Sáng ngày 15/3/2018 Viện Nghiên cứu ứng dụng KHCN - Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã nhận thông báo kết quả nhóm sinh viên Khoa Thực phẩm-Môi trường- Điều dưỡng của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã đạt TOP 10 đề tài xuất sắc nhất của cuộc thi Nghiên cứu dầu gạo quốc tế năm 2018.
Hai sinh viên có đề tài lọt vào TOP 10 của cuộc thi đó là: Trần Thị Thanh Huyền lớp 14DSP và Bùi Kim Uyên lớp 17DTP.
Theo thông báo của Ban tổ chức Cuộc thi: “Nghiên cứu dầu gạo quốc tế năm 2018” do Hiệp hội dầu gạo quốc tế (IARBO) và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức, đề tài của nhóm sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tham dự cuộc thi đã xuất sắc lọt vào TOP 10 đề tài xuất sắc.
Nhóm sinh viên của Trường Đại học Công nghệ Đồng có đề tài nghiên cứu lọt vào TOP 10 đến từ Khoa Thực phẩm - Môi trường- Điều dưỡng. trung tâm cần tìm được biết đây là cuộc thi uy tín dành cho sinh viên và nghiên cứu sinh của các trường đại học trên toàn thế giới.
Sinh viên nghiên cứu dầu gạo tại DNTU
Với việc lọt vào TOP 10 đề tài xuất sắc của cuộc thi, đề tài của sinh viên của Trường Đại học Công nghệ Đồng sẽ giành quyền tham gia vòng Chung kết kết cuộc thi được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 24/5/2018.
Cuộc thi: “Nghiên cứu dầu gạo quốc tế năm 2018” có giải thưởng rất cao, trong đó có 1 giải kim cương lên đến 5000 USD, 2 giải bạch kim trị giá 3.000 USD, 3 giải vàng và 4 giải bạc trị giá 1.000 USD. Đặc biệt qua cuộc thi sinh viên sẽ thể hiện được năng lực của mình.
Ngoài tiền thưởng, Ban tổ chức cuộc thi còn hỗ trợ các phí liên quan việc tham gia Hội nghị dầu gạo quốc tế lần thứ 5-2018 tại Hà Nội, bao gồm chi phí tham dự hội nghị, vé máy bay, chi phí đi lại, ăn nghỉ.
Một số mẫu sản phẩm sinh viên DNTU đang nghiên cứu
Trong nhiều năm qua, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai liên tục đạt các giải thưởng tại nhiều sân chơi khoa học trong và ngoại tỉnh ở nhiều lĩnh vực thế mạnh như: Công nghệ thông tin, Điện, Công nghệ sinh học - Thực phẩm - Môi trường…
Việc sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có đề tài lọt Top 10 của cuộc thi “Nghiên cứu dầu gạo quốc tế năm 2018” thêm một lần nữa khẳng định chất lượng đào tạo và định hướng chú trọng nghiên cứu khoa học mà Nhà trường đã và đang thực hiện.
Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Từ ngày 23 đến 25/5 Khách sạn JW Marriot, Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị dầu gạo quốc tế (ICRBO) lần thứ 5 do Hiệp hội Dầu gạo Quốc tế (IARBO) tổ chức. Hội nghị lần này có trên 200 đại diện đến từ 20 quốc gia trên thế giới. Chủ đề của hội nghị năm nay là: “Dầu gạo - Dầu ăn cao cấp tốt cho sức khỏe trên thế giới”. Tại hội nghị Hội nghị dầu gạo quốc tế (ICRBO) lần thứ 5 đã vinh danh 2 sinh viên của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có công trình nghiên cứu về dầu gạo là Trịnh Minh Huyền và Nguyễn Thị Kim Nguyên. Sinh viên Huyền và Ngân vinh dự được nhận giải "Silver Prize" của cuộc thi "Research Contest" với phần thưởng 1000 USD. Trịnh Minh Huyền và Nguyễn Thị Kim Nguyên đại diện DNTU tham gia hội thảo Phó trưởng Phòng Truyền thông Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai Nguyễn Hoàng Dũng tham dự Hội nghị dầu gạo quốc tế (ICRBO) lần thứ 5, và cho biết: Vòng chung kết cuộc thi "Research Contest" chỉ có 10 đội, trong đó Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc mỗi quốc gia có 1 đội. Việt Nam có 7 đội, trong đó đội Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai là trường ngoài công lập duy nhất của Việt Nam góp mặt tại chung kết cuộc thi này, và xuất sắc nhận giải thưởng. Sinh viên DNTU vinh dự được nhận giải tại hội nghị Dầu Gạo Quốc tế Trịnh Minh Huyền, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai cho biết: “Đế tài nghiên cứu của chúng tôi tham dự hội nghị là: "Tối ưu hóa hỗn hợp dung môi và nhiệt độ để chiết được dầu gạo tối đa với nồng độ cao Gamma-oryfamol cho công thức son môi”. trung tâm tìm việc sản phẩm khi được ứng dụng sẽ rất tốt cho sức khỏe của người dùng vì được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên, không có chất chì, dưỡng ẩm tốt cho môi. Chúng tôi rất vui mừng vì nhiều chuyên gia về dầu gạo trên thế giới dự hội nghị đã dành rất nhiều lời khen ngợi, bình chọn cho sản phẩm của chúng tôi, và đó là động lực để chúng tôi sớm phát triển sản phẩm này ra thị trường”. Sinh viên DNTU tự tin giới thiệu sản phẩm với các chuyên gia quốc tế Việc sinh viên Trịnh Minh Huyền và Nguyễn Thị Kim Nguyên đến từ Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai nhận giải "Silver Prize" của cuộc thi "Research Contest" là một vinh dự lớn, qua đó thể hiện được trình độ nghiên cứu khoa học của sinh viên, sẵn sàng thể hiện khả năng hội nhập với sinh viên quốc tế trong tình hình mới. Hiệp hội Dầu gạo Quốc tế (IARBO) là tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ với 5 quốc gia thành viên: Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Mục tiêu hoạt động của IARBO là kết nối các nhà sản xuất, viện nghiên cứu, trường đại học, người tiêu dùng nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ dầu gạo trên thế giới. Tại hội nghị, lần đầu tiên IARBO tổ chức cuộc thi nghiên cứu về dầu gạo với tổng giá trị giải thưởng lên tới 21.000 USD cho sinh viên các nước. Ngoài các báo cáo chuyên sâu, hội nghị còn có các gian hàng trưng bày sản phẩm giá trị gia tăng của gạo và cám gạo. Hội nghị mở ra cơ hội giao lưu và hợp tác với bạn bè trên toàn thế giới Năm nay sự kiện có sự góp mặt của đại diện các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dầu gạo lớn nhất thế giới như: Hiệp hội Chiết tách Dung môi Ấn Độ (SEA), Tập đoàn Medifood (Thái Lan), Tập đoàn Thực phẩm Tsuno, Tập đoàn Oryza (Nhật Bản), Tập đoàn Wilmar (tại Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc), Hiệp hội Dầu ăn và Ngũ cốc (Trung Quốc), Tổ chức Dược điển Mỹ (USP)… Hội nghị Dầu gạo Quốc tế lần thứ 5 đã mở ra cơ hội để Việt Nam phát huy tiềm năng của ngành công nghiệp dầu gạo. Tại sự kiện, các nhà nghiên cứu, chuyên gia, doanh nghiệp đã cập nhật những thành tựu nghiên cứu, sản xuất dầu gạo mới nhất, cũng như tháo gỡ bài toán tiếp thị dầu gạo ra toàn cầu. Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtNgày 25/9 vừa qua tại chung kết Liên Minh Huyền Thoại Miền Nam giải VCC, CLB ESC bắn cá online – ESC DNTU đã vượt qua 56 trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc và giành chiến thắng áp đảo 2–0 trước CLB ESC của trường Đại học Bách Khoa TPHCM giành chiếc vé thứ 2 vào vòng loại chung kết tại Hà Nội và nằm trong top 4 đội mạnh nhất Việt nam. các bạn đã thể hiện niềm đam mê và đưa đam mê của mình lên đỉnh cao. Hãy cùng cổ vũ cho các chàng trai của chúng ta nào. Những tài năng sinh viên nói riêng đại diện cho toàn thể cộng đồng sinh viên "DNTU". Trận đấu chung kết ngày 9/10 sẽ được trực tiếp trên HTVC thể thao và Viet Nam ESPORT TV (vetv.vn). Thành viên đội ESC DNTU: 1. Thái Viết Đạt – 14DTH1 – khoa Công nghệ Thông tin 2. Lương Minh Tùng – 16DTH2 – khoa Công nghệ Thông tin 3. Hồ Anh Tuấn – 15DQT1 – khoa Quản trị 4. Trần Bá Nhật – 14DTP4 – khoa Thực phẩm Môi trường và Điều dưỡng 5. Đào Trường Thuận – 15CDD2 – khoa Thực phẩm Môi trường và Điều dưỡng 6. Nguyễn Ngọc Minh Tuấn – 15DOT4 – khoa Điện - Điện tử - Cơ khí và Xây dựng Các thành viên đội ESC DNTU Khoảnh khắc giành chiến thắng Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtGiải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka do Thành đoàn TPHCM phối hợp cùng với Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức là giải thưởng danh giá dành cho sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học trên toàn quốc, góp phần đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường. Năm 2021, Giải thưởng đã thu hút 131 trường ĐH - CĐ, học viện đến từ 32 tỉnh thành trong cả nước với 1.253 đề tài của 5.900 sinh viên, với 2.030 giảng viên hướng dẫn. Giải thưởng được triển khai từ tháng 6/2021 đến 12/2021. Đối tượng tham gia Giải thưởng là Sinh viên hiện đang học tập tại các trường CĐ, ĐH và học viện trên toàn quốc, theo 2 hình thức: cá nhân hoặc nhóm (mỗi nhóm không quá 5 sinh viên), mỗi cá nhân hoặc nhóm có thể đăng ký tham gia 1 hoặc nhiều công trình. Tham gia cuộc thi, nhóm thi của bắn cá online với 5 sinh viên: Lường Quốc Đạt Huỳnh Thị Thu Quế Vũ Thị Yến Nhi Nguyễn Huỳnh Thanh Nguyên Hoàng Nguyễn Quốc Dũng. Tên công trình nghiên cứu của nhóm là: “Khảo sát các điều kiện trích ly dầu từ hạt chôm chôm bằng phương pháp Soxhlet và bước đầu ứng dụng dầu hạt chôm chôm làm son môi” Người hướng dẫn công trình: ThS. Nguyễn Thị Ngân, ThS. Lại Thị Hiền của Khoa Khoa học Ứng dụng và Kế toán Tài chính. Hằng năm, DNTU luôn chú trọng cho các công việc liên quan đến nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tổ chức nhiều cuộc thi để sinh viên và giảng viên trao dồi thêm kiến thức, vận dụng vào thực tế để sáng tạo thêm các dự án, đề tài phục vụ cho xã hội ở các lĩnh vực. Công trình nghiên cứu khoa học được các bạn sinh viên triển khai theo từng quy trình cấp Khoa, sau đó là cấp Trường. Trong suốt quá trình thực hiện, nhóm nhận được sự hướng dẫn, góp ý tận tình của các giảng viên DNU hướng dẫn để công trình tăng thêm hàm lượng khoa học… Vừa qua, đề tài nghiên cứu của sinh viên DNTU đã xuất sắc trở thành 1 trong 81 trường có đề tài vào chung kết xếp hạng. Vòng chung kết xếp hạng Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka năm 2021 sẽ diễn ra vào ngày 03/12/2021. Chúc các bạn sẽ đạt được kết quả tốt trong vòng thi cuối cùng! PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiết<div>Rất vui mừng Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai chúng ta có 1 sinh viên của lọt vào top 20 ứng viên Hoa hậu VN 2014.</div> <div>Nguyễn Thuỳ Linh, SBD: 468, sinh 1995, SV trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai; cao 1m72, nặng 50kg, số đo 3 vòng 78- 63- 87.</div> <div> </div> <div> </div>
Xem chi tiếtNắm bắt xu hướng tiêu dùng các loại mỹ phẩm sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, mới đây, hai sinh viên của Trường đại học (ĐH) Công nghệ Đồng Nai đã nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm thành công sản phẩm son môi chiết xuất từ dầu gạo. Đặc biệt, công trình nghiên cứu về dầu gạo ứng dụng cho công thức sản xuất son môi của hai sinh viên này đã đoạt giải bạc (Silver Prize) tại hội nghị Dầu gạo quốc tế lần thứ 5 vừa được tổ chức tại Hà Nội. Công trình nói trên đã được Trịnh Thị Minh Huyền và Nguyễn Kim Nguyên, sinh viên năm cuối Khoa Công nghệ thực phẩm, ĐH Công nghệ Đồng Nai ấp ủ và bắt tay vào nghiên cứu thử nghiệm cách đây 5 tháng. Chia sẻ về ý tưởng sản xuất sản phẩm son môi từ dầu gạo, Trịnh Thị Minh Huyền cho biết, dầu gạo là loại dầu thực vật được trích ly từ lớp vỏ cám của hạt gạo và được tổ chức Y tế thế giới công nhận là một trong những loại dầu thực vật tốt nhất cho sức khỏe. Chất lượng dầu gạo sản xuất ở nước ta cũng được đánh giá cao, tuy nhiên thói quen sử dụng dầu gạo của người dân chưa cao. Do đó, việc nghiên cứu ứng dụng dầu gạo vào son môi cũng là cách để người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm có lợi ích cho sức khỏe từ dầu gạo. “Đây là sản phẩm không mới trên thị trường song việc có được một sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn cho sức khỏe người dùng và đặc biệt là tối ưu hóa thành phần có lợi từ dầu gạo là điều không dễ. Từ khi bắt tay nghiên cứu đề tài “Tối ưu hóa hỗn hợp dung môi và nhiệt độ để chiết được dầu gạo tối đa với nồng độ cao Gamma-oryzanol cho công thức son môi”, bọn em tự tin hơn rất nhiều với việc sản xuất được sản phẩm son môi đáp ứng các yêu cầu về thẩm mỹ cũng như giá trị mà dầu gạo mang lại”, Minh Huyền nói. Đặc biệt, việc được tham gia hội nghị Dầu gạo quốc tế lần thứ 5 vừa diễn ra tại Hà Nội đã cho nhóm những trải nghiệm thú vị. đây cũng là sân chơi quốc tế đầu tiên mà nhóm được trải nghiệm. Các em đã phải chuẩn bị tài liệu, thuyết trình dự án hoàn toàn bằng tiếng Anh và nhận được nhiều góp ý, phân tích, đánh giá tích cực từ Ban giám khảo. Được biết, vòng chung kết cuộc thi nghiên cứu về dầu gạo (Research Contest) có 10 đội tham dự, trong đó có 4 đội đến từ Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc và 6 đội đến từ các trường đại học của Việt Nam. ĐH Công nghệ Đồng Nai là trường ngoài công lập duy nhất có sản phẩm lọt vào vòng chung kết. “Có mặt tại hội nghị quốc tế với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và đại diện các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành dầu gạo từ 20 quốc gia khiến bọn em rất tự hào. Không chỉ dành được giải bạc tại cuộc thi, quan trọng hơn, em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, bài học bổ ích, được giới thiệu về sản phẩm son môi mà mình ấp ủ đến bạn bè quốc tế”, Huyền bộc bạch. Trịnh Thị Minh Huyền (trái) giới thiệu về sản phẩm son môi từ dầu gạo tại hội nghị Dầu gạo quốc tế Chia sẻ về những ngày đầu bắt tay thử nghiệm chiết xuất dầu gạo, Huyền và Nguyên cho biết nhóm gặp khá nhiều thuận lợi. Tuy nhiên quá trình hiện thực hóa ý tưởng bắt đầu xuất hiện những khó khăn do phòng thí nghiệm của trường không đủ các loại nguyên liệu để sản xuất, nhất là một số phải nhập từ nước ngoài có giá thành cao. Ngoài ra, quá trình tách chiết mất rất nhiều thời gian và công sức. Cứ 2kg cám gạo, nhóm chiết được khoảng 100ml dầu gạo. Sau đó phải trải qua các bước như tinh chế, lọc màu để sử dụng trong sản xuất son môi. Bên cạnh sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên phụ trách, nhiều giảng viên trong trường cũng đã đóng góp tiền ủng hộ các em mua nguyên vật liệu để phục vụ nghiên cứu. Để đảm bảo sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm các nguyên liệu tạo màu tự nhiên như cà ri, khoáng… Đồng thời đảm bảo cân đối các thành phần để sản phẩm vừa có độ mềm, mượt cho môi mà lại bền màu. Cuối cùng những sản phẩm son môi từ dầu gạo cũng được ra đời và liên tục được Huyền và Nguyên mày mò, điều chỉnh để có những sản phẩm hoàn thiện. Đặc biệt, nhóm lại càng có thêm niềm tin, động lực khi sản phẩm được kiểm nghiệm đảm bảo các tiêu chí không chứa các chất độc hại như chì, asen, thủy ngân… Nói đến việc là những người “đi sau” trong thị trường sản phẩm son môi chiết xuất từ dầu gạo, nhóm nghiên cứu cho rằng, sản phẩm son từ dầu gạo hiện nay cũng đã xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên đa số là những người tự tìm tòi công thức và các thành phần sử dụng chỉ được ước tính dẫn tới giá trị từ dầu gạo được đưa vào sản phẩm không cao. Do đó, lợi thế của sản phẩm mà Huyền và Nguyên đang thử nghiệm chính là được nghiên cứu trên nền tảng khoa học, bài bản để chiết được dầu gạo tối đa với nồng độ cao các thành phần có lợi cho sức khỏe người dùng. Bước đầu, nhóm đã giới thiệu sản phẩm của mình qua các kênh như mạng xã hội, qua người quen, bạn bè. Theo Kim Nguyên, những phản hồi tích cực của những khách hàng đầu tiên đã tiếp thêm cho nhóm động lực để hoàn thiện sản phẩm. Với mục tiêu thương mại hóa sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là tiếp cận với sản phẩm có nguyên liệu thiên nhiên, nhóm dự án đang xúc tiến việc xây dựng thương hiệu, bao bì sản phẩm. Cùng với đó, nhóm cũng đã lên kế hoạch mở rộng mạng lưới truyền thông, kênh tiếp thị để chuẩn bị cho những đơn hàng số lượng lớn và coi đây là dự án khởi nghiệp đầu tay mà mình theo đuổi. Nguồn: //laodongdongnai.vn/Xahoi/Tin-tuc/66344C/sinh-vien-dong-nai-am-giai-thuong-quoc-te-ve-dau-gao.aspx T. Nguyên (laodongdongnai.vn)
Xem chi tiếtThS. Nguyễn Quang hiện đang làm việc tại Viên Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ thuộc Trường đại học Công nghệ Đồng Nai. Nhận thấy tác động của dịch bệnh đã làm cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao, đặc biệt là việc cảnh báo sớm nguy cơ mắc bệnh thông qua các thiết bị y tế cá nhân như: vòng đeo tay, đồng hồ theo dõi sức khỏe… Tuy nhiên, các sản phẩm hiện có trên thị trường đều là hàng ngoại nhập và giá cả rất đắt, lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng, trong khi đó rất ít đơn vị trong nước cung ứng những dòng sản phẩm này. Do vậy ThS. Nguyễn Quang bắt tay thực hiện ý tưởng với suy nghĩ chỉ có ứng dụng công nghệ mới tạo ra được giá trị riêng cho dự án của mình. Đó là một thiết bị nhỏ gọn, an toàn, tiện lợi mang tên iCare, có thể gắn lên người để giám sát và theo dõi nhiệt độ từ xa liên tục, được kết nối với smart phone qua sóng bluetooth, khi nhiệt độ lên cao đến ngưỡng được cài đặt thì điện thoại sẽ phát âm cảnh báo liên tục. Thiết bị cực kỳ hữu ích đối với các bà mẹ có con nhỏ, gia đình cần theo dõi sức khỏe người bệnh thông qua nhiệt độ cơ thể để có hướng xử lý kịp thời. Thiết bị này là kết quả của dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thiết bị theo dõi và phần mềm quản lý sức khỏe gia đình iCare do ThS.Nguyễn Quang, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thiết bị và phần mềm iCare thực hiện. Dự án được Hội đồng giám khảo đánh giá cao và chọn trao giải nhất trong cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai năm 2020. Anh Nguyễn Quang thuyết trình dự án tại cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Sở KH-CN tổ chức Giải thích rõ hơn về cấu tạo của thiết bị, anh Nguyễn Quang cho biết, về cơ bản, thiết bị bao gồm một cảm biến nhiệt (sử dụng cảm biến nhiệt AMS của Austria) và phần Chip Bluetooth chính hãng Nordic được công ty nhập trực tiếp từ Na Uy). Đặc biệt thiết bị có thể cho độ chính xác của cảm biến nhiệt: +/- 0,10C. Vỏ thiết bị bằng nhựa an toàn cho bé, phần dải băng để đeo thiết bị mềm, dễ chịu cho da nhạy cảm. “Chúng tôi đặt tính an toàn lên trên hết do vậy các nguyên liệu cấu tạo máy được nghiên cứu và lựa chọn kỹ, hầu hết chúng tôi nhập từ châu Âu và được kiểm định an toàn tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3” - anh Nguyễn Quang nhấn mạnh. Dự án khởi nghiệp này chính thức được bắt đầu thực hiện từ tháng 4-2020. Sau hơn 3 tháng nghiên cứu và chỉnh sửa, thiết bị hoàn thiện và bắt đầu đưa vào ứng dụng thử nghiệm, bước đầu cho kết quả hoạt động ổn định. Thế nhưng, để sản phẩm có tính thẩm mỹ và thuận tiện cho người dùng, anh Nguyễn Quang và các thành viên trong đội của mình tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm. Đến nay đã có hơn 3 ngàn sản phẩm đến tay người tiêu dùng và nhận được những phản hồi tích cực. Giá bán mỗi sản phẩm hiện từ 300-400 ngàn đồng nên dễ chấp nhận với nhiều gia đình. Nói về cơ duyên khởi nghiệp của mình, anh Quang cho hay, sau một thời gian xã hội phải giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều khó khăn đã xảy ra. Lúc đó, công việc kinh doanh mảng bất động sản của anh gặp thua lỗ. Nhốt mình trong nhà nhiều ngày trời, anh Quang suy nghĩ phải làm cách nào để có thể vực dậy công việc kinh doanh, phải tìm hướng đi mới để tái khởi nghiệp. Cùng với việc tiếp tục nghiên cứu, sáng chế những sản phẩm, thiết bị y tế cá nhân, anh Nguyễn Quang và cộng sự cũng đã xây dựng một công ty chuyên giao nhận hàng hóa nhanh nội, ngoại thành Biên Hòa. Công ty TNHH Biên Hòa Ship là một trong những định hướng phát triển để anh Quang dần dần hình thành nên hệ sinh thái doanh nghiệp của mình. Cũng theo anh Nguyễn Quang, khó khăn nhất trong quá trình thực hiện dự án chính là việc tiếp cận được khách hàng và truyền thông cho khách hàng hiểu đúng tính ưu việt của sản phẩm. Do vậy, trong thời gian đầu ra mắt, chính anh cùng các thành viên trong đội đã phải mất khá nhiều thời gian để tiếp điện thoại, giải thích công dụng, cách cài đặt, sử dụng và theo dõi thiết bị, mặc dù khi đưa vào sử dụng thiết bị khá đơn giản. Ngoài ra, do công ty mới chỉ sản xuất thử nghiệm với số lượng thiết bị giới hạn nên chi phí trung bình tính ra cho một sản phẩm khá cao, chưa đem lại được nhiều lợi nhuận cho công ty. Để tiếp tục chinh phục khách hàng, sản phẩm sẽ được hoàn thiện thêm một lần nữa trước khi cho sản xuất hàng loạt và mở rộng thị trường. Cốt lõi là phải nắm chắc công nghệ Mở rộng nghiên cứu, mục tiêu của công ty là hướng đến dòng sản phẩm y tế gia đình, phục vụ tiện lợi cho việc chăm sóc sức khỏe ở các độ tuổi. Công ty sẽ có hướng liên kết với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở y tế, hiệu thuốc để tiếp cận được khách hàng có nhu cầu cần thiết đối với sản phẩm. Thiết bị y tế cá nhân do công ty sản xuất “Công ty chúng tôi hiện đang nghiên cứu 3 dòng sản phẩm khác, tuy nhiên hiện nay đang trong giai đoạn bảo mật. Chúng tôi lựa chọn sản phẩm này để đưa ra thị trường sớm nhất bởi hiện nay đây là nhu cầu bức thiết, người dân dễ bỏ tiền ra mua nhất. Đến một lúc nào đó, chúng tôi sẽ tiếp tục tung ra những dòng sản phẩm tiếp theo. Tầm nhìn lớn của công ty là trong vòng 5 năm tới sẽ từng bước chiếm lĩnh thị trường thiết bị y tế theo mảng cá nhân” - anh Nguyễn Quang kỳ vọng. Theo anh Quang, để tìm đội ngũ cùng chí hướng với mình, anh mất hơn 3 tháng gặp gỡ, trao đổi, mất thêm nửa năm nữa mới từ ý tưởng của mình cho ra được sản phẩm ban đầu. Khi được hỏi về việc liệu một sản phẩm công nghệ mới ra mắt, có sợ bị sao chép bởi những đơn vị lớn, có nguồn lực đầu tư, từ đó cạnh tranh ngược lại thì anh Quang rất tự tin. Anh Quang cho rằng dù ai đó có thể sao chép thiết bị nhưng sẽ không bao giờ nắm được linh hồn, công nghệ lõi của sản phẩm. Một điều may mắn nữa theo anh Quang là dự án này của công ty đã lọt vào tốp 100 của chương trình Thương vụ bạc tỷ của Đài Truyền hình Việt Nam (Shark Tank Việt Nam). Theo Báo Đồng Nai PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtSáng 17/5 (theo giờ Việt Nam), đêm chung kết Miss Universe 2020 lần thứ 69 đã diễn ra tại Forida (Mỹ). Hoa hậu Khánh Vân đã cùng đại diện 73 quốc gia cùng tranh tài tại cuộc thi nhan sắc lớn nhất hành tinh này. Xuyên suốt hành trình tham dự Miss Universe 2020, Khánh Vân đã chứng tỏ được sự nghiêm túc và cố gắng hết mình. Từ việc mang sang đất nước cờ hoa hơn 200 bộ đồ, liên tục làm mới hình ảnh của mình trong 1 tuần chinh chiến, Khánh Vân đã thực sự chiếm được cảm tình của khán giả. Xin chúc mừng Hoa hậu Khánh Vân
Xem chi tiếtVietnam IPChallenge 2017 – Đỉnh cao thương hiệu, phối hợp tổ chức hàng năm bởi Trường Đại học Ngoại Thương và Cục Sở hữu trí tuệ, là một cơ hội để bạn thử đi NGƯỢC. Vietnam IPChallenge 2017 là cuộc thi duy nhất về THƯƠNG HIỆU dành cho sinh viên, lần đầu tiên được mở ra với quy mô toàn quốc, chung kết khu vực tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Chung kết toàn quốc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Vietnam IPChallenge mong muốn mang đến cho sinh viên cơ hội: + Trải nghiệm thực tiễn và làm việc với các Doanh nghiệp đồng hành; + Giải quyết các tình huống liên quan đến Thương hiệu và Sở hữu trí tuệ mà Doanh nghiệp đang gặp phải; + Được training các kiến thức về Thương hiệu và Sở hữu trí tuệ từ đội ngũ chuyên gia hàng đầu; Hình hiệu cuộc thi IP Challenge 2017 Đại học Công Nghệ Đồng Nai rất vinh dự khi có 1 thí sinh là bạn Nguyễn Văn Quý, sinh viên năm 2, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh đã vượt quá rất nhiều những đối thủ lớn để lọt vào vòng 2. Nguyễn Quý chia sẻ: “Ban đầu đến với IPChallenge 2017, đối với em đó chỉ là một bài test về IQ, kiến thức xã hội, thương hiệu, sở hữu trí tuệ… Vòng 1 là vòng thi trực tuyến qua mạng Internet, có tổng cộng 30 câu về IQ, toán học, kiến thức xã hội, ngoại ngữ, bóng đá…Bạn phải vượt qua những câu hỏi đó trong khoảng 25 phút, sẽ không có dư thời gian để bạn sử dụng các công cụ tìm kiếm, vì những câu hỏi có phần dài (đọc nhiều) và các bài về toán học tương đối khó và khả năng xoay trở chúng trong tầm 1 phút là không cao. Tuy nhiên, khi hoàn thành bài test, em cảm thấy khá hài lòng. Đến ngày 01/4/2017 là có kết quả vòng 1, thật bất ngờ khi nhận được email của ban tổ chức thông báo là em vượt qua được vòng 1. Thật sự em rất ngạc nhiên vì em không nghĩ sẽ vượt qua được hơn 4000 thí sinh còn lại của khu vực miền nam để đi tiếp đến vòng 2 và không tin chắc là em đã được đi tiếp. Sáng ngày hôm sau thì vô tình em thấy trên fanpage của Gameshow IPChallenge 2017 có hiện tên Nguyễn Văn Quý và tên bắn cá online của mình sánh vai cùng các trường Đại học danh tiếng, thật sự khi ấy không thể tự hào hơn và em chỉ có một suy nghĩ trong đầu là “Mình phải cố gắng đi thật sâu đến các vòng sau bằng hết khả năng của mình và đem vinh dự về cho bắn cá online ” Trang đầu tiên danh sách các thí sinh vượt qua vòng 1 IPChallenge (nguồn: Page IPChallenge) Sau đó, em bắt đầu đi học các buổi train của ban tổ chức tại Trường Đại học Ngoại thương trong 2 ngày là 5 và 7/4/2017. tại các buổi training em được học Tổng quan về sở hữu trí tuệ và mối liên hệ với thương hiệu” #Training 1. “Nghiên cứu thị trường và khách hàng” #Training 2 và em đã học được nhiều thứ về Marketing cũng như những kiến thức bổ ích về Kinh tế. Sau đó em nhận Case Study, tại đây có 2 Case của hai đơn vị là Nutifood và Vexere. Nhóm của em là nhóm 8 và được nhận Case số 1, Case về Nutifood. Em thật sự bỡ ngỡ bởi lẽ em chỉ là sinh viên năm hai, có nhiều thứ trong bài làm mà em chưa được học nhưng rất may mắn là em nhận được sự hỗ trợ các anh trong team đến từ Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Luật, thầy cô trong khoa Quản trị của bắn cá online và tìm tòi trên mạng Internet khá nhiều. Mai là ngày cuối cùng để nộp bài, tụi em đang cố gắng hoàn thành bài thi một cách tốt nhất để có thể vượt qua vòng 2”. Nguyễn Văn Quý mong muốn tất cả các Thầy, cô và các bạn sinh viên hãy cỗ vũ cho Quý để Quý có tinh thần tiến sâu hơn vào cuộc thi. Nguyễn Hoàng Dũng (Phòng Truyền thông)
Xem chi tiếtTối ngày 25/04/2016, tại Đại học Công Nghệ Đồng Nai, Hội Sinh viên tỉnh phối hợp cùng BCH Đoàn trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai tổ chức Vòng Bán kết Hội thi Sinh viên Thanh lịch tỉnh Đồng Nai lần thứ VI – năm 2016. Đến tham dự Vòng bán kết nhận thấy có đ/c Bùi Thị Bích Thủy – Tỉnh ủy viên – Bí thư Tỉnh Đoàn – Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh, TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCN ĐN và sự tham gia, cố vấn chương trình của các khách mời nổi tiếng như: tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, thạc sỹ tâm lý Đào Lê Hoà An, đạo diễn thời trang - thạc sĩ Trần Mạnh Tiến, hoa khôi Điện ảnh Dương Cẩm Lynh, Nhà Thiết kế Tuấn Hải, nhóm nhạc V.Music, ca sĩ Đào Ngọc Sang, đã thu hút hàng ngàn sinh viên trong trường và các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh tham dự. Đ/c Bùi Thị Bích Thủy - UVBCH TW Đoàn, TUV, Bí thư Tỉnh đoàn tặng hoa cảm ơn Ban Giám khảo đêm bán kết Hội thi Tại đêm thi bán kết, các thí sinh đã thể hiện phần thi trang phục Thanh niên Việt Nam (bao gồm trang phục Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Hội Sinh viên Việt Nam; Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) và phần thi trang phục dạo phố. Phần thi trang phục áo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Hội LHTN Việt Nam của các thí sinh Kết thúc vòng thi bán kết, Ban Giám khảo đã chọn ra 20 thí sinh xuất sắc nhất (10 nam, 10 nữ) bước tiếp vào vòng chung kết xếp hạng diễn ra vào tối ngày 08/5/2016 tại Trung tâm Hội nghị và Tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. 20 thí sinh lọt vào vòng chung kết hội thi sinh viên thanh lịch tỉnh Đồng Nai năm 2016 Nguyễn Đình Thái
Xem chi tiết