Nền tảng Bắn cá trực tuyến uy tín

11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắcxin phòng COVID-19 tại Việt Nam

13:22 28/02/2021 - lượt xem: 99

Bộ Y tế vừa xây dựng kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắcxin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 do COVAX Facility (Giải pháp tiếp cận vắcxin ngừa COVID-19 toàn cầu) hỗ trợ. Các nhóm đối tượng tiêm vắcxin COVID-19 sắp xếp theo mức độ ưu tiên theo tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn vắcxin cung cấp hạn chế tại Việt Nam. Cụ thể, 11 nhóm đối tượng bao gồm:

- Nhân viên y tế

- Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên...)

- Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh

- Lực lượng quân đội

- Lực lượng công an

- Giáo viên

- Người trên 65 tuổi

- Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước...

- Người mắc các bệnh mãn tính - Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

- Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ Bộ Y tế cũng cho biết chỉ chọn mua các vắcxin an toàn, có hiệu lực bảo vệ cao, được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định, đã được phê chuẩn bởi một cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt (SRA), giá phù hợp.

Tại Việt Nam ưu tiên sử dụng vắcxin đáp ứng tiêu chí: Tính an toàn và hiệu lực bảo vệ cao (được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu); Điều kiện bảo quản từ 2 - 8°C.

Theo kế hoạch, việc tiêm này để đảm bảo miễn dịch cộng đồng, Việt Nam hướng tới mục tiêu 80% dân số được tiêm vắcxin phòng COVID-19. Tuy nhiên, căn cứ nguồn cung ứng vắcxin hiện nay, mục tiêu trong giai đoạn 2021-2022 mục tiêu cụ thể làb ảo đảm khoảng 20% dân số cả nước được tiêm vắcxin phòng COVID19 khi có đủ nguồn vắcxin; 95% đối tượng nguy cơ được tiêm vắcxin phòng COVID-19; Tiếp nhận, cung ứng kịp thời và tiêm vắcxin phòng COVID-19 cho các đối tượng theo tình hình dịch; Đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắcxin phòng COVID-19.

Hiện nay Việt Nam có 4 nhà sản xuất vắcxin COVID-19 là Viện vắcxin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất vắcxin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ sinh học Dược NANOGEN đang nghiên cứu, sản xuất vắcxin phòng COVID-19.

4 vắcxin đều sản xuất theo công nghệ protein tái tổ hợp. 2 nhà sản xuất vắcxin tại Việt Nam đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Nếu thử nghiệm thành công thì dự kiến đến quý 2/2022, vắcxin COVID-19 do Việt Nam sản xuất có thể đưa ra thị trường trong nước./.

- Nguồn: Kênh 14

PHÒNG TRUYỀN THÔNG (đưa tin)

Hôm nay Việt Nam bắt đầu tiêm vắc xin ngừa COVID-19

Vắc xin ngừa COVID-19 sử dụng tại Việt Nam đợt này do Công ty AstraZeneca và ĐH Oxford (Anh) phát triển, sản xuất nhượng quyền tại Hàn Quốc, số lượng cả mua và được viện trợ là 60 triệu liều. Xe chở vắc xin ngừa COVID-19 được đưa đến một trung tâm tiêm chủng thuộc Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chiều 24-2   Sáng nay 8-3, Việt Nam bắt đầu tiêm vắc xin ngừa COVID-19 rộng rãi, trong một chương trình tiêm chủng mở rộng lớn nhất từ trước đến nay, với khoảng 100 triệu mũi trong năm 2021. Mục tiêu, như Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói, là để cuộc sống sớm trở lại bình thường. Tới đây sẽ có thêm một lô vắc xin 31 triệu liều của Moderna, Mỹ. Tổng 2 lô này là 91 triệu liều, Việt Nam đang tiếp tục đàm phán mua vắc xin để mọi người dân có chỉ định đều được tiêm chủng. Ráo riết chạy đua kịp tiến độ Từ nửa tháng nay, trước khi vắc xin chuẩn bị về Việt Nam, công tác chuẩn bị tập huấn cho hệ thống tiêm chủng, rà soát hệ thống bảo quản... được tiến hành ráo riết. Bà Dương Thị Hồng - trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương - chia sẻ các cán bộ văn phòng tiêm chủng đều "ngày đi tập huấn, tối đọc tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới". Đây là vắcxin mới, đến ngày 6-3 mới có 25 quốc gia cho vắc xin lưu hành hoặc phê duyệt nhập khẩu, nên càng tập huấn kỹ lưỡng càng an toàn. "Khoảng 10% người được tiêm có các phản ứng như bồn chồn, sốt, có thể sốt trên 38 độ, 10% khác có phản ứng tại chỗ tiêm như sưng, nóng, đỏ, đau vết tiêm, đây là tỉ lệ tương tự các vắc xin khác" - bà Hồng cho biết. Tuy nhiên, các cán bộ tiêm chủng không phải không có những lo lắng. Đã có những thông tin về tai biến nặng sau tiêm ở các quốc gia tiêm chủng ngừa COVID-19 rộng rãi, trong đó có cả trường hợp còn trẻ tuổi. Theo bà Hồng, qua khảo sát các trường hợp này cho thấy những ca có phản ứng nặng đều là trường hợp có bệnh mãn tính, và trước khi tiêm cần khám sàng lọc để có chỉ định hoãn tiêm hoặc ngừng tiêm với các trường hợp có nguy cơ. "Vắc xin này sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. Chúng tôi tổ chức tiêm chủng tại các bệnh viện, trạm y tế, điểm tiêm lưu động... Tất cả những điểm có triển khai tiêm chủng đều phải là điểm đã được tập huấn tiêm chủng ngừa COVID-19. Với người trên 65 tuổi và có bệnh nền, chúng tôi sẽ triển khai tiêm chủng tại bệnh viện" - bà Hồng lưu ý.   Theo ông Nguyễn Thanh Long - bộ trưởng Bộ Y tế, sau tiêm mũi 1 vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca thì 76% có hiệu quả miễn dịch, sau tiêm mũi 2 thì tỉ lệ này là 81%. Với vắc xin của Moderna, tỉ lệ đạt hiệu quả miễn dịch lên trên 90%. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng về hiệu quả miễn dịch nếu tiêm 2 mũi vắc xin bằng 2 loại vắc xin khác nhau, và cũng chưa có bằng chứng về việc năm sau có phải tiêm lại vắcxin ngừa COVID-19 do đây là vắc xin rất mới, đang tiếp tục theo dõi về thời gian bảo vệ sau tiêm. Trở về cuộc sống bình thường Để có chương trình tiêm chủng lớn như thế này là cả nỗ lực của nhiều tổ chức, cá nhân, của ngành y tế và những người thầm lặng đã đóng góp lớn lao mua được vắc xin về Việt Nam. Trong khi đây là điều không dễ dàng vì cả thế giới đang "giành nhau" từng liều vắc xin. Trong đó, Bộ Y tế và Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã ký hợp đồng ba bên cùng nhà sản xuất AstraZeneca từ tháng 11-2020 và thương lượng để vắc xin có giá hợp lý, có thể sử dụng tiêm chủng rộng rãi cho người dân. Với hiệu quả miễn dịch như ở trên, không phải 100% người được tiêm có miễn dịch với COVID-19. Nhưng theo ông Long, nếu đã tiêm vắc xin và vẫn mắc bệnh thì bệnh sẽ nhẹ, không tử vong, tức là hiệu quả bảo vệ vẫn đạt ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, cùng với vắc xin vẫn phải áp dụng các biện pháp 5K để bảo vệ tốt hơn. Trong hơn 1 năm qua, thế giới đã có những thay đổi chóng mặt vì COVID-19 và Việt Nam dù được đánh giá là chống dịch tốt, với số ca mắc hiện đứng vị trí 173 trong số hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch, nhưng chúng ta đã trải qua 5 đợt dịch lớn, gần nhất và đang diễn ra là đợt dịch khởi đầu ở Hải Dương và Quảng Ninh. Nếu sớm tiêm chủng rộng rãi kết hợp 5K, cuộc sống sớm trở lại bình thường. - Nguồn: Tuổi trẻ online PHÒNG TRUYỀN THÔNG (đưa tin)

Xem chi tiết
Vượt qua 154 đề tài nhóm OOH CARADZ - sinh viên DNTU lọt vào Vòng bán kết cuộc thi “Ý tưởng kinh doanh – Business ideas 2019”

Cuộc thi Ý tưởng “Business ideal – Ý tưởng kinh doanh 2019” nhằm tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh, sáng tạo trẻ làm nền tảng khởi nghiệp cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng đam mê Star – up. Năm 2019, cuộc thi mở rộng quy mô cho sinh viên đại học, cao đẳng toàn quốc và du học sinh Việt Nam ở nước ngoài với tổng giải thưởng gần 250 triệu đồng. Trong đó, giải nhất 50 triệu đồng, giải nhì 30 triệu đồng, giải ba 20 triệu đồng, 2 giải tư 10 triệu đồng, 5 giải phụ mỗi giải 3 triệu đồng cùng các phần thưởng khác, trong đó có 50 triệu đồng tiền vé máy bay của Vietnam Airline. trung tâm tìm những đề tài đạt giải mang tính khả thi cao sẽ được Ban tổ chức hỗ trợ kêu gọi đầu tư từ các nhà tài trợ để dự án được triển khai thực tế. Poster chính thức cuộc thi "Ý tưởng kinh doanh - Business Ideas 2019" Nhóm sinh viên DNTU (OOH Caradz)  tham dự cuộc thi Business Ideas 2019 Nhóm sinh viên: Nhâm Nhật Long, Lê Kiên Hòa, Vũ Thị Xuân Trúc thuộc bắn cá online đã vượt qua 154 đề tài trên cả nước để tiến vào Vòng Bán kết của cuộc thi. Với ý tưởng “Quảng cáo ngoài trời trên phương tiện cá nhân (Ooh Transits)” là một loại hình quảng cáo ngoài trời, một đoàn xe cá nhân mang trên mình những thông điệp của doanh nghiệp muốn truyền tải đến công chùng sẽ tỏa đi khắp tất cả các cung đường của thành phố để thực hiện sứ mệnh quảng cáo. Nhóm sinh viên đã lên ý tưởng và được sự cố vấn của giảng viên DNTU đã hoàn thành xuất sắc ở vòng loại để ghi tên mình tại vòng Bán kết, vòng bán kết được tổ chức ngày 4/5, đây thật sự là một thử thách về tinh thần cho chính nhóm sinh viên của DNTU…Với định hướng  “học để ứng dụng” toàn thể thầy cô giáo DNTU luôn đặt niềm tin vào các bạn để trong tương lai không chỉ là ý tưởng trong cuộc thi này, mà còn rất nhiều những dự án, ý tưởng được hiện thực hóa. Hình ảnh phác thảo ý tưởng “Quảng cáo ngoài trời trên phương tiện cá nhân" Chúng ta hãy cùng cỗ vũ cho ý tưởng “Quảng cáo ngoài trời trên phương tiện cá nhân (Ooh Transits)” sẽ lọt vàò top 10 đề tài tại vòng chung kết của cuộc thi…lúc đó chính là lúc các bạn thể hiện được tinh thần sinh viên  DNTU năng động, tự tin, vững chuyên môn. Chúc các bạn sinh viên DNTU nhiều thành công và nhận được nhiều sự đầu tư từ doanh nghiệp cho ý tưởng này. Hình ảnh từ BTC cuộc thi thông báo nhóm sinh viên DNTU lọt vào vòng Bán kết của cuộc thi “Business ideal 2019”   Hình ảnh trang bìa của ý tưởng “Quảng cáo ngoài trời trên phương tiện cá nhân” - Nguyễn Hoàng Dũng - Phòng Truyền Thông

Xem chi tiết
Hình ảnh lô vaccine Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam

Ngày 24/2, lô vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca đã hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Lãnh đạo Bộ Y tế, Lãnh sự Vương quốc Anh tại TP HCM, Hệ thống tiêm chủng VNVC và Công ty AstraZeneca Việt Nam, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có mặt tại sân bay đón lô vaccine Covid-19 của AstraZeneca đầu tiên về Việt Nam theo hợp đồng đặt mua giữa VNVC và AstraZeneca. Được biết Việt Nam và Thái Lan là 2 nước đầu tiên của ASEAN nhận được lô vaccine này. Loại vaccine này có thể được lưu trữ ở điều kiện nhiệt độ bảo quản thông thường (2-8 độ C), ngay tại cơ sở tiêm chủng bằng hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) và bảo quản tại tủ lạnh chuyên dụng tại phòng tiêm.  - Nguồn: Zing.vn PHÒNG TRUYỀN THÔNG (đưa tin)

Xem chi tiết
bắn cá online sẵn sàng hỗ trợ cơ sở vật chất Trung tâm Tuyển sinh cho tuyến đầu phòng chống dịch bệnh và chiến dịch tiêm vaccine cho người dân.

Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 là chiến dịch triển khai trong thời gian ngắn, vì vậy lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu, tập trung thực hiện nhiệm vụ tiêm vaccine cho người dân.

Xem chi tiết
Đội tuyển DNTU lọt vào top 4 đội mạnh nhất và tiến thẳng vào chung kết "Liên Minh Huyền Thoại" lớn nhất Việt Nam 2016

Ngày 25/9 vừa qua tại chung kết Liên Minh Huyền Thoại Miền Nam giải VCC, CLB ESC bắn cá online – ESC DNTU đã vượt qua 56 trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc và giành chiến thắng áp đảo 2–0 trước CLB ESC của trường Đại học Bách Khoa TPHCM giành chiếc vé thứ 2 vào vòng loại chung kết tại Hà Nội và nằm trong top 4 đội mạnh nhất Việt nam. các bạn đã thể hiện niềm đam mê và đưa đam mê của mình lên đỉnh cao. Hãy cùng cổ vũ cho các chàng trai của chúng ta nào. Những tài năng sinh viên nói riêng đại diện cho toàn thể cộng đồng sinh viên "DNTU". Trận đấu chung kết ngày 9/10 sẽ được trực tiếp trên HTVC thể thao và Viet Nam ESPORT TV (vetv.vn). Thành viên đội ESC DNTU: 1. Thái Viết Đạt – 14DTH1 – khoa Công nghệ Thông tin 2. Lương Minh Tùng – 16DTH2 – khoa Công nghệ Thông tin 3. Hồ Anh Tuấn – 15DQT1 – khoa Quản trị 4. Trần Bá Nhật – 14DTP4 – khoa Thực phẩm Môi trường và Điều dưỡng 5. Đào Trường Thuận – 15CDD2 – khoa Thực phẩm Môi trường và Điều dưỡng 6. Nguyễn Ngọc Minh Tuấn – 15DOT4 – khoa Điện - Điện tử - Cơ khí và Xây dựng Các thành viên đội ESC DNTU Khoảnh khắc giành chiến thắng Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông

Xem chi tiết
Toạ đàm "xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc"

TS. Huỳnh Văn Tới &ndash; Uỷ vi&ecirc;n Thường vụ &ndash; Trưởng Ban Tuy&ecirc;n gi&aacute;o Tỉnh ủy đ&aacute;nh gi&aacute; cao c&aacute;c trường Đại học trong tỉnh v&agrave; nhất l&agrave; trường Đại học C&ocirc;ng nghệ Đồng Nai lu&ocirc;n l&agrave; mũi nhọn trọng t&acirc;m trong việc &ldquo;x&acirc;y dựng nền Văn ho&aacute; Việt Nam ti&ecirc;n tiến, đậm bản sắc d&acirc;n tộc <strong>&rdquo;</strong>

Xem chi tiết
Nhóm S-water xuất sắc giành giải khuyến khích CUỘC THI NHÀ SÁNG TẠO VIỆT NAM VỚI INTEL GALILEO toàn quốc năm 2015

Ngày 22/01/2016, vòng chung kết Cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo, do trung tâm Phát triển công nghệ và Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội. Nhóm Sinh viên S-water thuộc Khoa Điện – Điện tử - Cơ khí và Xây dựng xuất sắc giành giải khuyến khích cuộc thi. Bo mạch Intel Galileo gen II mang tính ứng dụng công nghệ cao vào thực tế Cuộc thi được tổ chức nhằm khuyến khích tinh thần sáng tạo, nghiên cứu khoa học của sinh viên, đẩy mạnh việc thực hành, ứng dụng trong giảng dạy đại học, góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.  Được khởi động  từ đầu tháng 8/2015, cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo năm 2015 với sự chỉ đạo, bảo trợ của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có 41 ý tưởng từ 31 trường đại học, học viện lọt vào vòng chung kết khu vực trong đó DNTU có 2 đại diện. Sau khi xuất sắc lọt qua vòng chung kết khu vực, 16 sản phẩm xuất sắc nhất từ 13 trường đại học, học viện đã được chọn tham gia vòng chung khảo. Một số sản phẩm nổi bật tại cuộc thi Phát biểu tại Lễ Tổng  kết và trao giải cuộc thi, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam đánh giá cao các sản phẩm của các bạn sinh viên đã trực tiếp giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Điều đó thể hiện sự quan tâm của các bạn sinh viên đối với các vấn đề thực tế của đời sống xã hội xung quanh. Bí thư Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong cũng khẳng định, Trung ương Đoàn sẽ cố gắng hỗ trợ tối đa để các bạn sinh viên có thể ứng dụng các ý tưởng cũng như sản phẩm của mình vào cuộc sống. Trao bằng khen cho những sản phẩm xuất sắc Đề tài “Hệ thống Đài phun nước (MS26)” của S-water thuộc Khoa Điện – Điện tử - Cơ khí và Xây dựng xuất sắc giành giải khuyến khích cuộc thi. Đặc biệt, đề tài được Ban giám khảo đánh giá đây là đề tài có tính ứng dụng thực tế cao và có khả năng thương mại hóa cao.  Sinh viên DNTU báo cáo đề tài tại cuộc thi Sinh viên DNTU (bìa phải) được vinh danh tại lễ trao giải Xin chúc mừng các chàng trai đến từ Khoa Điện – Điện tử - Cơ khí và Xây dựng liên tiếp chiến thắng ở các cuộc thi học thuật với các đề tài mang tính ứng dụng cao. sinh viên các khối ngành công nghệ của Trường Đại học Công nghệ đồng nai đang dần khẳng định được năng lực và thương hiệu của một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu về khoa học công nghệ cho tỉnh Đồng Nai và khu vực Đông Nam bộ. Đội S-Water chụp hình lưu niệm cùng với đại diện công ty Intel Sản phẩm của sinh viên DNTU được giới thiệu tại cuộc thi Bùi Nguyên Tuấn Anh

Xem chi tiết
Tin vui: Vaccine phòng Covid-19 của Việt Nam đã sinh kháng thể chống virus biến chủng Anh

Qua đánh giá sơ bộ, các nhà nghiên cứu phát hiện kháng thể của các tình nguyện viên tiêm vaccine phòng Covid-19 Nanocovax của Việt Nam có thể chống lại biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 ở Anh. Sáng 26/2, Học viện Quân y đã bắt đầu tiến hành tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19 Việt Nam Nanocovax giai đoạn II. 35 tình nguyện viên trong độ tuổi 18-60, bao gồm cả những người cao tuổi có bệnh lý nền, chia thành 4 nhóm tiêm liều 25mcg, 50mcg, 75mcg và giả dược. Cứ 7 người thì sẽ có 1 người được tiêm giả dược. Giả dược là một tá chất để trộn với kháng thể tạo thành dung dịch tiêm. Để đánh giá nhóm tiêm giả dược có sinh ra kháng thể hay không, chứng minh kháng thể do vaccine kích thích sinh ra thì phải thử nghiệm tiêm giả dược ở các tình nguyện viên. GS. Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân Y cho biết, trước khi sản xuất và tiêm hàng loạt cho cộng đồng, 1 vaccine phải trải qua 3 giai đoạn. Trong giai đoạn I về mặt khoa học chủ yếu đánh giá tính an toàn của vaccine, hiệu lực sinh kháng thể để bảo vệ cơ thể, chống lại virus. Hiện nay, giai đoạn I đã hoàn thành và đã có kết luận của Hội đồng Y đức, Bộ Y tế là an toàn. Tình nguyện viên đã sản sinh được kháng thể chống lại virus. Bộ Y tế đã cho phép chuyển sang thử nghiệm giai đoạn II. GS. Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân Y trả lời phóng viên sáng 26/2 (Ảnh: Minh Nhân) Mục đích chính của giai đoạn II là đánh giá hiệu quả tính sinh miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại virus nhằm bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus. "Đây là một nghiên cứu có giả dược (phương pháp nghiên cứu mù đôi, đa trung tâm). Vì thế, trong ngày hôm nay, không chỉ HVQY mà Viện Pasteur ở TP.HCM cũng bắt đầu thử nghiệm giai đoạn II để đảm bảo tính đa trung tâm", GS. Quyết nói. Sau khi tiến hành tuyển chọn, đến nay công tác chuẩn bị đã được đảm bảo. Qua sàng lọc 2 ngày qua, đã có hơn 200 người đăng ký ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó có cả những người cao tuổi, có bệnh nền. Về mặt khoa học, virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm cho bất cứ ai ở bất cứ độ tuổi nào, nhất là ở người cao tuổi và mắc các bệnh nền đái tháo đường, cao huyết áp,… Vì thế, giai đoạn II của thử nghiệm tiêm cho cả những người cao tuổi có bệnh nền là để bảo vệ họ không bị nhiễm virus. Do đó, trong nghiên cứu thử nghiệm vaccine giai đoạn II phải chứng minh tính an toàn, hiệu quả của vaccine đối với người cao tuổi, có bệnh nền. Sau đó, các chuyên gia sẽ đánh giá kết quả để chuyển sang giai đoạn II tiêm cho cộng đồng, có cả những người cao tuổi có bệnh nền. "Lẽ ra thử nghiệm giai đoạn II là 4 tháng nhưng Bộ Y tế đã đồng ý sẽ rút ngắn lại. Đến tháng 5, chúng tôi sẽ báo cao sơ kết giữa chừng, đồng thời, đánh giá các liều tiêm 25, 50, 75 liều nào có hiệu quả cao nhất để chuẩn bị cho giai đoạn III vì giai đoạn III chỉ tiêm duy nhất 1 liều", GS. Quyết. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ thì đến tháng 5, Học viện Quân Y sẽ bắt đầu tiến hành tiêm thử nghiệm giai đoạn III với hàng chục nghìn người (10-15.000 người) để ứng phó với tình hình dịch phức tạp. Về nghiên cứu đánh giá sơ bộ, kháng thể của các tình nguyện viên có thể chống lại biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 của Anh B1.1.7. Trong giai đoạn II, Học viện Quân y sẽ tiếp tục đánh giá kháng thể của vaccine chống lại cả chủng ở Anh và chủng Nam Phi. - Nguồn: Kênh 14 PHÒNG TRUYỀN THÔNG (đưa tin)

Xem chi tiết