Nền tảng Bắn cá trực tuyến uy tín

Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp, bồi đắp ý thức làm chủ doanh nghiệp để có đội ngũ tâm huyết khơi dậy khả năng cống hiến – sáng tạo

09:22 09/06/2016 - lượt xem: 1035

Gần đây, DNTU của chúng ta thường xuyên mời các doanh nghiệp về trường để tham gia đào tạo và góp ý cho nhà trường trong việc xây dựng chương trình. Đây là điềm mới mà DNTU mạnh dạn phát huy vì mục tiêu có những con người khi ra trường đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Qua trao đổi ta thấy có một điều vô cùng quan trọng, không được thể hiện trong giáo trình nhưng rất được những người sử dụng lao động quan tâm. Đó là sự nhiệt huyết, trung thành, cái Đức và cái Tâm của người lao động. Làm sao có được đội ngũ những người lao động gắn bó với doanh nghiệp nhất là những lúc doanh nghiệp gặp sóng gió, bão tố..?

Tôi xin đăng lại đây ý kiến của mình như đã có lần trao đổi cùng quý Thầy/Cô trong DNTU.

Doanh nghiệp cùng tham gia hội thảo để góp ý xây dựng chương trình đào tạo tại DNTU

Doanh nghiệp cùng tham gia hội thảo để góp ý xây dựng chương trình đào tạo tại DNTU

Một thực tế hết sức cụ thể đã diễn ra trên đất nước ta trước thời kỳ đổi mới: khủng hoảng lương thực trầm trọng (nếu không muốn nói là chết đói). Thiếu lương thực ở một nước nông nghiệp với hơn 70 % dân số làm nghề nông! Chuyện thật khó tin nhưng tiếc thay đó lại là sự thật. Vì sao vậy?

Vì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thời đó. Ruộng đất tập trung, làm chủ tập thể (trách nhiệm và thất bại cũng thuộc về tập thể...) rốt cuộc cây lúa, cây màu đều thoi thóp, con người thoi thóp, thảm cảnh gần bằng năm Ất Dậu(1945)

Vậy mà vẫn những con người ấy, đất đai ấy, chỉ sau Đại hội VI của Đảng (1986) không bao lâu nước ta không chỉ đủ lương thực để ăn mà còn có phần xuất khẩu . Rồi vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo hàng nhất nhì thế giới. Chuyện cứ như nằm mơ

Điều gì đã xảy ra? Đơn giản chỉ là người lao động được cởi trói. Họ được giao ruộng, khoán sản lượng, nhà nước chỉ thu một phần,  còn lại mình hưởng. Được làm chủ thật sự mảnh vườn, sào ruộng của mình, tự chịu trách nhiệm với mình, không còn khái niệm làm chủ viễn vông, xa vời. chỉ một thay đổi ấy thôi  mà tạo  nên bước chyển vĩ đại.  Mới hay ý thức tư hữu trong con người chúng ta mạnh mẽ và ghê gớm đến thế nào! Bỏ qua mặt tiêu cực và những hệ lụy của nó nhưng chúng ta không thể không thừa nhận mặt tích cực đã làm nên điều kỳ diệu nói trên. Mặt tích cực ấy nếu được doanh nghiệp tận dụng, phát huy chắc chắn sẽ tạo nên nhiều hiệu quả to lớn.

Tọa đàm về mục tiêu đào tạo giữa Hội doanh nghiệp trẻ với cán bộ giảng viên khoa Quản trị bắn cá online

Tọa đàm về mục tiêu đào tạo giữa Hội doanh nghiệp trẻ với cán bộ giảng viên khoa Quản trị trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

Thử đặt vấn đề: Nếu doanh nghiệp tạo được điều kiện cho người lao động làm chủ thật sự trong doanh nghiệp của mình, biến họ thành một phần cơ thể của doanh nghiệp, khi lợi ích của họ thực sự gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp thì sao? Tôi nghĩ chắc chắn những đột phá cống hiến, sáng tạo sẽ xảy ra. Vậy  doanh nghiệp có thể làm được không và làm như thế nào?

Trước hết cần khẳng định là: làm được. Doanh nghiệp nào cũng làm được và làm tốt. Cơ sở để khẳng định là: khi người lao động tìm đến với doanh nghiệp nghĩa là họ đã cân nhắc rất nhiều yếu tố về các điều kiện hoàn cảnh sống cũng như năng lực, sở trường và khả năng cống hiến. Và khi đã được doanh nghiệp chấp nhận thì ít ai muốn thay đổi  hoặc bỏ đi nếu bản thân họ trong doanh nghiệp được trân trọng và đãi ngộ xứng đáng. Dĩ nhiên ngoài vấn đề vật chất còn là cách đối nhân xử thế từ tấm lòng và tình cảm của doanh nghiệp. Rất nhiều người lao động đã sống chết gắn bó cùng doanh nghiệp không phải do được nhiều hơn về vật chất mà chỉ vì sự chân thành tín nghĩa của doanh nghiệp đối với mình. Ở một số trí thức lớn thật sự thì không có tiền bạc hay địa vị nào mua được họ ngoài sự tự do, sự tôn trọng và kính trọng mà người lãnh đạo, người sử dụng dành cho họ.  Để sở hữu được những con người này đòi hỏi người chủ doanh nghiệp cũng phải có tri thức, có nhân cách và bản lĩnh, tài năng và tâm huyết. (Sức thu hút kỳ diệu của Bác Hồ đối với đội ngũ trí thức trong và ngoài nước khiến họ hy sinh và cống hiến hết mình trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là minh chứng cho điều tôi nói ở trên)

Nhưng phải chăng cứ được doanh nghiệp đối xử tốt, đãi ngộ tốt là tự khắc sẽ có ý thức làm chủ và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp? Có người đặt vấn đề thẳng thắn: đối xử tốt với tôi đi, tôi sẽ làm tốt cho anh. Làm tốt trong trường hợp nói trên có phải do ý thức  làm chủ không? Không. Đó là làm theo kiểu quan hệ mua bán sòng phẳng mà người làm luôn so đo chuyện được mất cùng doanh nghiệp. Giữa họ và doanh nghiệp không hình thành được mối quan hệ gắn kết (kiểu như người nông dân thời làm bao cấp không có sự gắn kết với mảnh vườn, sào ruộng...) nên sẽ không thể nào trở thành người làm chủ để cống hiến một cách tự giác. Vậy phải cần thay đổi từ đâu? Lẽ dĩ nhiên về phía doanh nghiệp là phải chăm lo, tín nghĩa với người lao động. Và người lao động – trước hết – phải xây dựng mối quan hệ gắn kết với doah nghiệp bằng thái độ hàm ơn. Hàm ơn người và nơi đã nhận mình vào làm việc. Đừng nghĩ hàm ơn làm mình hèn đi. Đừng nghĩ: anh nhận tôi làm, tôi bỏ công sức thì anh phải đãi ngộ  tôi đó là chuyện đương nhiên cớ gì tôi phải hàm ơn. Không. Hàm ơn là một hành vi văn hóa. Ông bà ta thường nói: đừng sợ sự hàm ơn, chỉ sợ sự vô ơn. Trong những lúc hoạn nạn, khó khăn, người biết hàm ơn là người đáng trân trọng. Đó là gốc rễ của bao điều tốt lành. Cứ xem người nông dân biết ơn, gắn bó với con trâu,  mảnh vườn, sào ruộng của họ bao nhiêu ta càng hiểu sâu sắc giá trị của sự biết ơn. Hàm ơn – theo tôi – là khởi đầu của ý thức làm chủ doanh nghiệp. Từ giây phút đó chúng ta đã tạo cho mình một mối liên kết thân thiết với doanh nghiệp, tự thấy mình đã thành một bộ phận không thể tách rời của doanh nghiệp. Và như vậy nghĩa là ta đã sẵn sàng chia sẻ, đồng cam cộng khổ với doanh nghiệp của mình. Và như vậy , chúng ta mới có những vui buồn, trăn trở, những cống hiến sáng tạo hoàn toàn tự giác. Một người làm chủ thật sự trong doanh nghiệp của mình.

Tôi đã gặp rất nhiều bạn trẻ học giỏi, tốt nghiệp những trường đại học danh tiếng nhưng không làm việc được yên ở chỗ nào quá vài năm. Có bạn vừa ra trường được dăm năm nhưng đã thay đổi gần chục chỗ làm. Hỏi: sao vậy? Trả lời: chỗ đó lương bèo quá hoặc: chỗ đó không có màu. Nói lương bèo thì còn thông cảm đôi phần nhưng nói không có màu thì đáng trách (đó cũng là nguyên nhân của mọi tệ nạn chạy chọt). Thế là không đàng hoàng, là thiếu tự trọng và danh dự rồi. Không tôn trọng danh dự của mình, của doanh nghiệp thì cũng khó lòng mà làm chủ, mà tâm huyết.

Tóm lại: để có được một đội ngũ tâm huyết, trung thành và gắn bó với doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất cao từ cả hai phía, đòi hỏi phải có sự cảm thông và chia sẻ, đặc biệt là vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người lao động. Phải chăng  chúng ta cần tích cực làm gương và giáo dục cặn kẽ hơn cho các em sinh viên điều đó. Để không còn những điều muộn phiền mà các doanh nghiệp  đã bày tỏ ở trên.

Nguyễn Kim Hùng

Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai: Trường đại học đầu tiên có không gian sáng tạo và khởi nghiệp chính thức hoạt động

Sáng ngày 16/6/2018 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) diễn ra lễ kỷ niệm 7 năm chính thức nâng cấp từ trường cao đẳng lên đại học (16/6/2011 - 16/6/2018) và khánh thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo dành cho sinh viên. TS.Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Nhà trường đã trao lại Quỹ Khuyến học & Khởi nghiệp DNTU với tổng trị giá 2 tỷ  208 triệu Buổi lễ được diễn ra trang trọng và ấm cùng với sự tham gia của nhiều quan khách và nhiều doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ với nhà trường. Khiêu vũ và thể dục với nhạc là một trong những bộ môn giáo dục thể chất được Nhà trường áp dụng năm học vừa qua và được đông đảo sinh viên đón nhận Cách đây 7 năm, vào ngày 16-6 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cho phép nâng cấp Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Đồng Nai lên thành Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Sự kiện này được xem là bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình phát triển không ngừng của nhà trường. nhận thấy sau 7 năm được nâng cấp thành trường đại học, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã không ngừng có những bước đi dài và nhanh, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và hội nhập quốc tế. Nhân kỷ niệm 7 năm Ngày nâng cấp trường từ cao đẳng lên đại học, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã đưa thêm một công trình lớn vào hoạt động, đó là trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp danh cho sinh viên. Lễ khánh thành Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm 13 là sự kiện có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nhà trường, nhằm tạo điều kiện tối đa cho sinh viên học tập, sáng tạo, phân tích, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp.  Sự phát triển của Trường Đại học Công nghệ chính là tâm huyết và khát vọng tạo dựng một ngôi trường đại học có quy mô hiện đại, giúp sinh viên tiếp cận với môi trường đào tạo, sáng tạo và khởi nghiệp tốt nhất.  ThS. Nguyễn Đình Thuật - Trưởng phòng Quan hệ Doanh nghiệp & Phát triển kỹ năng công bố quỹ "Sáng tạo & Khởi nghiệp DNTU" và thông qua chương trình "thực tập sinh chất lượng cao" Trong bài phát biểu ngắn gọn và đầy khí thế, TS. Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ những ấp ủ của mình cho một tương lai tươi sáng của không chỉ Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai mà còn với toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường. Theo đó Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã và đang dần trở thành một trường đại học ứng dụng đúng theo định hướng của nhà trường. Và sự ra đời của Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp của trường không nằm ngoài mục đích tạo thêm những bước đi vững chắc và không ngừng chăm sóc tốt hơn cho sinh viên. Sau phát biểu của Hiệu trưởng nhà trường, Hội đồng quản trị và ban giám hiệu đã chính thức cắt băng khánh thành Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp dành cho sinh viên trước sự chứng kiến của hàng trăm khách mời, cán bộ, giảng viên và sinh viên DNTU. Ngay sau đó, hòa cùng không khí trang trọng, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã có những màn trình diễn khiêu vũ, thể dục nhịp điệu đầy ngẫu hứng. Đây là bộ môn tự chọn được đổi mới trong chương trình giáo dục thể chất trong năm 2017-2018.     Các sản phẩm của sinh viên đang hướng đến sân chơi khởi nghiệp tại DNTU Như một sự khích lệ cho tinh thần sáng tạo và khởi nghiệp cho sinh viên, ngay tại buổi lễ, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã chính thức ra mắt  ban điều hành quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sinh viên với tên gọi Quỹ “Ươm mầm tài năng DNTU” với tổng số tiền là trên 2,2 tỷ đồng. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã trao khen thưởng cho các cán bộ, giảng viên đã có thành tích hỗ trợ sinh viên đoạt giải tại cuộc thi “ Dầu cám gạo quốc tế 2018” và Khởi nghiệp tỉnh Đồng Nai 2018”, đồng thời trao khen thưởng cho các sinh viên đoạt giải tại cuộc thi này. TS.Phan Ngọc Sơn phát biểu tại buổi lễ và công bố các giải tại cuộc thi "DNTU Photo Contest 2018" Cũng trong dịp này công bố và trao thưởng cuộc thi “DNTU Photo Contest 2018” với 10 tác phẩm được chọn từ 100 tác phẩm ấn tượng. Các bức ảnh này sẽ được đưa ra đấu giá vào dịp kỷ niệm 13 năm thành lập trường(03/10/2018) sắp đến. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông  

Xem chi tiết
Không để ai bị bỏ lại phía sau, Đoàn – Hội bắn cá online tiếp tục đồng hành hỗ trợ sinh viên mùa dịch đợt 2,3

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Qua khảo sát, Trường ĐHCNĐN được biết có nhiều bạn sinh viên trong phường Trải Dài (khu vực phong tỏa) đang gặp khó khăn về vấn đề lương thực. Trong các ngày 01 và 03 /08/2021, Đoàn thanh niên – Hội sinh viên của bắn cá online đã “ra quân” đợt 2,3 - phân phát 60 phần quà gửi đến các bạn sinh viên của trường đang gặp khó khăn do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. “Chúng tôi hy vọng những sẻ chia này cùng với hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức khác sẽ giúp các em đảm bảo sức khoẻ, an toàn vượt qua đợt dịch căng thẳng" – Thầy Nguyễn ĐÌnh Thái – Bí thư Đoàn bắn cá online chia sẻ Thay mặt cho toàn thể sinh viên xin gửi lời cảm ơn đến quý nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và Công an phường Trảng Dài đã cùng đồng hành, chia sẻ với Nhà trường. PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết
Sinh viên đi thực tế tại Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa BIBICA

Đi đôi với giảng dạy lý thuyết là coi trọng cơ hội thực hành cho sinh viên, đó là cam kết của bắn cá online . Chính từ cam kết này mà các khoa của Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho sinh viên đi tham quan thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi chuyến đi đều tạo cho sinh viên những cơ hội được học hỏi thực tế và kỹ năng cho tương lai.  Sáng ngày 16/5/2018 hơn 100 sinh viên Khoa Thực phẩm – Môi trường và Điều dưỡng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã được trực tiếp tham quan Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa BIBICA. Đây là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh kẹo chất lượng cao nổi tiếng tại TP.Biên Hòa. sự nhiệt tình và cởi mở sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất của cán bộ quản lý Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa BIBICA đã cung cấp cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai nhiều kinh nghiệm bổ ích. Sinh viên trực tiếp tham quan dây chuyền sản xuất bánh kẹo BIBICA Trên cơ sở tham quan thực tế và trực tiếp phỏng vấn các nhân viên tham gia các quy trình sản xuất đã giúp sinh viên có thể nhận định khái quát về quy trình sản xuất, đánh giá được thuận lợi cũng như khó khăn của công việc, củng cố thêm kiến thức chuyên môn và tự tin phát triển mô hình sản xuất tương tự tại địa phương của mình.  Tại Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa BIBICA, sinh viên được trực tiếp Quản đốc nhà máy thuyết minh phân tích quy trình trình sản xuất. Ở đây, sinh viên chứng kiến cảnh công nhân tham gia các công đoạn sản xuất bánh, sản phẩm mà sau này trong quá trình thực tập sinh viên cũng sẽ làm những công việc thực tế mà công nhân đang làm. Một vài hình ảnh lưu niệm tại chuyến tham quan thực tế Chuyến đi thực tế cũng giúp sinh viên củng cố lại kiến thức về các kỹ năng thực tế, làm sinh động hơn quá trình học tập của trường. Sinh viên không còn ngồi học thụ động tại các phòng học học mà được trực tiếp đến các công ty xí nghiệp nhằm tiếp cận với quy trình công nghệ hiện đại, thực tế.  Qua chuyến đi tham quan, thực tế học tập các sinh viên trong khoa đã học hỏi được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về kỹ thuật. Hơn thế, các sinh viên còn  tận mắt chứng kiến sự hăng say lao động của những người công nhân. Đại diện công ty BIBICA giới thiệu về công ty và trả lời các câu hỏi từ sinh viên Ngoài ra, chuyến tham quan thực tế là cơ hội để các bạn sinh viên thắt chặt tình đoàn kết, biết quan tâm lẫn nhau, trưởng thành hơn trong giao tiếp. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa trường và công ty, doanh nghiệp sẽ  giúp sinh viên có thay đổi về nhận thức, gắn bó hơn với nghề nghiệp, kỹ năng và trình độ nghiệp vụ. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông

Xem chi tiết
Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai – Mô hình đào tạo hiện đại- Đáp ứng doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Nai

Không khó để thấy sinh viên bắn cá online (DNTU) làm việc tại các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai và nhiều tỉnh thành trong cả nước. Với con số 93 % sinh viên ra trường có việc làm đã nói lên hiệu quả từ mô hình đào tạo hiện đại tại bắn cá online , với phương châm gắn liền hoạt động đào tạo kết nối với doanh nghiệp và thực tiễn nghề nghiệp. Đào tạo gắn với thực tiễn Ngay từ những năm đầu thành lập, Nhà trường đã xác định mục tiêu đào tạo trọng tâm là đảm bảo chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Nhà trường đã có 1 bộ phận chuyên trách (Phòng Quan hệ Doanh nghiệp) đảm nhận vai trò làm cầu nối, điều phối kết nối Nhà trường với hơn 500 doanh nghiệp trên địa bàn trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm và hướng nghiệp với khách mời là những doanh nhân thành công, qua đó gắn kết các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhu cầu của doanh nghiệp, phục vụ cộng đồng và giải quyết việc làm cho sinh viên. Chú trọng đào tạo kỹ năng Bên cạnh tập trung nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, Nhà trường còn chú trọng trang bị cho sinh viên kĩ năng học tập và làm việc trong thông qua vai trò của Khoa kỹ năng tổ chức, triển khai các khóa đào tạo để sinh viên được học và thực hành thông thạo những kỹ năng cơ bản cần thiết, đáp ứng được nhu cầu công việc, như: Kỹ năng ngoại ngữ - tin học, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng phỏng vấn xin việc, Kỷ luật lao động … với đội ngũ giảng dạy và tham luận chuyên đề là các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp có uy tín. Qua đó, đảm bảo sinh viên khi ra trường đạt các chuẩn đầu ra như: -      Kiến thức chuyên môn -      Kỹ năng nghề nghiệp -      Kỷ luật lao động – tác phong công nghiệp -      Trình độ ngoại ngữ… Một buổi thực hành kỹ năng xin việc của sinh viên  DNTU Song song đó, thông qua các chương trình Hợp tác quốc tế của Nhà trường đã giúp sinh viên nâng cao hiểu biết về đời sống văn hóa, con người của nhiều quốc gia trong khu vực và quốc tế. Sinh viên được trải nghiệm văn hóa để thích ứng tốt trong môi trường doanh nghiệp nước ngoài. Nhà trường có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ giảng viên, sinh viên có được nguồn kinh phí tài trợ và các suất học bổng từ các trường đại học nước ngoài, tham gia các chương trình trao đổi sinh viên và giảng viên ở các trường mà Nhà trường liên kết đào tạo. nhà trường đang là thành viên của Tổ chức P2A (Passage to ASEAN), giảng viên và sinh viên Nhà trường có học bổng và đang học tập, nghiên cứu tại một số nước trong khu vực Châu Á, Châu Âu như: Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Thái Lan,... và hiện cũng có 18 sinh viên quốc tế đang học tập tại DNTU. Chương trình giao lưu văn hóa và trao đổi sinh viên tại DNTU Nhóm Giảng viên, sinh viên tham gia học tiếng anh ngắn hạn tại Philippine – Một chương trình thường niên của Phòng Hợp tác Quốc tế của DNTU Xác định là một trường đại học theo định hướng ứng dụng, Nhà trường đã tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào giảng dạy và đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế, giúp sinh viên có nhiều cơ hội tự khởi nghiệp. Hàng năm, Nhà trường tổ chức Hội nghị khoa học sinh viên, cuộc thi về Khoa học ứng dụng, sinh viên khởi nghiệp....tạo động lực và môi trường giúp sinh viên ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Ứng dụng cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 trong giảng dạy và học tập Mô hình khởi nghiệp tiêu biểu của sinh viên Khoa Công nghệ thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng tại DNTU. Mô hình tiếp cận CDIO (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Conceive – Design – Implement – Operate), có nghĩa là: “Hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành”, đã và đang được Nhà trường vận dụng vào hoạt động đào tạo, giúp gắn kết Nhà trường với các doanh nghiệp, từ đó thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của Nhà trường và nhu cầu của các doanh nghiệp, đồng thời giúp người học phát triển toàn diện, đủ năng lực thích ứng với môi trường làm việc đa dạng. Bên cạnh đó, Nhà trường đang tập trung đầu tư những thiết bị hiện đại, cử cán bộ, giảng viên đi học hỏi các mô hình tiên tiến ở nước ngoài. Cùng với việc nghiên cứu cải tiến chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy theo khuôn khổ rút ngắn thời gian đào tạo, sinh viên sẽ tăng cường tự học dưới sự hướng dẫn của thầy cô thông qua internet và các phần mềm hỗ trợ học tập online. Vài năm tới, sinh viên sẽ được tiếp cận với cách học hiện đại nhất hiện nay tại DNTU. Với những chuyển biến nhanh chóng, kịp thời trong thời gian qua, việc đạt được tầm nhìn : “Đến năm 2030, bắn cá online trở thành trường đại học ứng dụng tiên tiến trong và ngoài khu vực, với môi trường giáo dục hiện đại, người học có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng với nền kinh tế toàn cầu” là tất yếu và là điểm đến thành công cho những học sinh tin tưởng và chọn lựa DNTU. bắn cá online tuyển sinh 18 ngành bậc Đại học, sau đại học gồm khối ngành Kinh tế, Kĩ thuật Công nghệ, Khoa học sức khỏe với 2 hình thức là xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia 2017 và xét học bạ lớp 12. -      Nhận hồ sơ từ ngày ra thông báo đến 31/8/2017 -      Đăng ký trực tiếp tại nhà trường, qua bưu điện hoặc trực tuyến -      Xem thông tin các ngành tại Website: ts.nasiadka.com Điện thoại 0251. 2612241; hotline: 0986.397733 (Thầy Huy); Facebook: facebook.com/dntuedu Nhà trường có thực hiện chương trình khuyến học giảm 20% học phí cho sinh viên có hộ khẩu tại tỉnh Phú Yên, Lâm Đồng và 4 huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Định Quán, Tân Phú. Nguồn: //kehtuyensinh.vn/truong-dai-hoc-cong-nghe-dong-nai-mo-hinh-dao-tao-hien-dai-dap-ung-doanh-nghiep-tai-tinh-dong-nai Báo kênh tuyển sinh thực hiện  

Xem chi tiết
“Cận cảnh” Hồ bơi nước mặn Paradise DNTU đạt tiêu chuẩn quốc tế 5*, bể bơi tiêu chuẩn Olympic với 8 làn bơi

Vì sao phải xây dựng hồ bơi trong trường học ? Ưu điểm đầu tiên là tạo một môi trường học bơi chuẩn, phòng chống đuối nước, tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra. Tạo một môn học thể chất đúng nghĩa để phát triển toàn diện cơ thể, nâng cao sức khoẻ. TS. Phan Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội đồng trường đã mở van nước đầu tiên Lãnh đạo Nhà trường tiến hành cho nước vào bể bơi Hồ bơi nước mặn Paradise với khâu xử lý nước thải thông minh  Dự án được xây dựng cách đây 3 tháng với rất nhiều khâu từ: lên ý tưởng, khảo sát, thiết kế 3D, tìm các nhà cung cấp chất lượng, hiện đại phù hợp với xu thế thời đại… Chỉ đạo của Hội đồng trường là phải làm sao có được 1 Hồ bơi đẳng cấp theo tiêu chuẩn thi đấu quốc tế và đặc biệt là khâu xử lý nước phải thông minh, mang lại cảm giác không chỉ để bơi mà còn là địa điểm mà sinh viên cảm thấy thoải mái với cơ sơ vật chất của hồ bơi hiện đại, tiện lợi. Điều tuyệt vời làm nên Hồ bơi Paradise tiêu chuẩn Olympic quốc tế ? Điều đầu tiên, khi thiết kế bể bơi thì chiều dài, chiều rộng, khoảng cách làn, khoảng cách giữa bục xuất phát, thiết bị lắp đặt hay điều chỉnh ánh sáng của hồ hơi đều phải thỏa mãn kích thước tiêu chuẩn hồ bơi thi đấu quốc tế. Nếu bạn là người tinh tế và yêu thích môn thể thao này bạn sẽ dễ dàng ước tính được chiều dài của hồ bơi thi đấu là bao nhiêu.  Bể bơi sẽ có ít nhất từ 5 đến 8 làn bơi, để ngăn cách khoảng cách giữa các làn bơi người ta thường sử dụng các dài sơn màu ở dưới đáy hồ và trên mặt nước được phân cách bởi các đường phao. Điều thứ 2, áo phao bơi được thiết kế theo từng kích thước người mặc sẽ là điểm cộng lớn cho Hồ bơi Paradise, vì không chỉ sinh viên mà học sinh thuộc hệ thống giáo dục Nguyễn Khuyến  vẫn có thể mang kích thước phao bơi đa dạng từ người lớn đến trẻ nhỏ. Điều thứ 3, Hồ bơi Paradise được sử dụng HỆ THỐNG THIẾT BỊ THÔNG MINH LỌC & XỬ LÝ NƯỚC X-03 BẰNG CÔNG NGHỆ ĐIỆN PHÂN MUỐI (gọi tắt là công nghệ xử lý nước), không sử dụng hoá chât trong hồ bơi, sẽ được lắp đặt 12 hệ thống xử lý thông minh có giá trị lên đến hàng tỷ đồng. Máy điện phân muối là một sản phẩm thay thế cho phương pháp khử trùng nước bể bơi bằng clo sử dụng phương pháp điện phân. Đây là một trong những thiết bị bể bơi dùng cho phương pháp khử trùng bể bơi tiên tiến và hiện đại đang được ưa chuộng hiện nay. Điều thứ 4, hệ thống vệ sinh, nước sạch, khu vực thay trang phục bơi, sảnh chờ, hệ thống gạch chống trơn trượt được thiết kế tỉ mỉ, chất lượng với nội thất màu sắc, thân thiện với môi trường, người dùng… Điều thứ 5, đối với sinh viên, hệ thống cổng ra vào sẽ nhận dạng bằng AI quét gương mặt sinh viên, với “tấm thẻ sinh viên quyền lực” có gắn chip, hệ thống sẽ nhận diện ra vào, bảo mật và cảnh báo người lạ vào hồ bơi. Điều thứ 6, Tất cả các Cộng tác viên, Huấn luyện viên bơi đều được đi học tập và rèn luyện ở những Trung tâm bơi lội quốc gia, phòng chống đuối nước, các lớp sơ cứu tai nạn đuối nước…trang bị đầy đủ để trở thành những huấn luyện viên chuyên nghiệp cho Môn GDTC mới bơi lội. Và rất nhiều những tiện ích tuyệt vời khác từ Hồ bơi Paradise… Hoàn thành 95%, chờ ngày đưa vào sử dụng, Hồ bơi đầu tiên trong trường đại học tại Tỉnh Đồng Nai và là Hồ bơi tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam TS. Phan Ngọc Sơn - Chủ Tịch Hội đồng trường và Ban Giám hiệu DNTU đã mở van nước đầu tiên cho Hồ bơi DNTU đánh dấu bước ngoặc với công trình đẳng cấp khu vực…Điều đó cho thấy Tập thể thành viên DNTU hướng Ngôi trường của mình đầy đủ tiện ích và chăm sóc chu đáo cho sinh viên, học sinh. Hãy cùng đón chờ những “vận động viên” bơi lội đầu tiên được khai trương Hồ bơi DNTU PHÒNG TRUYỀN THÔNG      

Xem chi tiết
Làm việc với công ty Xây dựng & Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (BBCC)

Ngày 14 tháng 03 vừa qua, Phòng Quan hệ doanh Nghiệp trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai đã có buổi làm việc tại công ty Xây dựng & Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa

Xem chi tiết
Ngày sinh viên sáng tạo khởi nghiệp năm 2018: Lan tỏa tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp

Sáng qua 6-5, Hội Sinh viên tỉnh và Sở Kế hoạch - đầu tư đã phối hợp tổ chức Ngày sinh viên Đồng Nai sáng tạo khởi nghiệp năm 2018 tại Trường đại học Đồng Nai. Đây là hoạt động nhằm cung cấp thông tin và trang bị những kỹ năng thực hành xã hội cần thiết, góp phần phát huy ý tưởng sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên. “Vũ khí” để khởi nghiệp....  “Người trẻ cần trang bị cho mình 2 “vũ khí” để khởi nghiệp thành công. Đó là đạo đức và tinh thần ham học hỏi. Bởi khi có đạo đức, liêm chính là người trẻ đã tự mở ra cho mình nhiều cơ hội được làm việc, hợp tác. Cùng với đó, trong quá trình khởi nghiệp, khó khăn sẽ đi song hành với bạn, do đó phải không ngừng học hỏi để tự trang bị cho mình tất cả những bài học,  kỹ năng cần thiết để vượt qua. Và không phải cứ trở thành ông chủ là bạn đã khởi nghiệp vì khi bạn đầu quân cho một công ty khởi nghiệp và chiến đấu bằng tinh thần khởi nghiệp thì lúc đó bạn cũng đang khởi nghiệp”, CEO hệ thống Z! cafe Hà Vũ Bảo Giang nói. Tác giả các đề tài khởi nghiệp của bắn cá online   “Ngã về phía trước” Đó là chủ đề của buổi tọa đàm giữa đông đảo sinh viên đến từ 11 trường đại học, cao đẳng trong tỉnh với các startup - gương mặt trẻ khởi nghiệp và những doanh nhân thành đạt trong khuôn khổ Ngày sinh viên Đồng Nai sáng tạo khởi nghiệp năm 2018. Bên cạnh giao lưu, chia sẻ với sinh viên Đồng Nai về con đường khởi nghiệp, các startup đã truyền cảm hứng, tinh thần luôn tiến về phía trước, dù có vấp ngã. Cũng như rất nhiều người trẻ khát khao khởi nghiệp, Hà Vũ Bảo Giang - CEO hệ thống “Z! cafe”, một thương hiệu quen thuộc tại TP. Biên Hòa đã “lăn xả” trên thương trường từ rất sớm và gặt hái được nhiều thành công từ chuỗi cửa hàng cà phê này. “Mình bắt đầu khởi nghiệp năm 2009, khi đó thị trường cà phê không sôi động và thú vị như bây giờ, nhưng đây lại là “khoảng trống” giàu tiềm năng đối với mình. Khi thấy nhiều người dù có nhu cầu thưởng thức cà phê nhưng lại không có nhiều thời gian để được phục vụ tại chỗ, mình tự hỏi tại sao không cung cấp sản phẩm theo hình thức take away? Và Z! cafe ra đời từ đó”, Bảo Giang chia sẻ về ý tưởng khởi nghiệp.    Các startup chia sẻ với sinh viên về cách vượt qua những khó khăn khi khởi nghiệp Trước khi trở thành ông chủ trẻ năng động và bản lĩnh của “Z! cafe”, Bảo Giang cũng gặp rất nhiều chướng ngại vật trên con đường khởi nghiệp. CEO Z! cafe tâm sự, những ngày đầu anh thậm chí còn không biết pha cà phê và rất lúng túng trong quản trị, điều hành khi các cửa hàng tiếp theo được mở. Thế nhưng với quan niệm luôn “ngã về phía trước”, anh vừa làm vừa hoàn thiện mô hình, đồng thời xin vào các hệ thống cửa hàng lớn làm việc để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Hiện “Z! cafe” đã trở thành thương hiệu quen thuộc và đang tập trung vào việc mở rộng chuỗi cửa hàng theo hình thức nhượng quyền thương hiệu với hàng chục cửa hàng và ki-ốt. Chia sẻ về thành công của mình, Bảo Giang khiêm tốn cho rằng anh vẫn chưa thực sự thành công. Mục tiêu phía trước của anh chính là mang thương hiệu cà phê, văn hóa ẩm thực Việt ra nước ngoài và không chỉ là doanh thu, “Z! cafe” còn mong muốn mang lại những giá trị cho xã hội, truyền cảm hứng cho giới trẻ hay lan tỏa niềm vui đến khách hàng mỗi ngày. Các sản phẩm của bắn cá online được trưng bày tại chương trình Cũng là một người trẻ khởi nghiệp thành công, CEO Haravan Huỳnh Lâm Hồ cho rằng, khái niệm thất bại không nên tồn tại trong suy nghĩ của những người trẻ khởi nghiệp mà hãy coi đó như là những thử thách và “chiến đấu” hết mình để vượt qua. trung tâm tìm việc làm đó cũng là phương châm giúp anh đưa Haravan trở thành một trong những giải pháp thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam với hơn 20.000 người kinh doanh sử dụng nền tảng này. CEO Haravan cũng cho rằng, không có con đường khởi nghiệp nào mà không cần học hỏi, do đó ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, sinh viên nên dành thời gian để học hỏi kinh nghiệm từ thực tế. Theo đó, cần chủ động, tích cực “lao” vào làm thêm các công việc mà bạn yêu thích hay liên quan đến ngành học của mình thay vì dành thời gian cho mạng xã hội, game. Những trải nghiệm từ thực tế này phải đảm bảo bạn có thể làm việc hiệu quả ngay sau khi ra trường. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần trang bị cho mình những cuốn sách “gối đầu” bởi theo CEO Haravan Huỳnh Lâm Hồ, sách là nguồn kiến thức giá trị và là nguồn cảm hứng khởi nghiệp vô tận cho những người trẻ.   Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp Có thể nói, khởi nghiệp không chỉ là giấc mơ của nhiều người trẻ về những trải nghiệm, khát khao vươn tới thành công mà còn là giấc mơ chung của cả xã hội, cộng đồng vì một Việt Nam phát triển nhanh và bền vững với nền tảng một quốc gia khởi nghiệp. Thời gian gần đây, cùng với xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, đã có rất nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ của xã hội dành cho những người trẻ khởi nghiệp. Tại Đồng Nai, các hoạt động hỗ trợ, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên đang được chú trọng. Phó bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên tỉnh Hồ Hồng Nguyên cho biết, Ngày sinh viên Đồng Nai sáng tạo khởi nghiệp là sân chơi bổ ích nhằm phát huy khả năng sáng tạo, là cơ hội để sinh viên tiếp cận, tìm hiểu rõ hơn về phong trào khởi nghiệp; có thêm động lực về tinh thần, kỹ năng, thông tin để thực hiện những ý tưởng khởi nghiệp. Đây cũng là nơi kết nối, huy động các nguồn lực hỗ trợ thiết thực từ xã hội, các doanh nghiệp cho các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên. Đồng thời là dịp liên kết với các doanh nghiệp tuyển dụng, tạo cơ hội việc làm phù hợp cho sinh viên trong toàn tỉnh. Các sản phẩm tinh dầu gạo, tinh dầu chùm ngây, son môi tự nhiên... của bắn cá online được triển lãm tại chương trình Với việc vận động doanh nghiệp hỗ trợ hiện thực hóa các dự án của mình, hoạt động “My plan - Ý tưởng của tôi” trong khuôn khổ Ngày sinh viên Đồng Nai sáng tạo khởi nghiệp đã thu hút nhiều ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên. Trong số 9 ý tưởng khởi nghiệp được trình bày trước đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nhóm sinh viên của Trường đại học Công nghệ Đồng Nai mang đến khá nhiều ý tưởng khởi nghiệp thú vị. Trong đó có sản phẩm son môi chalusa sử dụng dầu mỹ phẩm nguyên chất tự sản xuất như dầu bơ, bí, chùm ngây. Sinh viên Nguyễn Văn Quý, thành viên nhóm cho biết: “Nhóm nhận thấy son môi là sản phẩm có nhu cầu rất lớn song hiện nay người sử dụng lại lo ngại về các loại son có chứa kim loại nặng gây ảnh hưởng sức khỏe. Do đó dòng son mới với các tính năng độ lì và mịn cao, lên màu đẹp và đặc biệt là nguyên liệu từ thiên nhiên hứa hẹn sẽ có một thị trường tiềm năng với đội ngũ sản xuất và marketing năng động và sáng tạo”.  Bên cạnh các hoạt động khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, sinh viên còn được tham dự sân chơi sáng tạo chung với cơ hội nâng cao kỹ năng mềm trong khởi nghiệp; giao lưu với các câu lạc bộ tiếng Anh; khám phá tiềm năng bản thân, thử thách phỏng vấn từ các gian hàng tuyển dụng của doanh nghiệp...  Nguồn: //laodongdognai.vn/Thoi-su/chinh-tri/62304F/ngay-sinh-vien-sang-tao-khoi-nghiep-nam-2018-lan-toa-tinh-than-sang-tao-khoi-nghiep.aspx Thảo Nguyên (laodongdongnai.vn)

Xem chi tiết
bắn cá online tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia 2023 “Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong giảng dạy Ngôn ngữ tại các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay”

Dự kiến ngày 28/4/2023, bắn cá online (DNTU) phối hợp Viện KHXH vùng Tây Nguyên, Trường Đại học Đà Lạt, trường Đại học Sài Gòn đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia 2023 chủ đề: “Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong giảng dạy Ngôn ngữ tại các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay”. Chủ đề của Hội thảo đang được các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục quan tâm hiện nay. Việc kết hợp những giá trị văn hoá truyền thống với những giá trị văn hoá mới trong hoạt động giảng dạy đang là xu hướng mới nhằm bảo tồn cũng như kế thừa và phát huy các giá trị của văn hoá truyền thống của các dân tộc đáng tự hào của ông cha chúng ta. Hội thảo sẽ xoay quanh các chủ đề sau: Lý luận chung về văn hóa, ngôn ngữ; Thực tiễn vận dụng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ tại trường Đại học; Các giải pháp khoa học nhằm vận dụng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ tại trường Đại học trong thời gian tới. Chương trình làm việc dự kiến xem tại đây PHÒNG TRUYỀN THÔNG-HỢP TÁC QUỐC TẾ

Xem chi tiết
Thư mời viết bài Hội thảo khoa học quốc gia “Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay”

Kính gửi: Các Nhà Khoa học, các Nhà quản lý bắn cá online phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Đà Lạt đồng chủ trì tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia với chủ đề: “Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay” Thành phần tham dự Hội thảo: Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Đà Lạt, Lãnh đạo Trường, Lãnh đạo các đơn vị, các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên của trường Toàn văn bài tham luận và tóm tắt xin gửi tới Ban tổ chức trước ngày 30 tháng 01 năm 2023 theo địa chỉ: Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Công nghệ, bắn cá online , đường Nguyễn Khuyến, khu phố 5, phường Trảng Dài, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Email: [email protected] Thông tin chi tiết về Hội thảo, xin vui lòng xem Thư mời viết bài được gửi kèm và được đăng trên Website của bắn cá online : nasiadka.com Kính mong nhận được sự quan tâm, cộng tác và viết bài của Quý nhà khoa học. Trân trọng cám ơn./. Chi tiết xin liên hệ: Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Công nghệ, Điện thoại: 0251.625.33.99, hoặc ThS. Trương Tấn Trung, Điện thoại: 0979.499.398 PHÒNG TRUYỀN THÔNG      

Xem chi tiết