Nền tảng Bắn cá trực tuyến uy tín

Chương trình hành trình trải nghiệm tại Doanh nghiệp cho sinh viên Khoa Thực phẩm - Môi trường - Điều dưỡng

15:17 07/06/2016 - lượt xem: 1387

Nhằm nâng cao kiến thức thực tế cho sinh viên DNTU, với mục tiêu “Học tập kết hợp với giải trí giúp sinh viên DNTU phát huy toàn bộ khả năng tư duy”,  từ ngày 25 đến 28 tháng 5 năm 2016 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức cho sinh viên Khoa Thực phẩm – Môi trường - Điều dưỡng đi tham quan thực tế tại các Công ty ở tỉnh Lâm Đồng. Thông qua chương trình Hành trình trải nghiệm này sinh viên tiếp cận thực tế môi trường làm việc các Doanh nghiệp về Môi trường và Thực phẩm. Kết hợp tham quan tìm hiểu các kiến thức chuyên môn vào công tác nuôi trồng sản xuất thực tế.  Cung cấp cho sinh viên bức tranh tổng thể về thế mạnh của Doanh nghiệp và mô hình tổ chức hoạt động của Doanh nghiệp. Giúp sinh viên hiểu và chuẩn bị thái độ, kĩ năng để tham gia vào thị trường lao động.

Sinh viên chụp hình lưu niệm tại KDL ĐamB’ri

Sinh viên chụp hình lưu niệm tại KDL ĐamB’ri

Ngày đầu tiên đoàn dừng chân Tại Khu du lịch sinh thái ĐamB’ri. Đoàn sẽ trải nghiệm cảnh đẹp hùng vĩ cùng khí hậu trong mát của rừng nguyên sinh nam Tây Nguyên và cùng chơi các trò chơi đồng đội rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cùng nhau.

Sinh viên cùng tham gia các trò chơi nhóm

Sinh viên cùng tham gia các trò chơi nhóm

Sinh viên cùng tham gia các trò chơi nhóm

Sau khi khám phá tại Khu du lịch ĐamB’ri sinh viên được đi tham quan khu chế biến trà O Long Tâm Châu. Các giống trà O long Tâm Châu đang trồng đều được nhân giống tại vườn ươm của công ty bằng phương pháp nhân giống vô tính nhằm duy trì sự tinh khiết chất lượng của trà. Đồng thời chăm sóc cây trà theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp (Integrated Crop Management – ICM) đang được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới.

Sinh viên trải nghiệm thực tế và chụp hình lưu niệm tại đồi trà

Sinh viên trải nghiệm thực tế và chụp hình lưu niệm tại đồi trà

Sinh viên trải nghiệm thực tế và chụp hình lưu niệm tại đồi trà

Sinh viên trải nghiệm thực tế và chụp hình lưu niệm tại đồi trà

Điểm nổi bật trong quá trình này là vườn trà được chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng từ phân vi sinh với nguồn cơ chất đặc biệt là sữa tươi, trứng gà…việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật bằng các chế phẩm sinh học như Neem Oil, Citrus Oil hoặc vi sinh Bacillus Thuringiensis – BT, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất nông dược và phân bón vô cơ, nhằm mục đích nâng cao chất lượng cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nông trường Tâm Châu cũng đã xây dựng một nhà máy rộng hơn 5.000m2 với các trang thiết bị, công nghệ hiện đại của Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ… sản xuất theo một quy trình khép kín.

Sang ngày thứ hai sinh viên được đi tham quan thực tế tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt. Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt là một trong 35 lò phản ứng nghiên cứu thuộc 28 quốc gia trên thế giới được IAEA quản lý thông qua Dự án viện trợ và thoả thuận cung cấp nhiên liệu (IAEA Project and Supply Agreements)...

Thiết bị máy móc đo bức xạ tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt

Thiết bị máy móc đo bức xạ tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt

Viện và hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở bức xạ khác, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành năng lượng nguyên tử; tham gia nghiên cứu đưa điện hạt nhân vào Việt Nam. Với tiềm lực hiện có về cơ sở vật chất và đội ngũ gần 200 CBCNV, Viện có khả năng tham gia đào tạo cán bộ khoa học công nghệ hạt nhân; Viện là một trong các cơ sở đào tạo NCS chuyên ngành vật lý lý thuyết, vật lý hạt nhân nguyên tử, hoá phân tích, hoá phóng xạ và hoá vô cơ

Sinh viên thực hành đo bức xạ và chụp hình lưu niệm tại Viện

Sinh viên thực hành đo bức xạ và chụp hình lưu niệm tại Viện

Sinh viên thực hành đo bức xạ và chụp hình lưu niệm tại Viện

Sáng ngày 26/5/2016 Sinh viên háo hức dậy sớm để tham quan hệ thống nhà kính nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng cho tiêu chuẩn về chất lượng, công năng và giá trị của sản phẩm trong việc sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Tính linh hoạt của nhà kính giúp cho người trồng trọt có thể dùng cho bất cứ môi trường trồng trọt nào, từ vài trăm mét vuông cho đến hàng chục héc-ta.

Sinh viên tìm hiểu qui trình trồng hoa tại nhà kính

Sinh viên tìm hiểu qui trình trồng hoa tại nhà kính

Sinh viên tìm hiểu qui trình trồng hoa tại nhà kính

Ngoài ra sinh viên tìm hiểu và tham quan Rừng hoa khô Đà Lạt. Khu du lịch rừng hoa khô Đà Lạt là điểm tham quan đa dạng, không chỉ là nơi nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường Đại Học – Cao Đẳng, mà tại đây còn có các showroom hoa tươi bảo quản nghệ thuật lớn nhất Việt Nam. Với hàng chục loại hoa và lá được sấy khô bảo quản theo công nghệ Nhật Bản giúp lưu giữ hoa từ 3 đến 5 năm.

Sinh viên ngành Môi trường Tham quan Công ty Cấp nước Lâm Đồng. Trong chuyến tham quan, sinh viên có cơ hội được biết về lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy. Sự tiếp đón nồng nhiệt và chu đáo của lãnh đạo Nhà máy càng làm cho không khí chuyến tham quan thêm phần thân mật.

Sinh viên tìm hiểu Qui trình xử lý nước tại Công ty

Sinh viên tìm hiểu Qui trình xử lý nước tại Công ty

Sinh viên tìm hiểu Qui trình xử lý nước tại Công ty

Sinh viên tìm hiểu Qui trình xử lý nước tại Công ty

Kết thúc chuyến tham quan sinh viên tham quan tìm hiểu quy trình xử lý và sản xuất sữa tại Công Ty Cp Sữa Đà Lạt (Dalat Milk). Công Ty Cp Sữa Đà Lạt khởi công xây dựng nhà máy sữa và trang trại chăn nuôi công nghệ cao trên diện tích 548 ha tại xã Tura, Huyện Đơn Dương, Tỉnh Lâm Đồng.

Dalat Milk giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Dalat Milk giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Từ nơi này, sữa tươi thanh trùng, sữa chua uống, yogurt… mang hương vị thuần khiết như những buổi sớm cao nguyên được vận chuyển khắp miền nam vượt bao cung đường để sát cánh cùng những người sành ăn, luôn muốn thưởng thức những điều mới mẻ, tinh khiết và độc đáo. Dalat Milk mang trên vai mình truyền thống và kỳ vọng của thế hệ đi trước sẽ tiếp tục viết nên giấc mơ về một cao nguyên trắng, góp phần cho sự lớn mạnh về tầm vóc và trí tuệ của người Việt.

Qui trình bảo quản và sản xuất tại Công ty

Qui trình bảo quản và sản xuất tại Công ty

Sau chuyến tham quan kiến tập này sinh viên sẽ làm bài báo cáo thu hoạch theo nhóm và nộp về cho giảng viên bộ môn làm báo cáo. Với phương pháp giảng dạy tiếp kết hợp giữa lý thuyết và thực tế sẽ góp phần hình thành động cơ học tập của sinh viên, đồng thời giúp giảng viên có thêm động lực trong công tác giảng dạy. Tin rằng với phương pháp giảng dạy mới này, chất lượng giảng dạy của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai sẽ từng bước được nâng cao không những đáp ứng nhu cầu các công ty trong tỉnh Đồng Nai mà còn các tỉnh lân cận.

Vũ Vi Minh Quân

Sinh viên Khoa Thực phẩm, Môi trường, Điều dưỡng và hành trình trải nghiệm cùng doanh nghiệp

Tuần qua, Phòng Quan hệ Doanh nghiệp phối hợp cùng Giảng viên Khoa Thực phẩm, Môi trường, Điều dưỡng đã tổ chức cho sinh viên chuyến thăm quan, tìm hiểu mô hình hoạt động sản xuất ở các doanh nghiệp. Mở đầu hành trình trải nghiệm cùng doanh nghiệp, sinh viên Khoa TP-MT-ĐD đã có cơ hội tham quan kiến tập tại công ty Vedan Việt Nam. Đại diện công ty Vedan giới thiệu về mô hình hoạt động công ty Mở đầu chương trình, đại diện công ty Vedan đã giới thiệu về các công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại của công ty. với kinh nghiệm sản xuất từ những năm 1954, Vedan là một trong những nhãn hiệu nổi tiếng về gia vị ẩm thực. Sinh viên Khoa TP, MT, ĐD lắng nghe các chia sẻ từ phía doanh nghiệp Với diện tích sản xuất 120ha và hơn 3000 nhân viên, hiện nay công ty đã đưa vào hoạt động các công trình như: Nhà máy tinh bột nước đường, Nhà máy bột ngọt, Nhà máy tinh bột biến tính, Nhà máy Xút-axít, Nhà máy Lysine, Nhà máy phát điện có trích hơi, Nhà máy PGA, Nhà máy phân bón hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên… Đại diện công ty Vedan giải đáp các thắc mắc đến từ các bạn sinh viên Sau phần tìm hiểu về quy trình hoạt động, các yêu cầu an toàn bảo hộ lao động, sinh viên đã có cơ hội tìm hiểu về quy trình sản xuất tại các phân xưởng. Sinh viên tìm hiểu thực tế tại các phân xưởng sản xuất Kết thúc ngày đầu tiên tham quan tại Công ty Vedan, sinh viên Khoa TP, MT, ĐD đã có buổi vui chơi sinh hoạt tại Vũng Tàu. Đây vừa là dịp giúp sinh viên có những giây phút thư giãn sau những ngày học tập căng thẳng, vừa là dịp giúp sinh viên thắt chặt hơn nữa tình bạn tình đoàn kết sau những năm tháng học tập cùng nhau. Sinh viên Khoa TP, MT, ĐD tham gia các trò chơi đồng đội thú vị ngoài biển Sinh viên tham gia gala dinner với các trò chơi vui tươi đặc sắc Tiếp tục hành trình trải nghiệm cùng doanh nghiệp, sinh viên Khoa TP, MT, ĐD đã  có cơ hội tham quan công ty Thuận Huệ - Bà Rịa Vũng Tàu. Ban lãnh đạo công ty Thuận Huệ trực tiếp hướng dẫn sinh viên tìm hiểu quy trình hoạt động của nhà máy Tại đây sinh viên đã có cơ hội tìm hiểu về quy trình sản xuất và chế biến cá xuất khẩu, với các mặt hàng chất lượng cao cấp, công ty đã cung cấp nguồn hàng uy tín cho các đơn vị siêu thị hàng đầu tại Việt Nam, và xuất khẩu sang Hàn Quốc. Sinh viên tham quan các xưởng chế biến của công ty Thuận Huệ Sinh viên thích thú khi được tận tay thực hiện một công đoạn của sản xuất Sinh viên tìm hiểu quy trình đóng gói sản phẩm Kết thúc hành trình 02 ngày trải nghiệm cùng doanh nghiệp, chắc chắn rằng hành trình đã trang bị cho các bạn sinh viên rất nhiều kiến thức thực tế. Với mong muốn gắn liền đào tạo với thực tế, những chuyến hành trình trải nghiệm cùng doanh nghiệp đã giúp sinh viên làm quen với văn hóa doanh nghiệp, tìm hiểu và định hướng các  yêu cầu công việc mình sẽ làm sau khi tốt nghiệp. Từ đó tiếp thêm động lực, giúp sinh viên nỗ lực đạt thành tích cao trong học tập.  Sinh viên chụp hình lưu niệm trong chuyến hành trình trải nghiệm cùng doanh nghiệp Bùi Nguyên Tuấn Anh

Xem chi tiết
Khoa Thực Phẩm - Môi Trường - Điều Dưỡng tổ chức Hội thảo: Áp dụng chương trình 5S trong phòng thí nghiệm

Sáng ngày 20/5/2017, tại hội trường Trung tâm tích hợp nhà G, khoa Thực Phẩm- Môi Trường - Điều Dưỡng đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Áp dụng chương trình 5S trong phòng thí nghiệm”.  Đây là hội thảo thường niên của Khoa nhằm không chỉ giúp giảng viên, sinh viên có nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng, mà còn đề cao quan điểm, hướng mọi người tới nhận thức: nếu làm việc trong một môi trường gọn gàng, khoa học, lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi,… thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất và hiệu quả của việc giảng dạy cũng như học tập nghiên cứu sẽ đạt kết quả cao hơn. mục tiêu của Khoa trong những năm qua, đó là ngoài việc trang bị cho sinh viên có kiến thức chuyên ngành tốt, còn chú trọng đến công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nơi học tập và nghiên cứu. Trưởng khoa TS. Trần Thanh Đại phát biểu tại hội thảo Giảng viên và sinh viên Khoa Thực phẩm - Môi trường - Điều dưỡng cùng tham dự hội thảo Buổi hội thảo xoay quanh các nội dung: Tổng quan về 5S, tổ chức thực hiện 5S và các thực hành 5S, do chuyên gia ThS.Trần Cẩm Thúy - GV trường Đại học Công nghiệp TP.HCM chủ trì. ThS.Thúy cho biết: cô là người triển khai chương trình 5S tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM và tại nhiều công ty, đơn vị, doanh nghiệp khác và hiệu quả của việc áp dụng 5S này rất khả quan.   5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật “SEIRI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và “SHITSUKE”, tạm dịch sang tiếng Việt là “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, “SĂN SÓC”, “SẴN SÀNG”. Từ ý nghĩa đó, các nguyên tắc chung của thực hành 5S được hiểu như sau: - SEIRI (Sàng lọc): là sàng lọc những vật dụng không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng. - SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, theo một trật tự nhất định, tiện lợi khi sử dụng. - SEISO (Sạch sẽ): là vệ sinh tại nơi làm việc sao cho không còn rác hay bụi bẩn (kể cả trên nền nhà, máy móc và thiết bị). - SEIKETSU (Săn sóc): là luôn săn sóc, giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ, thuận tiện và có năng suất bằng cách liên tục thực hiện Seiri, Seiton, Seiso. - SHITSUKE (Sẵn sàng): Tạo thành một nề nếp, thói quen tự giác làm việc tốt, duy trì môi trường làm việc thuận  Chuyên gia ThS. Trần Cẩm Thúy phân tích cách tổ chức thực hiện 5S tại hội thảo ThS.Trần Cẩm Thúy cũng nhấn mạnh: Từ văn phòng, nhà kho cho đến công trường xây dựng, trường học, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm hay nhà xưởng công nghiệp hoặc nông nghiệp… nơi nào có hoạt động, thì nơi đó cần sắp xếp, cần phân loại, cần sạch sẽ. Không có hoạt động 5S thì không thể bàn đến việc quản lý và cải tiến. 5S ngăn chặn sự xuống cấp của nhà xưởng, tạo sự thông thoáng cho nơi làm việc, đỡ mất thời gian cho việc tìm kiếm vật tư, hồ sơ, cũng như tránh sự nhầm lẫn. Người làm việc cảm thấy thoải mái, làm việc có năng suất cao và tránh được sai sót. Các thiết bị sản xuất hoạt động trong môi trường phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng an toàn. 5S là quá trình liên tục, lâu dài nên không thể nói là “thực hiện xong”, nhưng qua quá trình thực hiện sẽ thu được một số kết quả như sau:     - Tạo được vệ sinh, ngăn nắp tại nơi làm việc, tiết kiệm thời gian trước kia phải tìm kiếm, chất lượng công việc tăng. - Tâm lý người làm việc, cũng như học tập và nghiên cứu thoải mái trong môi trường làm việc thuận lợi, sạch sẽ. - Những vật dụng thừa được loại bỏ. - Mặt bằng nơi làm việc, phòng học, phòng thí nghiệm được hợp lý hoá, giải quyết được nhu cầu xuất nhập. - Người dạy, người học có ý thức hơn khi thực hiện công việc. ThS.Trần Cẩm Thúy cũng dành nhiều thời gian của buổi hội thảo để giải đáp các câu hỏi của giảng viên, sinh viên của trường. Nhiều vấn đề cũng đã mọi người nêu ra và phân tích, “mổ xẻ” để tìm ra những giải pháp phù hợp.  Giảng viên Phan Thị Phương Thảo đặt câu hỏi thảo luận Trần Thị Hà - Giảng viên Khoa Môi irường, Thực phẩm, Điều dưỡng

Xem chi tiết
Sinh viên ngành Điều dưỡng DNTU trải nghiệm môi trường làm việc đặc thù tại Viện Pháp y Tâm thần Biên Hoà

Sáng ngày 24/11/2017, 4 giảng viên cùng 55 sinh viên ngành Điều Dưỡng đã đến tham quan tại Viện Pháp y tâm thần Biên Hoà.  Về phía Viện có Viện phó BSCKII Nguyễn Hữu Tý, CN Lê Thị Hồng Ánh Điều dưỡng trưởng bệnh viện, Ông Đỗ Văn Thắng Phó phòng Tổ chức cán bộ và điều dưỡng trưởng các khoa.Hiện nay Viện có trên 200 cán bộ viên chức, trong đó có 2 tiến sĩ, 4 bác sĩ chuyên khoa II, 7 thạc sĩ, 7 bác sĩ chuyên khoa, 4 cử nhân tâm lý và nhiều người có trình độ đại học khác.Lãnh đạo Viện gồm 1 Viện trưởng và 2 Phó viện trưởng.  Ông Đỗ Văn Thắng Phó phòng TCCB giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Viện Sinh viên ngành Điều dưỡng đang lắng nghe chia sẽ kinh nghiệm thực tế làm việc của Điều dưỡng đang công tác tại Viện Sinh viên ngành Điều dưỡng đang lắng nghe chia sẽ kinh nghiệm thực tế làm việc của điều dưỡng đang công tác tại Viện Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển Viện đến năm 2020 Viện 250 giường bệnh, Phân viện phía Nam 150 giường và Phân viện miền Trung 100 giường. trung tâm đồng nai với nhu cầu liên tục mở rộng Lãnh đạo Viện Pháp Y tâm thần Biên Hoà rất hoan nghênh các bạn sinh viên DNTU ứng tuyển vào những vị trí phù hợp sau khi tốt nghiệp. ThS Nguyễn Thành Công (bên phải) đại diện tặng quà lưu niệm cho Viện Pháp Y Kết thúc chuyến tham quan đầy ý nghĩa tại Viện pháp y, các bạn sinh viên đã được trang bị thêm nhiều kiến thức thực tế một lĩnh vực của ngành y đây, sẽ là một cái nhìn mới về nghề về công việc trong tương lai là động lực để các bạn sinh viên luôn phấn đấu vươn lên trong học tập.  PTT & Nguyễn Thị Ngọc Phương     

Xem chi tiết
Hưởng ứng chiến dịch giờ trái đất 2017 của sinh viên khoa Thực phẩm - Môi trường - Điều dưỡng

Ra đời từ năm 2007 tại Sydney, Giờ trái đất đang trở thành chiến dịch toàn cầu với sự tham gia của hơn 150 quốc gia trên toàn thế giới. Mọi người cùng nhau tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 20h30 đến 21h30 (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 03 hàng năm. Giờ Trái đất không chỉ dừng lại ở hành động tắt đèn, mà đây là chiến dịch trong đó tất cả mọi người trên thế giới cùng nhau đoàn kết và thể hiện họ có thể làm gì trong suốt cả năm để bảo vệ hành tinh. Năm 2009, Việt Nam lần đầu tiên tham gia chiến dịch toàn cầu - Giờ Trái Đất năm với mục đích chung tay giải quyết những vấn đề liên quan đến năng lượng, biến đổi khí hậu và giáo dục người dân ý thức tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường. Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2017, CLB Môi trường mết Foot Print Team – DNTU của Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng đã tổ chức cuộc thi Giờ Trái đất với Chủ đề “Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất” cho các bạn sinh viên ngành Môi trường, vào ngày 25/03/2017, với Hội đồng giám khảo là các thầy cô của Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng. Tại cuộc thi, các em sinh viên đã đưa ra rất nhiều ý tưởng và giải pháp thiết thực để tiết kiệm năng lượng trong thực tế (sinh hoạt hoặc sản xuất). Các em cũng thể hiện tiếng nói và lời kêu gọi mọi người TẮT ĐÈN, BẬT TƯƠNG LAI, chung tay bảo vệ môi trường thông qua các bức tranh cổ động tuyên truyền các giải pháp tiết kiệm năng lượng, cùng nhau có những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn như không nên sử dụng các sản phẩm bóng đèn dây tóc, thay vào đó, hãy sử dụng các loại đèn halogen hiệu năng hay đèn huỳnh quang compact; để nhiệt độ ở mức trên 25 độ C, nên tắt máy tính khi không có ý định dùng trong vòng 15 phút trở lên, sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường… Đặc biệt, trung tâm dạy tiếng anh giao tiếp tại nhà tphcm hội đồng giám khảo đánh giá cao những sản phẩm tái chế từ vỏ chai nhựa. Những vỏ chai nhựa sau khi bị loại bỏ sẽ rất khó phân hủy, tiềm ẩn mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người, ngoài ra còn tác động xấu đến môi trường, đã được các bạn sinh viên tái chế thành những vật dụng hữu ích như thùng đựng rác, bình hoa, dụng cụ cắm bút và bàn chải đánh răng,… Với ý tưởng này, các em đang ấp ủ dự định trong tương lai là sẽ tận dụng các vỏ chai nhựa trong Trường để làm thành các vật dụng có ích có thể sử dụng được tại DNTU. Các sản phẩm từ vỏ chai nhựa Sinh viên lớp 14DQM1 trình bày ý tưởng dự thi Vẽ tranh cổ động tiết kiệm năng lượng của lớp 16DMT1 Các bạn sinh viên tham gia thảo luận ​ Trao giải thưởng cho các đội tham dự Kết thúc cuộc thi, Hội đồng giám khảo đã trao các giải nhất, nhì, ba cho tập thể lớp Qua cuộc thi, các bạn sinh viên ý thức hơn về vấn đề bảo vệ môi trường. Mọi người đều hiểu rằng, mỗi hành động nhỏ của chúng ta hôm nay sẽ mang đến ý nghĩa lớn góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên tự nhiên không chỉ cho chúng ta hôm nay, mà còn cho các thế hệ tương lai của đất nước. Bên cạnh đó đây cũng là dịp để các em có thể giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tiếp cận thêm các kiến thức chuyên môn cũng như các kĩ năng mềm khác. Ngô Tuyết Lan (Phòng Truyền thông)

Xem chi tiết
Trải nghiệm môi trường thực tập chuyên nghiệp cho sinh viên Khoa Công nghệ tại Công ty TNHH SAILUN Việt Nam

Việc tiếp cận thực tế và mong muốn làm việc để học hỏi kinh nghiệm từ khi là sinh viên của DNTU là điều kiện cần để sinh viên DNTU chọn 1 ngành học tại bắn cá online . Với mong muốn giúp sinh viên tiếp cận môi trường làm việc thực tế của Doanh nghiệp, phát huy nhiều kỹ năng làm việc, chuyên môn, tình chủ động, sáng tạo và thái độ sinh viên được học tại Nhà trường. Ngày 24/06/2020, trường Đại học Công nghệ Đồng nai đã có buổi làm việc với Ban lãnh đạo của Công ty TNHH SAILUN Việt Nam, KCN Phước Đông, Huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Công ty TNHH SAILUN Việt Nam, 100% vốn đầu tư Trung Quốc, vốn đầu tư hơn 800 triệu USD, được thành lập bởi Tập đoàn SAILUN, Thanh Đảo, Trung Quốc. Doanh nghiệp chuyên sản xuất lốp xe Ô tô, lốp xe tải, lốp xe công trình, nhà máy được đặt tại KCN Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Hiện đang là nhà máy chế tạo lốp xe sỡ hữu công nghệ hiện đại với công suất sãn xuất lớn nhất tại Việt Nam. 2 đơn vị chụp hình lưu niệm tại sảnh của công ty Đại diện Khoa Công nghệ đến làm việc gồm: TS. Lưu Hồng Quân – Trưởng khoa Công nghệ, ThS. Nguyễn Mạnh Thường – Phó Trưởng khoa Công nghệ và các thầy cô Trưởng bộ môn các ngành đào tạo đã gặp mặt và làm việc liên quan đến các vấn đề kiến tập, thực tập, các chế độ đối với 1 thực tập sinh tại công ty. Ban lãnh đạo của Công ty TNHH SAILUN VN đã hướng dẫn DNTU tham quan các vị trí công việc, mô hình tổ chức phòng ban, khu vực làm việc, giải trí, kí túc xá… các sinh viên DNTU sẽ được tham gia thực tập tại công ty bên cạnh áp dụng các kiến thức, kĩ năng và học hỏi kinh nghiệm ở từng vị trí chuyên môn mà sinh viên còn được hưởng các phúc lợi rất cao từ công ty SAILUN Việt Nam, các chế độ hỗ trợ thực tập từ 7.000.000 VNĐ – 10.000.000 VNĐ/tháng, còn đối với sinh viên ra trường và làm việc tại Công ty TNHH Sailun Việt nam thì sinh viên được ở ký túc xá của công ty, ăn tại công ty và mức lương cơ bản hơn 9.000.000 VND/ tháng. công ty TNHH SAILUN VN đang giới thiệu về công ty hình ảnh KTX của công ty Khoa Công nghệ tham quan Nhà máy Buổi làm việc đã mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên khoa Công nghệ nói riêng và sinh viên toàn trường nói chung. PHÒNG TRUYỀN THÔNG   

Xem chi tiết
Sinh viên ngành Thực phẩm trải nghiệm qua đợt thực tập thực tế

Nhằm mục đích cho sinh viên tiếp cận thực tế sản xuất, củng cố kiến thức đã học được khi còn ở nhà trường. Khoa Thực Phẩm – Môi Trường – Điều dưỡng đã tổ chức cho chúng em đợt thực tập kỹ thuật tại công ty trong 2 – 4 tuần.

Xem chi tiết
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường khoa Công nghệ Thực phẩm - Môi trường - Điều dưỡng

Sáng ngày 13 tháng 6 vừa qua, Hội đồng khoa học cấp trường tham gia thẩm định đề tài cấp trường với đề tài: “Thiết kế chế tạo thiết bị Composter”. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Quách An Bình thuộc Khoa Thực phẩm – Môi trường – Điều dưỡng.

Xem chi tiết
Hội thảo an toàn sức khỏe và môi trường Khoa Thực phẩm, Môi trường, Điều dưỡng

Sáng ngày 10/6/2017, tại hội trường Trung tâm Tích hợp, trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai, khoa Thực phẩm - Môi trường & Điều dưỡng phối hợp với Viện Đào tạo Nhân lực và Hợp tác quốc tế (INTIC) đã tổ chức buổi hội thảo “An toàn, Sức khỏe và Môi trường sống”. Hội thảo nhằm mục đích báo cáo tổng hợp các vấn đề môi trường mà con người đang phải đối mặt, phân tích nguyên nhân và thiệt hại của những sự cố điển hình về an toàn, sức khỏe và môi trường sống, cũng như cách khắc phục, giải quyết; đồng thời định hướng tương lai cho sinh viên đang theo học các ngành: thực phẩm, hóa học, môi trường, sinh học, điều dưỡng và xét nghiệm y khoa. Sáng ngày 10/6/2017, tại hội trường Trung tâm Tích hợp, trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai, khoa Thực phẩm - Môi trường & Điều dưỡng phối hợp với Viện Đào tạo Nhân lực và Hợp tác quốc tế (INTIC) đã tổ chức buổi hội thảo “An toàn, Sức khỏe và Môi trường sống”. Hội thảo nhằm mục đích báo cáo tổng hợp các vấn đề môi trường mà con người đang phải đối mặt, phân tích nguyên nhân và thiệt hại của những sự cố điển hình về an toàn, sức khỏe và môi trường sống, cũng như cách khắc phục, giải quyết; đồng thời định hướng tương lai cho sinh viên đang theo học các ngành: thực phẩm, hóa học, môi trường, sinh học, điều dưỡng và xét nghiệm y khoa. Viện đào tạo và nhân lực và hợp tác quốc tế tại TP.HCM Viện Đào tạo Nhân lực và Hợp tác Quốc tế tại TP.HCM là một trong những Viện hàng đầu về đào tạo và tư vấn các kiến thức về Quản lý Chất lượng, các Hệ thống Tiêu chuẩn Quốc tế: ISO 9001, ISO14001, ISO 22000 & HACCP, OHSAS 18001, … Ngoài ra, Viện còn đào tạo các nghiệp vụ về Môi trường, Nghiệp vụ kinh tế, Kỹ năng quản lý, các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ,… Biểu diễn văn nghệ chào mừng hội thảo của sinh viên khoa TP-MT&ĐD TS. Trần Đức Thuận - Phó Hiệu trưởng phát biểu tại buổi hội thảo Buổi hội thảo diễn ra với ba tham luận của ba chuyên viên đến từ INTIC, đặc biệt có ý nghĩa đối với tất cả các sinh viên đang theo học các ngành thực phẩm, hóa học, môi trường, sinh học, điều dưỡng và xét nghiệm y khoa tại khoa TP-MT& ĐD của trường ĐH Công nghệ Đồng Nai. Đầu tiên là tham luận về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm do thầy ThS. Đặng Thái Hoàng - Giám đốc Chi nhánh - Công ty TNHH TM DV Minh Nam (nguyên PGĐ Nhà máy - Công ty CP TP Kinh Đô Sài Gòn) trình bày. ThS.Đặng Thái Hoàng nhấn mạnh công cụ hữu hiệu và có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đó là HACCP và ISO 22000 : 2005. HACCP là cụm từ viết tắt “Hazard Analysis Critical Control Point”, có nghĩa là “Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”; hay được hiểu là “Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu, trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”. hệ thống này được xem là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. Và là phương pháp hiệu quả được sử dụng toàn cầu nhằm giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống nhận diện, ngăn ngừa những mối nguy thực phẩm và thỏa mãn những yêu cầu luật định. Hệ thống HACCP có khả năng kiểm soát và giảm thiểu được những rủi ro cho an toàn thực phẩm trong tất cả các công đoạn chế biến, kể từ lúc bắt đầu là nguyên, vật liệu, cho đến những bước cuối cùng như đóng gói, lưu kho, bảo quản và phân phối sản phẩm. HACCP đã thực sự trở thành một hệ thống an toàn thực phẩm hoàn chỉnh cho các phương pháp kiểm tra truyền thống, vì HACCP chú trọng đến kiểm soát quá trình, chứ không chỉ đơn thuần là kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng. ISO 22000:2005, là bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Điểm khác biệt giữa ISO 22000:2005 và HACCP là ISO 22000:2005 qui định thêm các yêu cầu về Hệ thống quản lý với cấu trúc tương tự ISO 9001, điều này giúp tăng độ tương thích giữa ISO 22000 và ISO 9001 (ISO 22000 không phải là tích hợp của ISO 9001 và HACCP). ThS. Đặng Thái Hoàng - Giám đốc Chi nhánh - Công ty TNHH TM DV Minh Nam Tham luận thứ 2 do KS Tạ Văn Vời - giảng viên Viện INTIC trình bày, trong tham luận, KS Vời đã nêu ra những con số thống kê các vụ  tai nạn lao động, cũng như nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Ông nhấn mạnh: để hạn chế được các tai nạn thì công cụ hữu hiệu là áp dụng OHSAS 18001:2007 (Tiêu chuẩn về Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp). Tiêu chuẩn OHSAS 18001:20007 đưa ra những yêu cầu như một khuôn khổ cho một Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp cho một tổ chức. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho mục đích đánh giá chứng nhận phù hợp và cấp giấy chứng nhận phù hợp cho một Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp. KS. Tạ Văn Vời trình bày tham luận Tham luận cuối cùng do ThS.Trương Văn Cương - Phó Trưởng Khoa - Phụ Trách Khoa HSE (INTIC), trình bày về hiện trạng môi trường và giải pháp. Thạc sĩ nhấn mạnh 3 nguyên nhân làm thay đổi môi trường sống bao gồm: Gia tăng dân số , Tăng dân số thuộc tầng lớp trung lưu và Đô thị hóa; đồng thời chúng ta đang phải đối mặt với 3 vấn đề phổ biến đó là sự nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm biển và đại dương cùng với sự hoang mạc hóa.  ThS chia sẻ, để tiếp tục thực hiện thắng lợi những mục tiêu bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung giải quyết triệt để những vấn đề cấp bách hiện nay. Đặc biệt, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn bị cơ sở pháp lý cho ứng phó với biến đối khí hậu theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.  Hiện nay, đất nước ta đang có những áp lực to lớn về ô nhiễm môi trường, đang có rất nhiều công cụ kiểm soát ô nhiễm trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó Hệ Thống Quản lý Môi trường ISO 14001:2015 đang là công cụ rất phổ biến trên thế giới. Khi áp dụng công cụ này, doanh nghiệp có thể phát triển, tăng gia sản xuất, nhưng vẫn có thể bảo vệ môi trường; mang lại những lợi ích về kinh tế, xã hội, đặc biệt là về hình ảnh công ty. Với những lợi ích mà công cụ này mang lại, nếu nó được sử dụng rộng rãi trong tất cả các doanh nghiệp thì vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ được cải thiện đáng kể. Và các bạn sinh viên môi trường sẽ là cầu nối mang hệ thống ISO 14001:2015 đến các doanh nghiệp để hướng tới nền kinh tế bền vững - thân thiện với môi trường. Buổi hội thảo đã đem đến cho giảng viên và sinh viên khoa Thực phẩm - Môi trường & Điều dưỡng nhiều kiến thức bổ ích và xác định được các công cụ hữu hiệu trong quản lý nhằm đem đến sự an toàn và  sức khỏe cũng như một môi trường sống lành mạnh thân thiện. Sinh viên khoa TP-MT&ĐD được viện trưởng  Nguyễn Doãn Tuấn(bìa phải) và viện phó (bìa trái) viện INTIC trao các suất học đào tào các chứng chỉ HACCP, OHSAS 18001 Viện trưởng viện INTIC (bìa phải) tặng hoa cho lãnh đạo trường và lãnh đạo Khoa Lãnh đạo Viện tặng quà cho lãnh đạo Khoa Thầy cô khoa TP-MT&ĐD chụp hình kỉ niệm với Viện INTIC và sinh viên của Khoa Trần Thị Hà – Giảng viên Khoa TP-MT-ĐD

Xem chi tiết
Đoàn sinh viên thực tập ngành Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học (Khóa 14), DNTU thực tập tại bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark

Ngày 14/10/2021, Phòng Quan hệ Doanh nghiệp và PTKN đã đồng hành cùng sinh viên 2 ngành Điều dưỡng và xét nghiệm y học khoá 14 tham gia thực tập tại Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark. Đầu tiên, tại Bệnh viên ĐHYD Singmark đã diễn ra buổi lễ với sự có mặt của Phòng Quan hệ Doanh nghiệp và PTKN, Bệnh viện ĐHYD Shing Mark. Về phía DNTU: ThS. Nguyễn Đình Thuật – Trưởng phòng Quan hệ Doanh nghiệp và PTKN Thầy Nguyễn Thanh Sang – Chuyên viên phòng Quan hệ Doanh nghiệp và PTKN Và gần 30 bạn sinh viên ngành Điều dưỡng và Xét nghiệm Y học. Về phía Bệnh viên ĐHYD Shing Mark: Bác sĩ CKII Trần Đoàn Đạo – Giám đốc Chuyên môn Bệnh viện ĐHYD Shing Mark Ths. BS. Hoàng Nghĩa Đại – PGĐ Bệnh viên ĐHYD Shing Mark Và các Điều dưỡng trưởng của Bệnh viện ĐHYD Shing Mark. bắn cá online chân thành cảm ơn Bệnh viên ĐHYD Shing Mark đã tạo điều kiện để  bắn cá online có thể gặp gỡ, trao đổi công việc chuyên môn với quý lãnh đạo của Bệnh viện. ThS. Nguyễn Đình Thuật – Trưởng Phòng Quan hệ Doanh nghiệp và PTKN cho biết: “Nhiệm vụ tạo mối quan hệ doanh nghiệp là nhiệm vụ tiên phong của phòng, tập thể quý Thầy cô phụ trách luôn luôn đề cao và tạo dựng nhiều mối quan hệ, chủ yếu là cho sinh viên bắn cá online được thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…Đặc biệt nhóm ngành về sức khoẻ thì cực kỳ quan trọng, cho nên chúng tôi đã có sự chuẩn bị để kết nối với các bệnh viên, Cơ sở khám chữa bệnh để sinh viên có thể học tập, thực tập và làm việc. Bệnh viện ĐHYD Shing Mark, trong thời gian vừa qua khi tìm hiểu và kết nối chó thấy được sự chuyên nghiệp trong cách làm việc, tận tâm với nghề, chuyên môn cao và đặc biết là một trong những bệnh viện giỏi của khu vực phía Nam…Chúng tôi vô cùng trân trọng những tình cảm tuyệt vời mà bệnh viện đã dành cho sinh viên nhà trường trong công tác “trồng người”. Bác sĩ CKII Trần Đoàn Đạo – Giám đốc Chuyên môn Bệnh viện ĐHYD Shing Mark Ảnh: Bệnh viện Shing Mark Phát biểu tại buổi lễ, Bác sĩ CKII Trần Đoàn Đạo – Giám đốc Chuyên môn Bệnh viện ĐHYD Shing Mark: “Nghề Điều dưỡng và Xét nghiệm y học cần thiết nhất chính là sự trung thực, siêng năng và cần mẫn. Khác với môi trường học trước đây, khi thực tập các em sẽ được tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, với công việc, điều này giúp các em trao dồi thêm kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết, tạo nền tảng ý thức cho công viêc sau này. Bệnh viện sẽ hỗ trợh đoàn sinh viên thực tập hết mình, tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thành tốt kì thực tập.” Bác sĩ Hoàng Nghĩa Đài – PGĐ bệnh viện ĐHYD Shing Mark cũng cho biết: “ Hiện tại dịch bệnh diễn biến phức tạp, các bạn phải học cách tự bảo vệ bản thân mình, tự giác tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh. Bệnh viện sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong kì thực tập này.” Thực tế cho thấy, thực tập tại Bệnh viện sẽ là khoảng thời gian quý giá nhất trong quãng đời sinh viên, nhằm giúp các bạn có thể củng cố được những kiến thức, áp dụng khối lượng kiến thức đã học tại nhà trường…Các bạn phải chủ động trang bị cho mình một tinh thần thật tốt kết hợp cùng chuyên môn để bước vào môi trường áp lực như bệnh viện. Chúc các bạn có kì thực tập tại Bệnh viện Shing Mark nhiều thành công. Ảnh: Bệnh viện Shing Mark Một số hình ảnh: PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết