Ngành Điều đưỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, chăm sóc, tối ưu về sức khỏe; dự phòng bệnh; xoa dịu nỗi đau qua sư chẩn đoán và điều trị.
Ngày nay, ngành điều dưỡng đã được công nhận là một nghề nghiệp độc lập, cùng cộng tác với các bác sỹ, dược sỹ, kỹ thuật viên và các thành phần trong hệ thống y tế để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, người làm nghề điều dưỡng gọi là điều dưỡng viên.
Điều dưỡng viên có các quyền và trách nhiệm nghề nghiệp được qui định trong luật hành nghề, đây cũng là một công cụ để giám sát trách nhiệm của người điều dưỡng trước cộng đồng, xã hội.
Để được làm việc trong nghề điều dưỡng thì người điều dưỡng phải có các giấy tờ hợp lệ được pháp luật thừa nhận (bằng cấp hay chứng chỉ hành nghề…).
Điều dưỡng đã xây dựng cho mình một hệ thống học thuyết khoa học phong phú áp dụng vào chăm sóc người bệnh, nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Thực hành nghề điều dưỡng là các hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc đến với “khách hàng” (hoặc người bệnh). Trong đó, người điều dưỡng xây dựng kế hoạch chăm sóc đối với từng người bệnh cụ thể bằng cách sử dụng quy trình điều dưỡng. Nó bao gồm nhiều bước dựa trên một quy trình khoa học ứng dụng các lý thuyết điều dưỡng, các kết quả của nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực điều dưỡng và y học.
Các chuyên ngành điều dưỡng
Hiện nay điều dưỡng được phát triển thành các lĩnh vực chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị và chăm sóc cho người bệnh theo từng lĩnh vực chuyên sâu. Các trường đào tạo cũng đã xây dựng những chương trình đào tạo riêng biệt để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho từng lĩnh vực đó. Hiện tại chương trình đào tạo điều dưỡng đa khoa là phổ biến nhất. được biết sau khi người điều dưỡng tốt nghiệp chương trình này có thể tham gia các khóa học đào tạo chuyên môn cho từng lĩnh vực để trở thành các điều dưỡng chuyên ngành như: điều dưỡng Răng hàm mặt, điều dưỡng gây mê hồi sức, điều dưỡng mắt …
Về học vị, điều dưỡng có Tiến sỹ điều dưỡng, Thạc sỹ điều dưỡng, Điều dưỡng đại học, Điều dưỡng cao đẳng, Điều dưỡng trung cấp, Điều dưỡng sơ cấp.
Nơi làm việc của người điều dưỡng
Người điều dưỡng sau khi được công nhận có chức năng hành nghề có thể làm việc độc lập hoặc phối hợp với các thành phần khác trong hệ thống y tế để làm việc tại:
Hiện tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có đào tạo ngành Điều dưỡng (hệ Cao đẳng chính quy và Cao đẳng liên thông).
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
Trung tâm tuyển sinh & Giới thiệu việc làm
Đường Nguyễn Khuyến, KP5, P.Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
ĐT: 061.3998 285 – 061.2612 241 - Hotline: 0986 39 7733 (Thầy Huy)
Website: //www.nasiadka.com - Mail: [email protected]
Facebook: facebook.com/dntuedu; facebook.com/huydntu
TS Trần Thanh Đại
Ngành Điều dưỡng – trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai đào tạo cán bộ y tế ở trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kỹ năng giao tiếp tốt và sức khoẻ tốt; có kiến thức khoa học cơ bản vững
Xem chi tiếtNgành Điều dưỡng - trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai là ngành mới đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế thẩm định và cho phép mở ngành Điều dưỡng, trình độ cao đẳng, khóa đầu tiên học trong năm học 2011 - 2012.
Xem chi tiếtKhi nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngày càng gia tăng, Điều dưỡng trở thành một ngành độc lập, phát triển song hành cùng các ngành khác trong khối ngành khoa học sức khỏe.
Xem chi tiếtCó lẽ trong số chúng ta hoặc người thân, ai cũng đã từng một lần vào viện hoặc thăm người bệnh đang nằm bệnh viện, và đặc biệt là nuôi bệnh nhân qua một ngày đêm sẽ rõ hơn về công việc của một điều dưỡng. Quả thật, điều dưỡng là một giấc mơ thời thơ ấu của nhiều người không kém ao ước trở thành một bác sĩ, bởi đó là nghề đa năng và đáng theo đuổi trong công tác phục vụ sức khỏe nhân dân
Xem chi tiếtBạn mong muốn trở thành một Kỹ thuật viên xét nghiệm y học hay một Điều dưỡng viên giỏi để chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng?
Xem chi tiếtNgành công nghệ thực phẩm đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có kiến thức và kỹ năng về bảo quản chế biến thực phẩm; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe
Xem chi tiếtSinh viên ngành Công nghệ Môi trường được đào tạo với phương châm “Tạo ra và huấn luyện đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học với kiến thức và kỹ năng thông thạo các giải pháp xử lý và quản lý môi trường”.
Xem chi tiếtNgày nay, môi trường không còn là vấn đề của một địa phương hay một quốc gia nào nữa mà đã trở thành mối quan tâm chung của toàn nhân loại. Việc phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa và phát triển công nghiệp mạnh mẽ ở nước ta, cùng với nhận thức chưa đầy đủ thiếu trách nhiệm của con người khiến môi trường đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.
Xem chi tiết