kiện cho người lao động làm chủ thật sự trong doanh nghiệp của mình, biến họ thành một phần cơ thể của doanh nghiệp, khi lợi ích của họ thực sự gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp thì sao? Tôi nghĩ chắc chắn những đột phá cống hiến, sáng tạo sẽ xảy ra. Vậy  doanh nghiệp có thể làm được không và làm như thế nào? Trước hết cần khẳng định là: làm được. Doanh nghiệp nào cũng làm được và làm tốt. Cơ sở để khẳng định là: khi người lao động tìm đến với doanh nghiệp nghĩa là họ đã cân nhắc rất nhiều yếu tố về các điều kiện hoàn cảnh sống cũng như năng lực, sở trường và khả năng cống hiến. Và khi đã được doanh nghiệp chấp nhận thì ít ai muốn thay đổi  hoặc bỏ đi nếu bản thân họ trong doanh nghiệp được trân trọng và đãi ngộ xứng đáng. Dĩ nhiên ngoài vấn đề vật chất còn là cách đối nhân xử thế từ tấm lòng và tình cảm của doanh nghiệp. Rất nhiều người lao động đã sống chết gắn bó cùng doanh nghiệp không phải do được nhiều hơn về vật chất mà chỉ vì sự chân thành tín nghĩa của doanh nghiệp đối với mình. Ở một số trí thức lớn thật sự thì không có tiền bạc hay địa vị nào mua được họ ngoài sự tự do, sự tôn trọng và kính trọng mà người lãnh đạo, người sử dụng dành cho họ.  Để sở hữu được những con người này đòi hỏi người chủ doanh nghiệp cũng phải có tri thức, có nhân cách và bản lĩnh, tài năng và tâm huyết. (Sức thu hút kỳ diệu của Bác Hồ đối với đội ngũ trí thức trong và ngoài nước khiến họ hy sinh và cống hiến hết mình trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là minh chứng cho điều tôi nói ở trên) Nhưng phải chăng cứ được doanh nghiệp đối xử tốt, đãi ngộ tốt là tự khắc sẽ có ý thức làm chủ và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp? Có người đặt vấn đề thẳng thắn: đối xử tốt với tôi đi, tôi sẽ làm tốt cho anh. Làm tốt trong trường hợp nói trên có phải do ý thức  làm chủ không? Không. Đó là làm theo kiểu quan hệ mua bán sòng phẳng mà người làm luôn so đo chuyện được mất cùng doanh nghiệp. Giữa họ và doanh nghiệp không hình thành được mối quan hệ gắn kết (kiểu như người nông dân thời làm bao cấp không có sự gắn kết với mảnh vườn, sào ruộng...) nên sẽ không thể nào trở thành người làm chủ để cống hiến một cách tự giác. Vậy phải cần thay đổi từ đâu? Lẽ dĩ nhiên về phía doanh nghiệp là phải chăm lo, tín nghĩa với người lao động. Và người lao động – trước hết – phải xây dựng mối quan hệ gắn kết với doah nghiệp bằng thái độ hàm ơn. Hàm ơn người và nơi đã nhận mình vào làm việc. Đừng nghĩ hàm ơn làm mình hèn đi. Đừng nghĩ: anh nhận tôi làm, tôi bỏ công sức thì anh phải đãi ngộ  tôi đó là chuyện đương nhiên cớ gì tôi phải hàm ơn. Không. Hàm ơn là một hành vi văn hóa. Ông bà ta thường nói: đừng sợ sự hàm ơn, chỉ sợ sự vô ơn. Trong những lúc hoạn nạn, khó khăn, người biết hàm ơn là người đáng trân trọng. Đó là gốc rễ của bao điều tốt lành. Cứ xem người nông dân biết ơn, gắn bó với con trâu,  mảnh vườn, sào ruộng của họ bao nhiêu ta càng hiểu sâu sắc giá trị của sự biết ơn. Hàm ơn – theo tôi – là khởi đầu của ý thức làm chủ doanh nghiệp. Từ giây phút đó chúng ta đã tạo cho mình một mối liên kết thân thiết với doanh nghiệp, tự thấy mình đã thành một bộ phận không thể tách rời của doanh nghiệp. Và như vậy nghĩa là ta đã sẵn sàng chia sẻ, đồng cam cộng khổ với doanh nghiệp của mình. Và như vậy , chúng ta mới có những vui buồn, trăn trở, những cống hiến sáng tạo hoàn toàn tự giác. Một người làm chủ thật sự trong doanh nghiệp của mình. Tôi đã gặp rất nhiều bạn trẻ học giỏi, tốt nghiệp những trường đại học danh tiếng nhưng không làm việc được yên ở chỗ nào quá vài năm. Có bạn vừa ra trường được dăm năm nhưng đã thay đổi gần chục chỗ làm. Hỏi: sao vậy? Trả lời: chỗ đó lương bèo quá hoặc: chỗ đó không có màu. Nói lương bèo thì còn thông cảm đôi phần nhưng nói không có màu thì đáng trách (đó cũng là nguyên nhân của mọi tệ nạn chạy chọt). Thế là không đàng hoàng, là thiếu tự trọng và danh dự rồi. Không tôn trọng danh dự của mình, của doanh nghiệp thì cũng khó lòng mà làm chủ, mà tâm huyết. Tóm lại: để có được một đội ngũ tâm huyết, trung thành và gắn bó với doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất cao từ cả hai phía, đòi hỏi phải có sự cảm thông và chia sẻ, đặc biệt là vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người lao động. Phải chăng  chúng ta cần tích cực làm gương và giáo dục cặn kẽ hơn cho các em sinh viên điều đó. Để không còn những điều muộn phiền mà các doanh nghiệp  đã bày tỏ ở trên. Nguyễn Kim Hùng

Xem chi tiết
Lễ khai giảng năm học 2013 - 2014

Sáng ngày 5/10, tại khuôn viên truờng Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2013 – 2014 với toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên nhà trường, cùng với sự tham dự của 100 quan khách.

Xem chi tiết
Lễ kỷ niệm ngày 20/10

Hòa chung với không khí sôi nổi của cả nước hướng tới kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chiều ngày 19/10 tại giảng đường 1 trường Đại học Công nghệ Đồng Nai Công đoàn trường đã tiến hành tổ chức Lễ kỷ niệm  83 năm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10/1930-20/10/2013.

Xem chi tiết