Sáng ngày 10/6/2017, tại hội trường Trung tâm Tích hợp, trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai, khoa Thực phẩm - Môi trường & Điều dưỡng phối hợp với Viện Đào tạo Nhân lực và Hợp tác quốc tế (INTIC) đã tổ chức buổi hội thảo “An toàn, Sức khỏe và Môi trường sống”. Hội thảo nhằm mục đích báo cáo tổng hợp các vấn đề môi trường mà con người đang phải đối mặt, phân tích nguyên nhân và thiệt hại của những sự cố điển hình về an toàn, sức khỏe và môi trường sống, cũng như cách khắc phục, giải quyết; đồng thời định hướng tương lai cho sinh viên đang theo học các ngành: thực phẩm, hóa học, môi trường, sinh học, điều dưỡng và xét nghiệm y khoa.
Sáng ngày 10/6/2017, tại hội trường Trung tâm Tích hợp, trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai, khoa Thực phẩm - Môi trường & Điều dưỡng phối hợp với Viện Đào tạo Nhân lực và Hợp tác quốc tế (INTIC) đã tổ chức buổi hội thảo “An toàn, Sức khỏe và Môi trường sống”. Hội thảo nhằm mục đích báo cáo tổng hợp các vấn đề môi trường mà con người đang phải đối mặt, phân tích nguyên nhân và thiệt hại của những sự cố điển hình về an toàn, sức khỏe và môi trường sống, cũng như cách khắc phục, giải quyết; đồng thời định hướng tương lai cho sinh viên đang theo học các ngành: thực phẩm, hóa học, môi trường, sinh học, điều dưỡng và xét nghiệm y khoa.
Viện đào tạo và nhân lực và hợp tác quốc tế tại TP.HCM
Viện Đào tạo Nhân lực và Hợp tác Quốc tế tại TP.HCM là một trong những Viện hàng đầu về đào tạo và tư vấn các kiến thức về Quản lý Chất lượng, các Hệ thống Tiêu chuẩn Quốc tế: ISO 9001, ISO14001, ISO 22000 & HACCP, OHSAS 18001, … Ngoài ra, Viện còn đào tạo các nghiệp vụ về Môi trường, Nghiệp vụ kinh tế, Kỹ năng quản lý, các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ,…
Biểu diễn văn nghệ chào mừng hội thảo của sinh viên khoa TP-MT&ĐD
TS. Trần Đức Thuận - Phó Hiệu trưởng phát biểu tại buổi hội thảo
Buổi hội thảo diễn ra với ba tham luận của ba chuyên viên đến từ INTIC, đặc biệt có ý nghĩa đối với tất cả các sinh viên đang theo học các ngành thực phẩm, hóa học, môi trường, sinh học, điều dưỡng và xét nghiệm y khoa tại khoa TP-MT& ĐD của trường ĐH Công nghệ Đồng Nai.
Đầu tiên là tham luận về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm do thầy ThS. Đặng Thái Hoàng - Giám đốc Chi nhánh - Công ty TNHH TM DV Minh Nam (nguyên PGĐ Nhà máy - Công ty CP TP Kinh Đô Sài Gòn) trình bày. ThS.Đặng Thái Hoàng nhấn mạnh công cụ hữu hiệu và có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đó là HACCP và ISO 22000 : 2005.
HACCP là cụm từ viết tắt “Hazard Analysis Critical Control Point”, có nghĩa là “Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”; hay được hiểu là “Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu, trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”. hệ thống này được xem là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. Và là phương pháp hiệu quả được sử dụng toàn cầu nhằm giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống nhận diện, ngăn ngừa những mối nguy thực phẩm và thỏa mãn những yêu cầu luật định.
Hệ thống HACCP có khả năng kiểm soát và giảm thiểu được những rủi ro cho an toàn thực phẩm trong tất cả các công đoạn chế biến, kể từ lúc bắt đầu là nguyên, vật liệu, cho đến những bước cuối cùng như đóng gói, lưu kho, bảo quản và phân phối sản phẩm. HACCP đã thực sự trở thành một hệ thống an toàn thực phẩm hoàn chỉnh cho các phương pháp kiểm tra truyền thống, vì HACCP chú trọng đến kiểm soát quá trình, chứ không chỉ đơn thuần là kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng.
ISO 22000:2005, là bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.
Điểm khác biệt giữa ISO 22000:2005 và HACCP là ISO 22000:2005 qui định thêm các yêu cầu về Hệ thống quản lý với cấu trúc tương tự ISO 9001, điều này giúp tăng độ tương thích giữa ISO 22000 và ISO 9001 (ISO 22000 không phải là tích hợp của ISO 9001 và HACCP).
ThS. Đặng Thái Hoàng - Giám đốc Chi nhánh - Công ty TNHH TM DV Minh Nam
Tham luận thứ 2 do KS Tạ Văn Vời - giảng viên Viện INTIC trình bày, trong tham luận, KS Vời đã nêu ra những con số thống kê các vụ tai nạn lao động, cũng như nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Ông nhấn mạnh: để hạn chế được các tai nạn thì công cụ hữu hiệu là áp dụng OHSAS 18001:2007 (Tiêu chuẩn về Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp). Tiêu chuẩn OHSAS 18001:20007 đưa ra những yêu cầu như một khuôn khổ cho một Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp cho một tổ chức. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho mục đích đánh giá chứng nhận phù hợp và cấp giấy chứng nhận phù hợp cho một Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp.
KS. Tạ Văn Vời trình bày tham luận
Tham luận cuối cùng do ThS.Trương Văn Cương - Phó Trưởng Khoa - Phụ Trách Khoa HSE (INTIC), trình bày về hiện trạng môi trường và giải pháp. Thạc sĩ nhấn mạnh 3 nguyên nhân làm thay đổi môi trường sống bao gồm: Gia tăng dân số , Tăng dân số thuộc tầng lớp trung lưu và Đô thị hóa; đồng thời chúng ta đang phải đối mặt với 3 vấn đề phổ biến đó là sự nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm biển và đại dương cùng với sự hoang mạc hóa. ThS chia sẻ, để tiếp tục thực hiện thắng lợi những mục tiêu bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung giải quyết triệt để những vấn đề cấp bách hiện nay. Đặc biệt, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn bị cơ sở pháp lý cho ứng phó với biến đối khí hậu theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, đất nước ta đang có những áp lực to lớn về ô nhiễm môi trường, đang có rất nhiều công cụ kiểm soát ô nhiễm trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó Hệ Thống Quản lý Môi trường ISO 14001:2015 đang là công cụ rất phổ biến trên thế giới. Khi áp dụng công cụ này, doanh nghiệp có thể phát triển, tăng gia sản xuất, nhưng vẫn có thể bảo vệ môi trường; mang lại những lợi ích về kinh tế, xã hội, đặc biệt là về hình ảnh công ty. Với những lợi ích mà công cụ này mang lại, nếu nó được sử dụng rộng rãi trong tất cả các doanh nghiệp thì vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ được cải thiện đáng kể. Và các bạn sinh viên môi trường sẽ là cầu nối mang hệ thống ISO 14001:2015 đến các doanh nghiệp để hướng tới nền kinh tế bền vững - thân thiện với môi trường.
Buổi hội thảo đã đem đến cho giảng viên và sinh viên khoa Thực phẩm - Môi trường & Điều dưỡng nhiều kiến thức bổ ích và xác định được các công cụ hữu hiệu trong quản lý nhằm đem đến sự an toàn và sức khỏe cũng như một môi trường sống lành mạnh thân thiện.
Sinh viên khoa TP-MT&ĐD được viện trưởng Nguyễn Doãn Tuấn(bìa phải) và viện phó (bìa trái) viện INTIC trao các suất học đào tào các chứng chỉ HACCP, OHSAS 18001
Viện trưởng viện INTIC (bìa phải) tặng hoa cho lãnh đạo trường và lãnh đạo Khoa
Lãnh đạo Viện tặng quà cho lãnh đạo Khoa
Thầy cô khoa TP-MT&ĐD chụp hình kỉ niệm với Viện INTIC và sinh viên của Khoa
Trần Thị Hà – Giảng viên Khoa TP-MT-ĐD
Sức khoẻ học đường – mối quan tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục, đào tạo và bảo vệ sức khoẻ học đường. Nhưng năm qua, hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho học đường mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, hoạt động chắm sóc sức khoẻ học đường cho học sinh vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Nhận biết được điều này, Khoa Sức khoẻ - Thực phẩm đã có công văn liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho Học sinh 2 trường THPT Nguyễn Khuyến, THPT Đinh Tiên Hoàng (Biên Hoà, Đồng Nai). Ngày 18/5/2023 với sự tham gia quý Thầy cô: - NCS. Nguyễn Thành Công, Phó trưởng khoa Sức khỏe – Thực phẩm; - ThS. Nguyễn Thị Nữ - Nguyên cán bộ điều dưỡng bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, giảng viên bộ môn Điều dưỡng; - ThS. Trương Thị Giang, Giảng viên bộ môn Kỹ thuật xét nghiệm Y học - ThS. Đỗ Ánh Dương, Giảng viên bộ môn Kỹ thuật xét nghiệm Y học Khoa Sức khoẻ - Thực phẩm đã thực hiên các nội dung: Tư vấn sưc khoẻ, thực phẩm an toàn; Tầm soát bệnh tật; Xét nghiệm máu, nhận biết nhóm máu; Tư vấn ngành học thuộc nhóm ngành sức khoẻ & thực phẩm. Bên cạnh việc tư vấn sức khoẻ cho các bạn học sinh, Khoa Sức khoẻ - Thực phẩm đã tư vấn thêm về ngành học và giải đải các câu hỏi: Làm thế nào để chọn được ngành nghề phù hợp, phát huy giá trị tài năng, thỏa mãn đam mê và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động là điều mà hầu hết học sinh quan tâm. Mỗi cá nhân đều mang trong mình những ưu thế và khuyết điểm riêng. Được học một ngành đúng sở trường và khuynh hướng phát triển sẽ giúp các bạn lĩnh hội kiến thức nhanh chóng và hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Việc miễn cưỡng theo đuổi một nghề không phù hợp giống như cá bơi ngược dòng, khiến cho bạn cảm thấy căng thẳng và chịu áp lực lớn khi học tập và làm việc. Khoa Sức khoẻ - Thực phẩm đào tạo các chuyên ngành: Ngành Công nghệ Thực phẩm Ngành Kĩ Thuật Xét nghiệm Y học Ngành Điều dưỡng PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtNgày 18/7 vừa qua, 50 sinh viên Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã có chuyến tham quan Địa Đạo Củ Chi thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Xem chi tiếtNgày 26/3 vừa qua, 50 sinh viên Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng đã có chuyến tham quan tại Chiến khu D thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Xem chi tiếtChiều 14-10-2017, Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng, Phòng Quan hệ doanh nghiệp và đào tạo kỹ năng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai kết hợp với Công ty Nestle Việt Nam đã tổ chức chương trình tìm hiểu “Công nghệ sản xuất cà phê tại Công ty Nestle Việt Nam” tại DNTU Có 300 sinh viên tham gia chương trình này. Chương trình nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên ngành về công nghệ sản xuất cà phê tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Đại diện Công ty Nestle Việt Nam đã trình bày về quy trình công nghệ sản xuất cà phê khép kín: Nguyên liệu sản xuất cà phê rang xay - phương pháp sơ chế ướt - phương pháp sơ chế khô - phân loại và trích, tách tạp chất -làm sạch cà phê nguyên liệu - Rang cà phê - Phối trộn cà phê - Nghiền cà phê... Sau phần trình bày của Công ty Nestle Việt Nam, nhiều câu hỏi được sinh viên đặt ra để hiểu rõ hơn về quy trình công nghệ tiên tiến của Công ty Nestle Việt Nam. đây là một trong những hoạt động thường xuyên được trường Đại học Công nghệ Đồng Nai phối hợp tổ chức với các doanh nghiệp để sinh viên có điều kiện tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Công ty Nestle Việt Nam là một trong những doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai trong việc cố chương trình giảng dạy phù hợp với doanh nghiệp cũng như là nơi tiếp nhận sinh viên ra trường. Đại diện Công ty Nestle Việt Nam đã trình bày về quy trình công nghệ sản xuất cà phê Sinh viên chăm chú nghe Đại diện Công ty Nestle Việt Nam đã trình bày về quy trình công nghệ sản xuất cà phê Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtNhằm hướng đến mục đích chia sẻ thông tin về tình hình, kiến thức thực tế công ty, cũng như tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa công ty và sinh viên.
Xem chi tiếtSáng ngày 07/01/2019 tại bắn cá online (DNTU) đã diễn ra “Hội thi phát triển sản phẩm thực phẩm của sinh viên” do Khoa Khoa học Ứng dụng - Sức khỏe tổ chức. Chương trình mở ra nhằm nâng cao khả năng tư duy sáng tạo do chính các bạn sinh viên là người thực hiện các ý tưởng của mình. Sinh viên có mặt rất sớm để chuẩn bị Đến dự Hội thi có TS. Trần Thanh Đại - Trưởng Khoa, ThS. Nguyễn Thành Công – Phó Trưởng Khoa , các Giảng viên Bộ môn Công nghệ Thực phẩm cùng với 17 đội dự thi với sự tham gia cổ vũ tất cả các sinh viên đang theo học tại trường. trung tâm việc làm để đảm bảo tính khách quan và công bằng cho Hội thi, Ban Giám khảo gồm có ông Trần Việt Cường - Tổng GĐ Công ty Ca Cao tỉnh Đồng Nai và các Lãnh đạo phòng ban trong trường Ban Giám khảo chấm các sản phẩm của thí sinh Các sản phẩm dự thi của sinh viên Hội thi “Phát triển sản phẩm thực phẩm mới” là cuộc thi phát triển các ý tưởng về các sản phẩm thực phẩm mới lạ chưa có trên thị trường, là cơ hội giúp cho sinh viên chủ động sáng tạo trong học tập, nghiên cứu và củng cố kiến thức đã được trang bị, ứng dụng vào thực tế cuộc sống với kiến thức chuyên môn đã học. Hội thi diễn ra 02 vòng: Đánh giá sản phẩm và thuyết trình sản phẩm. Hội thi đã diễn ra rất sôi nổi, hấp dẫn và đầy sáng tạo đến từ các đội thi cũng như sự cỗ vũ nhiệt tình của các bạn sinh viên. Kết thúc hội thi với các sản phẩm đoạt giải như Trà thảo dược túi lọc đoạt giải nhất, Bánh bao tinh than tre đoạt giải nhì, Sản phẩm mới giò gà đoạt giải ba. Các sản phẩm đoạt giải được Ban Giám khảo đánh giá cao vì tình ứng dụng vào thực tế và sáng tạo. Các sản phẩm đoạt giải của các sinh viên Các thí sinh đoạt giải chụp hình lưu niệm cùng Ban giám khảo Thông qua hội thi, Khoa sẽ tham mưu Nhà trường lựa chọn các sản phẩm có tiềm năng phát triển tạo điều kiện cho các em sinh viên tiếp tục thực hiện nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm để gửi đi tham dự các hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó những hoạt đồng này là môi trường rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng cần thiết trang bị cho công việc trong tương lai. Đó cũng chính là chiến lược của DNTU giúp sinh viên tự tin, chủ động, sáng tạo, và có khả năng chủ động đề xuất và thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp. - Trần Hòa - Minh Quân - CTV Phòng Truyền thông -
Xem chi tiếtHiện nay, hệ thống các thông tin về việc giảng dạy và học tập trực tuyến đang được phổ biến rộng rãi, việc thực hiện làm sao để hiệu quả trong công tác giảng dạy trực tuyển và việc học trực tuyến của sinh viên phải giải quyết các vấn đề về tâm lý, thái độ, kỹ năng… Các câu hỏi đặt ra: Giảng dạy trực tuyến dễ chán, không sôi động ? Người học chưa chuẩn bị tâm lý tốt, thái độ và kỹ năng học tập trực tuyến chưa có ? Giảng viên có tạo nên những giá trị tích cực trong công tác giảng dạy ? Có nên tạo những nhóm trên mạng xã hội để tương tác ? Làm thế nào để vượt qua những căng thẳng trong khi dạy học trực tuyến ? Như thế nào gọi là tạo động lực trong việc dạy và học trực tuyến ? ….. Những câu hỏi đó đã làm động lực cho Khoa Khoa Học Sức Khoẻ và Kế Toán Tài Chính đã tổ chức hội thảo trực tuyến cấp khoa với chủ đề “Phương pháp giảng dạy trực tuyến hiệu quả” vào sáng ngày 12/11/2021 Chương trình hội thảo được tổ chức nhằm mục đích nâng cao khả năng giảng dạy trực tuyến trong bối cảnh và xu thế hiện đại “buộc” giáo dục đào tạo phải thích nghi và chuyển đổi dần…Ngoài ra, DNTU trở thành trường Đại học số nên việc thay đổi và ứng dụng công nghệ số trong việc đào tạo là điều “hiển nhiên”, tạo ra thêm môi trường giao lưu, chia sẻ giữa các giảng viên trong Khoa về phương pháp giảng dạy trực tuyến gây hứng thú cho việc học tập của sinh viên. Tham dự buổi hội thảo có sự tham gia của TS. Trần Thanh Đại, Trưởng Khoa Khoa Học Sức Khoẻ và Kế Toán Tài Chính cùng toàn thể cán bộ giảng viên của Khoa. Mở đầu chương trình hội thảo, TS.Trần Thanh Đại, Trưởng Khoa Khoa Học Sức Khoẻ và Kế Toán Tài Chính có nhấn mạnh phát biểu: “Trong thời gian qua, Khoa chúng ta đã thực hiện công việc dạy online khá hiệu quả, dự kiến trong thời gian sắp tới chúng ta vẫn sẽ tiếp tục phát huy và hoàn thiện kỹ năng giảng dạy online trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay. Vì vậy tôi mong muốn Khoa mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy online giúp cho công tác giảng dạy của Khoa ngày càng phát triển’. Tại buổi hội thảo có 3 tham luận trình bày thu hút được sự chú ý của đông đảo quý thầy cô. Tham luận đầu tiên, ThS. Vũ Anh Tuấn, phụ trách bộ môn Khoa Học cơ bản trình bày về nội dung “Lớp học đảo ngược” và những chia sẻ của thầy về những ưu điểm của lớp học đảo ngược và cách thức tiếp cận phương pháp giảng dạy cũng như quan điểm của thầy về sinh viên “Thế hệ Z” hiện nay. Thầy cũng đã lập các quy trình từng bước để thực hiện “kiểu mẫu” lớp học, dựa trên các kinh nghiệm của giảng dạy và tiếp xúc nhiều thế hệ sinh viên…Có thể nói, tham luận của Thầy Tuấn đi “sâu” vào việc đưa ra các giải pháp không còn mang tính truyền thống trên lớp, thay đó vào đó chuẩn bị các giáo trình hấp dẫn, giao các bài tập mở mang tính tư duy, sáng tạo…Quá đó, đòi hỏi giảng viên phải giỏi công nghệ. ThS. Vũ Anh Tuấn, phụ trách bộ môn Khoa Học cơ bản trình bày về nội dung “Lớp học đảo ngược” Tiếp theo, ThS. Đồng Thị Thu Huyền, giảng viên chuyên ngành Công Nghệ Môi Trường có trình bày về đề tài “Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập”. Công nghệ là yếu tố then chốt trong giảng dạy trực tuyến tại môi trường số của DNTU hiện nay. Việc ứng dụng công nghệ hiệu quả giúp tiết kiệm thời gian thu bài cho giảng viên, tạo bài tập đa dạng cuốn hút đồng thời kích thích khả năng sáng tạo của sinh viên. Cô Huyền chia sẻ một số ứng dụng cô đã thực hiện trong các bài giảng của mình như trang web hỗ trợ làm bài tập: Azota, Google form, quizz, Phần mềm thực hiện vẽ sơ đồ tư duy/ làm clip/ ppt như canva, mindmap, trang web trò chơi trắc nghiệm: kahoot, quizziz. Đồng thời cô cũng chia sẻ một số công cụ giúp ghi chú trong giờ học online, các công cụ giám sát lớp học. ThS. Đồng Thị Thu Huyền, giảng viên chuyên ngành Công Nghệ Môi Trường trình bày đề tài “Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập” Tham luận cuối cùng của quý thầy cô bộ môn Kế toán và bộ môn Tài chính bao gồm ThS. Phạm Thị LĨnh, ThS. Nguyễn Thị Huệ và ThS. Nguyễn Thị Thu Hoài, thế ma mạnh của tham luận này là việc sắp xếp theo trình tự, các bước, làm sao để “điểm nhấn” trong lớp học là các bạn sinh viên cảm thấy có hứng thú trong việc học tập…Tóm lại, nội dung tham luận xoay quanh việc chia sẻ về cách thức giảng dạy truyền cảm hứng trong lớp học, cách thức đánh giá và cho điểm giúp sinh viên tích cực hơn trong giờ học. Tham luận của quý thầy cô bộ môn Kế toán và bộ môn Tài chính: ThS. Phạm Thị LĨnh, ThS. Nguyễn Thị Huệ và ThS. Nguyễn Thị Thu Hoài Cuối buổi hội thảo là phần đặt câu hỏi Q & A, đây được xem như hoạt động "sôi nổi" nhất, tại đây quý thầy cô liên tục đặt câu hỏi và trao đổi về một số tình huống trong giảng dạy trực tuyến mang đến những góc nhìn, kinh nghiệm phong phú để giải đáp những thắc mắc trong việc dạy và học trực tuyến trong quá trình chuyển đổi số hiện nay. Buổi hội thảo diễn ra trong vòng 2 giờ đồng hồ nhưng vẫn còn nhiều nội dung quý thầy cô còn muốn chia sẻ, học hỏi lẫn nhau. Thông qua buổi hội thảo, từ các bài tham luận, trao đổi ý kiến đã giúp các giảng viên có thêm nhiều phương pháp giảng dạy trực tuyến hiệu quả. Mong rằng sẽ có thêm nhiều buổi hội thảo hay và ý nghĩa như vậy để giảng viên của Khoa nói riêng và DNTU nói chung ngày càng phát huy kỹ năng giảng dạy online hiệu quả hơn ThS. Nguyễn Thị Ngân Giảng viên Khoa Khoa Học Sức Khoẻ và Kế Toán Tài Chính PHÒNG TRUYỀN THÔNG (đưa tin)
Xem chi tiếtCuộc thi “Vẽ tranh cổ động” và “sáng tạo sản phẩm tái chế” năm 2023 – Cuộc thi giúp sinh viên nhận thức rõ hơn về tác động, ảnh hưởng qua lại giữa con người và Môi trường, giúp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong chính hoạt động sống hằng ngày của mình; sinh viên sẽ phát huy tính sáng tạo và hiện thức hoá các hoạt động chuyên ngành để bảo vệ môi trường. Cuộc thi được mở rộng cho sinh viên toàn nhà trường tham gia, các bạn sinh viên sẽ thực hiện các sản phẩm theo quy định của Ban tổ chức, thể hiện quá trình thực hiện các sản phẩm. Hình ảnh: Ban giám khảo đang lắng nghe phần thuyết trình của các nhóm. Hình ảnh các bạn "tâm huyết" với sản phẩm của chính mình Với chủ đề “Môi trường – Hiện đại và tương lai”, các bài dự thi, sản phẩm trình bày trên giấy khổ A2, những sản phẩm được hiện thực hoá và thực tế sẽ được đánh giá cao từ Ban giám khảo. Sản phẩm dự thi sẽ là các mô hình, vật dụng, đồ dùng gia đình, đồ chơi trẻ em, đồ phục vụ trang trí, phục vụ sản xuất, chăn nuối, tròng cây, thiết kế thời trang…được sáng tạo, các vật phẩm tái chế từ rác thải, vật liệu thải…trong quá trình sinh hoạt hằng ngày hoặc trong quá trình sản xuất khác (lưu ý các chất thải không nằm trong danh mục chất thải rắn nguy hại); Các nhóm thi sẽ phải vận dụng các kĩ năng thuyết trình để trình bày các ý tưởng, bài dự thi, sản phẩm của mình…Ban giam khảo sẽ lắng nghe và chấm điểm để tìm ra các đội, nhóm xuất sắc. Kết quả cuộc thi: *Cuộc thi Sáng tạo sản phẩm tái chế : Họ và tên Lớp Giải Nguyễn Trọng Trường 22DOT1 NHẤT Nguyễn Tuấn Trường 22DĐT1 Phạm Duy Khánh 22DCT1 Lương Thị Khánh Ly 22DTP1 NHÌ Nguyễn Huỳnh Đức Tín 22DTP2 Nguyễn Thái Hoàng 22DTP2 Nguyễn Minh Thông 22DTP2 Trần Yến Nhi 19DMT1 BA Nguyễn Ngọc Phương Trúc 19DMT1 Vũ Thị Nhung 19DMT1 Nguyễn Tiến Tân 19DMT1 Lưu Văn Đạt 19DMT1 Nguyễn Trường Thiên Ý 20DTP1 KHUYẾN KHÍCH Võ Trần Anh Hào 20DTP1 Trần Thị Thúy Quỳnh 20DTP1 Khưu Thị Kim Hưởng 20DTP1 *Cuộc thi “Vẽ tranh cổ động môi trường” Họ và tên Lớp Giải Đinh Thị Cẩm Liên 22DTP1 NHẤT Nguyễn Thái Hoàng 22DTP2 Nguyễn Huỳnh Đức Tín 22DTP2 Lưu Như Quỳnh 22DTP1 Lê Huy Minh Thông 21DKT3 NHÌ Trần Yến Nhi 19DMT1 BA Nguyễn Ngọc Phương Trúc 19DMT1 Vũ Thị Nhung 19DMT1 Nguyễn Tiến Tân 19DMT1 Lưu Văn Đạt 19DMT1 Nguyễn Thị Hường 22DTP1 KHUYẾN KHÍCH Nguyễn Văn Thanh Hải 22DTP1 - Cùng xem một số hình ảnh của Hoạt động “Hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023” :
Xem chi tiếtBạn mong muốn trở thành một Kỹ thuật viên xét nghiệm y học hay một Điều dưỡng viên giỏi để chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng?
Xem chi tiết