Nền tảng Bắn cá trực tuyến uy tín

Bộ sốt sắng, trường chần chừ

09:55 28/10/2011 - lượt xem: 917

Khi dự thảo Luật Giáo dục đại học được đưa ra lấy ý kiến trong thời gian vừa qua, rất nhiều hiệu trưởng các trường đã đề cập tới vấn đề cốt tử cho sự tồn tại của nhà trường – là vấn đề tuyển sinh.

Theo lãnh đạo các trường, tấm áo “3 chung” sau nhiều năm đã quá chật hẹp, không còn đáp ứng được tình hình thực tế. Bộ GDĐT cũng đã nhiều lần đề cập tới các phương thức tuyển sinh mới thay thế nhưng tất cả đều bị tạm hoãn với lý do chưa hội đủ các điều kiện để triển khai. Tuy nhiên, ngày 26.10, một lần nữa lãnh đạo bộ lại đưa ra một cột mốc thời gian cho những dự kiến thay đổi

 

Cán bộ, giảng viên, nhân viên DNTU “đổ bộ” tới Đảo Ngọc Phú Quốc

Được sự quan tâm của Hội đồng Quản trị và Ban giám hiệu, từ ngày 17 đến 19/10 vừa qua Công đoàn bắn cá online (DNTU) đã tổ chức chuyến tham quan nghỉ dưỡng và khám phá Đảo Ngọc Phú Quốc cho hơn 40 cán bộ, giảng viên và nhân viên đang công tác và làm việc tại DNTU. Sau khi chuyến bay chở 40 cán bộ, giảng viên và nhân viên DNTU khởi hành tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hạ cánh xuống Đảo Ngọc Phú Quốc toàn bộ đoàn đã háo hức khám phá những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của hòn đào này.   Đoàn ghé thăm vườn tiêu, co sở sản xuất rượu sim, mật ong... tại Phú Quốc Điều đặc biệt của chuyến khám phá Đảo Ngọ Phú Quốc lần này có sự hiện diện của TS.Phan Ngọc Sơn – Hiệu trưởng DNTU. Đây là một sự động viên hết sức to lớn đối với mỗi thành viên trong đoàn. TS. Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng DNTU (áo xanh xẫm) cùng đoàn tham quan các địa danh tại Phú Quốc Chuyến đi đã để lại rất nhiều trải nghiệm và ấn tượng đẹp đến từng thành viên trong đoàn. Chuyến đi không chỉ dừng lại ở việc tham quan, khám phá đảo ngọc Phú Quốc, mà còn tạo sự gắn kết, thắt chặt tình đoàn kết, yêu thương của mỗi thành viên đại gia đình DNTU. điều này còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Hội đồng quản trị, ban giám hiệu tới đời sống tinh thân của cán bộ, giảng viên và nhân viên nhà trường. Niềm vui thể hiện trên gương mặt mọi người, khi được tham quan Phú Quốc Thông quan chuyến đi, Hội đồng quản trị, ban giám hiệu DNTU rất mong muốn các thành viên của trường sẽ đoàn kết, sáng tạo, nhiệt huyết hơn nữa để cùng nhau sớm hoàn thành các mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh đã được Hiệu trưởng DNTU, TS.Phan Ngọc Sơn đã công bố trước tập thể nhà trường, sinh viên và giới báo chí vào tháng 6 vừa qua. Vào những ngày tới, cán bộ, giảng viên và nhân viên DNTU còn có chuyến xuất ngoại tiếp theo tại Vương quốc Thái Lan. Tuấn Anh – Phòng Truyền thông

Xem chi tiết
DNTU chú trọng phát triển đời sống tinh thần của Cán bộ, Giảng viên, Công nhân viên

Như một lời tri ân sâu sắc gửi tới toàn thể  Cán bộ, Giảng viên, Công nhân viên (CB, GV, CNV) sau những thành quả đã cống hiến cho DNTU qua một năm nỗ lực làm việc. Ban lãnh đạo DNTU chỉ đạo Công đoàn và Khoa Quản trị lên kế hoạch tổ chức chương trình tham quan du lịch, vui chơi giải trí cho CB, GV, CNV  toàn trường. Thực hiện chủ trương của Ban Giám hiệu nhà trường nhằm quan tâm chăm sóc và nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của toàn thể CB, GV, CNV. Nằm trong chuổi hoạt động mừng 12 năm thành lập DNTU. Công đoàn DNTU kết hợp với Khoa Quản trị thiết kế chương trình và điều phối tour du lịch đảo Phú Quốc, Thái Lan như một dịp để toàn thể CB, GV, CNV  trong toàn trường được nghỉ ngơi, giải trí, đồng thời cũng là dịp để CB, GV, CNV  nhà trường cùng sinh hoạt tập thể, tạo cơ hội giao lưu học hỏi và chia sẻ nguyện vọng, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết trong ngôi nhà chung DNTU. Là một liều thuốc bổ giúp thúc đẩy tinh thần làm việc, cống hiến và giúp DNTU gắn bó, phát triển hơn nữa trong tương lai. đây quả thật là một việc làm đầy ý nghĩa và thiết thực từ Ban lãnh đạo DNTU tới toàn thể CB, GV, CNV nhà trường. Chương trình tour du lịch đảo Phú Quốc sẽ được tổ chức từ ngày 17/10 - 19/10/2017 (3 ngày 2 đêm) Chương trình tour du lịch Thái Lan (Bangkok-Pattaya) sẽ được tổ chức từ ngày 31/10 – 04/11/2017 (5 ngày 4 đêm) CB, GV, CNV DNTU sẽ được trải nghiệm những danh lam thắng cảnh đẹp, tìm hiểu văn hóa nước bạn, tìm hiểu cuộc sống người dân bản địa….và cảm nhận những trò chơi cực kì thú vị như: câu cá, câu mực đêm, lặn biển ngắm san hô, hứa hẹn chương trình sẽ rất hấp dẫn và ấn tượng. Tập thể CB, GV, CNV tham quan Tour Phú Quốc CB,GV,CNV DNTU Tham quan Nhà tù Phú Quốc Hiệu trưởng và CB,GV,CNV ăn tối tại nhà hàng. Nguyên Khôi - CTV - Phòng Truyền thông.

Xem chi tiết
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai: Trên 300 cán bộ, giảng viên làm nhiệm vụ tại Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018

Sáng ngày 23/6/2018, trên 300 cán bộ, giảng viên bắn cá online đã lên đường đến tỉnh Đồng Tháp để tham gia làm nhiệm vụ tại Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Nhiệm vụ của cán bộ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tham gia Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 là coi thi, giám sát, thanh tra từ ngày 24 đến 27/6 năm 2018. TS.Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Nhà trường động viên tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên trước khi lên đường 7 chuyến xe đã vận chuyển, tháp tùng 300 cán bộ giảng viên của trường đi làm “nhiệm vụ quốc gia” từ 7 giờ ngày 23/6. Ngoài phần hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho điều kiện ăn, ở và công tác phí cho giảng viên, trường cũng quyết định dành một khoản tiền để bồi dưỡng các cán bộ, giảng viên của trường đi làm nhiệm vụ. Tất cả thành viên DNTU đều quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ Như năm trước, năm nay cán bộ, giảng viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai được giao nhiệm vụ phối hợp với tỉnh Đồng Tháp tổ chức thi THPT quốc gia, việc phối hợp tổ chức thi hiện đã vào nền nếp nên không còn bỡ ngỡ như những năm đầu. Tuy nhiên năm nay, Trường được phân công tại các huyện xa hơn, có trường giáp với nước bạn Campuchia. Các thí sinh kiểm tra thông tin cá nhân chiều ngày 21/6 tại điểm thi THPT Tân Hồng, Đồng Tháp Cán bộ coi thi làm việc cùng lãnh đạo hội đồng trước mỗi buổi thi Đến thời điểm này, tất cả đều bảo đảm tiến độ, thậm chí nhanh hơn tiến độ vì trường và Sở GD-ĐT Đồng Tháp đã từng phối hợp tổ chức thi năm trước.  Ngoài tập huấn cho cán bộ coi thi nghiêm túc thì trường cũng lưu ý đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường tạo tâm lý thoải mái nhất cho thí sinh. một trong những điều quan trọng nhất đó là cán bộ coi thi sẽ phải dặn dò thí sinh thật kỹ lưỡng để các em tránh trường hợp vi phạm quy chế thi. Công tác tập huấn coi thi cũng đã được trường triển khai và hoàn tất trước đó bốn ngày.   Tập thể cán bộ, giảng viên DNTU chụp hình lưu niệm tại điểm thi Tân Hồng, Đồng Tháp Mặc dù phải thay đổi địa bàn coi thi với khá nhiều khó khăn về điều kiện sinh hoạt, đi lại nhưng các cán bộ của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai vẫn quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhằm mang lại một kỳ thi an toàn, nghiêm túc và tiết kiệm nhất cho thí sinh các tỉnh, thành. Tuyết Lan - Phòng Truyền Thông  

Xem chi tiết
Không để ai bị bỏ lại phía sau, Đoàn – Hội bắn cá online tiếp tục đồng hành hỗ trợ sinh viên mùa dịch đợt 2,3

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Qua khảo sát, Trường ĐHCNĐN được biết có nhiều bạn sinh viên trong phường Trải Dài (khu vực phong tỏa) đang gặp khó khăn về vấn đề lương thực. Trong các ngày 01 và 03 /08/2021, Đoàn thanh niên – Hội sinh viên của bắn cá online đã “ra quân” đợt 2,3 - phân phát 60 phần quà gửi đến các bạn sinh viên của trường đang gặp khó khăn do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. “Chúng tôi hy vọng những sẻ chia này cùng với hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức khác sẽ giúp các em đảm bảo sức khoẻ, an toàn vượt qua đợt dịch căng thẳng" – Thầy Nguyễn ĐÌnh Thái – Bí thư Đoàn bắn cá online chia sẻ Thay mặt cho toàn thể sinh viên xin gửi lời cảm ơn đến quý nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và Công an phường Trảng Dài đã cùng đồng hành, chia sẻ với Nhà trường. PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết
Tuyển sinh 2012: những sai sót dễ mắc phải khi ghi hồ sơ ĐKDT

(Tuyển sinh 2012) Từ năm 2012, mã ngành ĐH sẽ có ký tự D và 6 chữ số, mã ngành CĐ có ký tự C và 6 chữ số. Việc này rất dễ khiến thí sinh nhầm lẫn do có quá nhiều chữ số, vì thế thí sinh phải rất lưu ý vì chỉ cần ghi nhầm một số là đã thay đổi sang ngành học khác. Do có nhiều thay đổi trong quy chế về tuyển sinh và mã ngành năm nay nên các thí sinh phải rất lưu ý khi làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ. Chú ý tới mã ngành Hồ sơ ĐKDT năm nay vẫn có 16 mục nhưng thay đổi quan trọng ở phần ghi mã ngành (mục 2 và mục 3 trong hồ sơ ĐKDT). Trước đây, mã ngành chỉ là quy ước chung, các trường khác nhau cùng đào tạo một ngành có thể chọn các mã khác nhau. Tuy nhiên, năm nay các ngành đào tạo giống nhau ở tất cả các trường sẽ phải đăng ký thống nhất chung một mã.  Từ năm 2012, mã ngành ĐH sẽ có ký tự D và 6 chữ số, mã ngành CĐ có ký tự C và 6 chữ số. Việc này rất dễ khiến thí sinh nhầm lẫn do có quá nhiều chữ số, vì thế thí sinh phải rất lưu ý vì chỉ cần ghi nhầm một số là đã thay đổi sang ngành học khác. Thêm vào đó, thí sinh cũng chú ý hai ký tự D và C để tránh nhầm lẫn giữa hệ ĐH và CĐ. Thí sinh cần lưu ý các thay đổi của hồ sơ ĐKDT năm nay đề ghi chính xác Tại mục 8 yêu cầu thí sinh phải tự xác định mình thuộc đối tượng ưu tiên nào thì ghi vào ô quy định. Tuy nhiên, lưu ý thí sinh phải lưu ý khai đúng và đủ giấy tờ hợp pháp, nếu không sẽ không được công nhận dù có trúng tuyển. Đã có những trường hợp thí sinh đã trúng tuyển nhưng không có đủ giấy tờ chứng minh ưu tiên khi nhập học nên đã bị xóa tên khỏi danh sách trúng tuyển. Một số trường hợp dễ bị nhầm lẫn của các năm trước như thí sinh đi bộ đội được hưởng ưu tiên 1 nhưng nhầm thành ưu tiên 2; thí sinh có bố là bệnh binh nhưng tưởng nhầm là thương binh... Thí sinh có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thì phải ghi đối tượng 01, nhóm ưu tiên 1 để được 2 điểm ưu tiên.  Thí sinh thuộc diện ưu tiên phải nộp đủ giấy chứng nhận hợp pháp (bản sao) kèm theo phiếu ĐKDT. Thận trọng khi khai mục 2 và 3 Mục 2 trong phiếu ĐKDT là mục để thí sinh có nguyện vọng 1 vào học các trường có tổ chức thi. Mục này thí sinh phải ghi tên trường, ký hiệu trường, khối thi, mã ngành của trường định dự thi. Nếu thí sinh dự định học tại các trường không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các ĐH thì phải rất cẩn thận khi ghi 2 mục này. Theo đó, mục 2 ghi tên trường, ký hiệu trường, khối thi của trường mà thí sinh thi nhờ, tuyệt đối không khai mã ngành. Mục 3 ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi và mã ngành của trường không tổ chức thi hoặc hệ CĐ mà thí sinh có nguyện vọng học. Lưu ý, khối thi ghi ở mục 2, mục 3 phải giống nhau và thí sinh phải nộp thêm bản photocopy mặt trước của phiếu ĐKDT số 1. Khi nộp hồ sơ ĐKDT, nơi thu hồ sơ sẽ ký, đóng dấu xác nhận vào phiếu số 2 và trả lại cho thí sinh. Thí sinh phải giữ kỹ phiếu số 2 này, đề phòng trường hợp phải chỉnh sửa các sai sót nếu có trong hồ sơ. Nếu làm mất phiếu này, thí sinh sẽ rất khó chỉnh sửa lại thông tin. Trong mục 16 ghi địa chỉ nhận giấy báo dự thi, kết quả thi… thí sinh nên ghi địa chỉ nào ổn định và thuận tiện nhất cho mình, không nên ghi địa chỉ liên hệ tại trường THPT hoặc địa chỉ nhà trọ. Ngoài ra thí sinh cũng nên ghi số điện thoại để khi cần trường có thể liên lạc.   

Xem chi tiết
Sinh viên DNTU chung tay phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn phường Trảng Dài

Để nâng cao ý thức phòng dịch sốt xuất huyết, Ngày 19/9,  80 Đoàn viên thanh niên trường Đại học Công nghệ Đồng Nai hưởng ứng tham gia tuyên truyền dịch sốt xuất huyết đợt 3 trên địa bàn phường Trảng Dài

Xem chi tiết
Phòng chống dịch sốt xuất huyết

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì? Bệnh SXH do virus Dengue ( Đen- gơ) gây nên. Virus Dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành qua loài muỗi có tên là Aedes aegypti ( An-des-ê-gyp-ti) thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà. Muỗi vằn hoạt động hút máu và ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10. 2. Biểu hiện của bệnh: Sốt xuất huyết thường khởi phát rất đột ngột nhưng lại tiến triển qua 3 giai đoạn chính đó là: - Giai đoạn sốt nóng: Ở giai đoạn này người bệnh thường có biểu hiện là sốt có nhiệt độ cao đột ngột lên đến 39 – 40 độ. Liên tục trong vòng 3 – 4 ngày liền mà không dứt. - Giai đoạn xuất huyết (chảy máu) thường được bộc lộ ở nhiều dạng như: Trên da xuất hiện những vết chấm đỏ hay vết bầm. Có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nướu răng. Ói hoặc đi cầu ra máu tươi hoặc máu cá lợn cợn. - Giai đoạn sốc: Đây là lúc bệnh đã chuyển nặng thường rơi vào ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Đặc biệt, lúc trẻ em đang hết sốt cao chuyển sang dấu hiệu xuất huyết rõ ràng. Dấu hiệu của sốc sẽ bao gồm: mệt mỏi, li bì hoặc vật vã. Chân tay lạnh.     3. Cách phòng chống bệnh SXH: - Dùng thuốc xịt muỗi, nhang diệt muỗi, vợt muỗi bằng điện… - Thoa kem chống muỗi đốt, mặc quần áo dài tay đối với trẻ em, ngủ mùng kể cả ban ngày… - Sắp xếp quần áo, đồ vật trong nhà gọn gàng, ngăn nắp. - Thường xuyên cọ, súc rửa lu, khạp, chum vại, phi… , dùng bàn chà chà sát để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ. Đậy nắp không cho muỗi vào đẻ trứng. - Đối với những dụng cụ chứa nước lớn không thể xúc rửa hoặc đậy nắp được ta có thể thả cá diệt lăng quăng, bọ gậy - Đối với các dụng cụ khác: bát kê chân chạn, lọ hoa, chậu cây cảnh… thay nước ít nhất một lần trong một tuần, cho muối ăn hoặc dầu lin vào bát kê chân chạn, cọ rửa thành của vật dụng để loại bỏ trứng. - Loại trử ổ bọ gậy bằng cách phá hủy hoặc loại bỏ những ổ nước tự nhiên hay nhân tạo trong và xung quanh nơi ở : • Thu dọn rác ( chai, lọ, bát , lu vỡ, vở hộp nhựa, lớp xe hỏng, vỏ gáo dừa…) • Lấp các hốc cây bằng xi măng, cát, sửa chữa các máng nước bị hỏng, khơi thông cống rãnh bị tắc nghẽn. • Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ. Hoàng Thị Phương Trang (Tổng hợp)

Xem chi tiết
bắn cá online tham gia Diễn đàn nâng cao chất lượng đào tạo Việt Nam – Lào tại Viêng Chăn, Lào.

Ngày 29/5, tại thủ đô Viêng chăn, nước CHDCND Lào, bắn cá online đã tham gia “Diễn đàn nâng cao chất lượng Việt Nam – Lào” và Triển lãm giáo dục đại học Việt Nam – Lào 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Thể thao Lào đã phối hợp tổ chức. Toàn cảnh buổi khai mạc Đoàn bắn cá online gồm 4 thành viên: Thầy Vũ Thịnh Trường -  Trưởng phòng HTQT – Trưởng Đoàn, Thầy Vũ Vi Minh Quân – Phó Trưởng phòng Quan hệ Doanh nghiệp và PTKN, Thầy Nguyễn Hoàng Dũng – Phó Trưởng phòng Truyền thông và sinh viên Oketeso Khanpaseuth. Từ trái qua: Thầy Vũ Vi Minh Quân, Thầy Vũ Thịnh Trường, sinh viên Oketeso Khanpaseuth Triển lãm được diễn ra tại Đại học Quốc gia Lào, về phía Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam do Thứ trưởng Bộ GD & ĐT Việt Nam Nguyễn Văn Phúc làm Trưởng đoàn và cùng sự tham gia của hơn 40 cơ sỡ giáo dục Đại học, Cao đẳng của Việt Nam và Lào. Khu vực triển lãm của bắn cá online Từ nhiều năm qua, việc chăm lo và tạo môi trường học tập tốt cho sinh viên Lào tại Việt nam nói chung và tại Trưởng Đại học Công nghệ Đồng nai nói riêng đã được quan tâm rất nhiều từ các cấp lãnh đạo, đến nay Nhà trường đã đào tạo cho hàng chục em sinh viên Lào hệ Đại học chính quy, các sinh viên sau khi ra trường đều trở về nước tìm được các vị trí công việc phù hợp chuyên môn như là Cảng hàng không Nội địa Champasak (cựu sinh viên Vathana). trung tâm tìm chính vì lý do này mà Nhà trường quyết định đến với đất nước Lào để tuyển chọn và đưa thông tin Nhà trường đến với sinh viên học sinh Lào về các vấn đề thực tập, môi trường học tập, kiến thức chuyên môn nhận được…Hơn thế nữa là các chường trình hỗ trợ:  20% học phí, tìm kiếm việc làm đúng chuyên ngành, miễn phí học Tiếng Việt 06 tháng… Các hoạt động tư vấn của đoàn DNTU tại diễn đàn Có thể nói, công tác đào tào nguồn nhân lực chất lượng cao cho CHDCND Lào luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Đảng và hai Nhà nước, đó được xem là nhiệm vụ cao cả của tình hữu nghị Việt Nam – Lào. Triển lãm là cơ hội lớn để DNTU giới thiệu hình ảnh của mình đến với người dân Lào và là cơ hội lớn để việc người dân Lào biết về một ngôi trường năng động ở Phía Nam, bắn cá online . Đoàn làm việc từ ngày 28 – 30/05/2019. - Nguyễn Hoàng Dũng - Phòng Truyền thông -

Xem chi tiết
Dục Thanh - Nơi Bác dừng chân dạy học

    Chuyến xe đồng hành cùng sinh viên ngành Quản trị du lịch đi Phan Thiết - Mũi Né đưa chúng tôi về thăm trường Dục Thanh, nơi đây đã ghi lại một phần đời của vị lãnh tụ lỗi lạc Hồ Chí Minh. Nằm bên con sông Cà Ty xinh đẹp là một ngôi trường nhỏ nhắn, đơn sơ, giản dị với hàng rào bằng gỗ bao quanh trường xen lẫn giữa hàng cây xanh được chăm chút cẩn thận, xung quanh trường cây trái xanh tươi che bóng mát giữa cái nắng chói chang của thành phố biển.                     “Dục Thanh Học hiệu” là chữ viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước một thời, cụ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (hai người con của nhà văn - thơ yêu nước Nguyễn Thông) sáng lập vào năm 1907 với mục tiêu  mở mang dân trí, thức dậy ý thức giống nòi, dân tộc để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ. Dục Thanh là nơi chàng thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành xưa kia đã dừng chân dạy học trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước. Bước vào tuổi 20, Nguyễn Tất Thành quyết định thôi học và ý thức ra đi tìm đường cứu nước, ngoài học hỏi để giúp dân cứu nước đã chớm hình thành ở Người. Bác tìm đường vào Nam, năm 1909 trên đường đi, Bác tìm tới nhà yêu nước Trương Gia Mô ở Bình Thuận, người vừa được ra khỏi nhà tù thực dân Pháp. Cụ Trương Gia Mô giới thiệu Nguyễn Tất Thành với Nguyễn Quý Anh, con trai nhà yêu nước nổi tiếng Nguyễn Thông lúc đó đang làm Hiệu trưởng trường tiểu học Dục Thanh. Số phận và con đường cách mạng buổi bình minh của cuộc đời đi tìm đường cứu nước đã đưa Người đến với ngôi trường nhỏ Dục Thanh của thành phố Phan Thiết xinh đẹp này.                   Năm 1910 Nguyễn Tất Thành trở thành thầy giáo trẻ nhất, tại nơi này Người  đã nhận dạy Quốc Văn, Hán văn, ngoài ra Người  còn nhận dạy tiếng Pháp khi giáo viên Pháp văn vắng mặt. Nhưng trên chặng đường dài dừng chân dạy học ở đây Người đã biết kết hợp với việc dạy chữ và việc học làm người thông qua các hình thức như dạy thể dục, đưa học sinh đi tham quan thắng cảnh. Để từ đó đưa thanh thiếu niên thâm nhập cuộc sống của nhân dân hiểu được địa thế cũng như hoàn cảnh đất nước. Lúc bấy giờ trường có khoảng 4 lớp với 100 học sinh đa số nam đông hơn nữ.   Nếu như về thăm quê Bác ta bắt gặp mái nhà gianh đơn sơ mộc mạc nơi xứ Nghệ, hay đến với nhà sàn của Bác giản dị với với vườn cây ao cá nằm giữa thủ đô Hà Nội hoa lệ.  Đến với Phan thiết là nét bình dị bên dòng Cà Ty có một trường học Dục Thanh nơi Bác đã dạy ta lại cảm nhận nét  gần gũi thân quen rất dân dã của một trường học xưa với tán xoài cổ thụ và kiến trúc khá đơn sơ có diện tích 120 m2 nối liền thảo bạc nhà thờ cụ Nguyễn Thông. Ngôi nhà có mái lợp ngói âm dương không có tường xây chỉ có những song gỗ xếp chéo hình thoi. Tôi thích ngắm nhìn kiến trúc cổ kính của trường như bức tranh thủy mặc phong cảnh hữu tình. Sân trường rộng rãi có cây cổ thụ to, đối diện lớp học có bể non bộ với những đài sen xinh xắn, có bức bình phong, cổng trường nhìn ra con sông Cà Ty hiền hòa thơ mộng. Bước qua cổng gỗ vào trường ta sẽ gặp ngay gian nhà lớn phía trước với những bộ bàn ghế gỗ ngăn nắp vốn là nơi diễn ra hoạt động dạy học của thầy trò trường Dục Thanh. Đặc biệt phòng học được chia làm hai lớp không có vách ngăn, một bên dạy chữ và một bên để học vẽ.   Bên phải gian nhà chính là Nhà Ngư được xây dựng năm 1906 và từ năm 1908 trở đi dùng làm nơi nội trú của học sinh.  Trong khu trường Dục Thanh còn giữ lại được gần như nguyên vẹn những kỷ vật như cách đây gần ngót thế kỷ, nhà Ngư, nơi các thầy giáo và học trò ăn ở nội trú trong đó có thầy Nguyễn Tất Thành, Ngọa Du Sào, nơi Bác Hồ từng đọc nhiều sách quý, báo chí tiến bộ.  Nằm cạnh gian nhà xen giữa khu vườn là giếng nước nhỏ trong vắt mà ngày ngày Bác vẫn dùng để sinh hoạt và tưới nước cho vườn cây  trong trường Dục Thanh vào những buổi chiều.  Ở dãy phía sau, Ngọa du sào là ngôi nhà được xây dựng vào năm 1880 của cụ Nguyễn Thông. Vào những năm cuối đời, cụ Nguyễn Thông ở căn nhà này ngâm thơ, bình văn và luận bàn công việc với các sĩ phu yêu nước.     Năm 1911, thầy Thành rời trường Dục Thanh - Phan Thiết vào Sài Gòn vượt đại dương đi tìm con đường giải phóng dân tộc. Một vài năm sau ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn, không còn người phụ trách và nhiều lí do khách quan nên trường đóng cửa vào năm 1912. Ngôi trường xưa Bác dạy vốn đã bị hư hỏng nhiều, nhưng trong số học sinh thầy Thành dạy năm xưa vẫn còn 4 cụ còn sống, đó là bác sĩ Nguyễn Quý Thầu, bác sĩ Nguyễn Kim Chi, cụ Từ Trường Phùng, cụ Nguyễn Đăng Lâu. Sau ngày quê hương được giải phóng, nguyện vọng của nhân dân là muốn phục chế lại ngôi trường Dục Thanh xưa để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ kính yêu và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau. Nhờ những ký ức, kỷ niệm của các cụ, vị trí ngôi trường và những thành phần kiến trúc nội, ngoại thất được hình thành qua các bản vẽ và được dựng lại từ những năm 1978-1980.     Ngày nay nơi đây có một quần thể bao gồm nhà Bảo tàng nằm sát bên sông Cà Ty, di tích trường Dục Thanh tạo thành một khu tham quan học tập rộng 7.000m2. Tại đây hiện có trên 890 tài liệu, hiện vật, hình ảnh có giá trị cuộc đời hoạt động thời trẻ tuổi của Bác và tưởng niệm một con người đã trở thành danh nhân văn hóa thế giới. Giờ đây Dục Thanh đã trở thành di tích lịch sử nổi tiếng, là niềm tự hào của người dân Phan Thiết, hình ảnh người thầy giáo luôn hết lòng vì đàn em thân yêu, một người dân tộc anh hùng vô cùng gần gũi của nhân dân Việt Nam.Rời trường Dục Thanh xe chúng tôi tiếp tục hành trình về Mũi Né!  

Xem chi tiết