Nền tảng Bắn cá trực tuyến uy tín

Sinh viên Khoa Thực phẩm, Môi trường, Điều dưỡng và hành trình trải nghiệm cùng doanh nghiệp

15:37 23/04/2016 - lượt xem: 1070

Tuần qua, Phòng Quan hệ Doanh nghiệp phối hợp cùng Giảng viên Khoa Thực phẩm, Môi trường, Điều dưỡng đã tổ chức cho sinh viên chuyến thăm quan, tìm hiểu mô hình hoạt động sản xuất các doanh nghiệp.

Mở đầu hành trình trải nghiệm cùng doanh nghiệp, sinh viên Khoa TP-MT-ĐD đã có cơ hội tham quan kiến tập tại công ty Vedan Việt Nam.

Đại diện công ty Vedan giới thiệu về mô hình hoạt động công ty

Đại diện công ty Vedan giới thiệu về mô hình hoạt động công ty

Mở đầu chương trình, đại diện công ty Vedan đã giới thiệu về các công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại của công ty. với kinh nghiệm sản xuất từ những năm 1954, Vedan là một trong những nhãn hiệu nổi tiếng về gia vị ẩm thực.

Sinh viên Khoa TP, MT, ĐD lắng nghe các chia sẻ từ phía doanh nghiệp

Sinh viên Khoa TP, MT, ĐD lắng nghe các chia sẻ từ phía doanh nghiệp

Với diện tích sản xuất 120ha và hơn 3000 nhân viên, hiện nay công ty đã đưa vào hoạt động các công trình như: Nhà máy tinh bột nước đường, Nhà máy bột ngọt, Nhà máy tinh bột biến tính, Nhà máy Xút-axít, Nhà máy Lysine, Nhà máy phát điện có trích hơi, Nhà máy PGA, Nhà máy phân bón hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên…

Đại diện công ty Vedan giải đáp các thắc mắc đến từ các bạn sinh viên

Đại diện công ty Vedan giải đáp các thắc mắc đến từ các bạn sinh viên

Sau phần tìm hiểu về quy trình hoạt động, các yêu cầu an toàn bảo hộ lao động, sinh viên đã có cơ hội tìm hiểu về quy trình sản xuất tại các phân xưởng.

Sinh viên tìm hiểu thực tế tại các phân xưởng sản xuất

Sinh viên tìm hiểu thực tế tại các phân xưởng sản xuất

Sinh viên tìm hiểu thực tế tại các phân xưởng sản xuất

Kết thúc ngày đầu tiên tham quan tại Công ty Vedan, sinh viên Khoa TP, MT, ĐD đã có buổi vui chơi sinh hoạt tại Vũng Tàu. Đây vừa là dịp giúp sinh viên có những giây phút thư giãn sau những ngày học tập căng thẳng, vừa là dịp giúp sinh viên thắt chặt hơn nữa tình bạn tình đoàn kết sau những năm tháng học tập cùng nhau.

Sinh viên Khoa TP, MT, ĐD tham gia các trò chơi đồng đội thú vị ngoài biển

Sinh viên Khoa TP, MT, ĐD tham gia các trò chơi đồng đội thú vị ngoài biển

Sinh viên Khoa TP, MT, ĐD tham gia các trò chơi đồng đội thú vị ngoài biển

Sinh viên tham gia gala dinner với các trò chơi vui tươi đặc sắc

Sinh viên tham gia gala dinner với các trò chơi vui tươi đặc sắc

Sinh viên tham gia gala dinner với các trò chơi vui tươi đặc sắc

Tiếp tục hành trình trải nghiệm cùng doanh nghiệp, sinh viên Khoa TP, MT, ĐD đã  có cơ hội tham quan công ty Thuận Huệ - Bà Rịa Vũng Tàu.

Ban lãnh đạo công ty Thuận Huệ trực tiếp hướng dẫn sinh viên tìm hiểu quy trình hoạt động của nhà máy

Ban lãnh đạo công ty Thuận Huệ trực tiếp hướng dẫn sinh viên tìm hiểu quy trình hoạt động của nhà máy

Tại đây sinh viên đã có cơ hội tìm hiểu về quy trình sản xuất và chế biến cá xuất khẩu, với các mặt hàng chất lượng cao cấp, công ty đã cung cấp nguồn hàng uy tín cho các đơn vị siêu thị hàng đầu tại Việt Nam, và xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Sinh viên tham quan các xưởng chế biến của công ty Thuận Huệ

Sinh viên tham quan các xưởng chế biến của công ty Thuận Huệ

Sinh viên thích thú khi được tận tay thực hiện một công đoạn của sản xuất

Sinh viên thích thú khi được tận tay thực hiện một công đoạn của sản xuất

Sinh viên tìm hiểu quy trình đóng gói sản phẩm

Sinh viên tìm hiểu quy trình đóng gói sản phẩm

Kết thúc hành trình 02 ngày trải nghiệm cùng doanh nghiệp, chắc chắn rằng hành trình đã trang bị cho các bạn sinh viên rất nhiều kiến thức thực tế. Với mong muốn gắn liền đào tạo với thực tế, những chuyến hành trình trải nghiệm cùng doanh nghiệp đã giúp sinh viên làm quen với văn hóa doanh nghiệp, tìm hiểu và định hướng các  yêu cầu công việc mình sẽ làm sau khi tốt nghiệp. Từ đó tiếp thêm động lực, giúp sinh viên nỗ lực đạt thành tích cao trong học tập. 

Sinh viên chụp hình lưu niệm trong chuyến hành trình trải nghiệm cùng doanh nghiệp

Sinh viên chụp hình lưu niệm trong chuyến hành trình trải nghiệm cùng doanh nghiệp

Sinh viên chụp hình lưu niệm trong chuyến hành trình trải nghiệm cùng doanh nghiệp

Bùi Nguyên Tuấn Anh

Chương trình hành trình trải nghiệm tại Doanh nghiệp cho sinh viên Khoa Thực phẩm - Môi trường - Điều dưỡng

Nhằm nâng cao kiến thức thực tế cho sinh viên DNTU, với mục tiêu “Học tập kết hợp với giải trí giúp sinh viên DNTU phát huy toàn bộ khả năng tư duy”,  từ ngày 25 đến 28 tháng 5 năm 2016 bắn cá online tổ chức cho sinh viên Khoa Thực phẩm – Môi trường - Điều dưỡng đi tham quan thực tế tại các Công ty ở tỉnh Lâm Đồng. Thông qua chương trình Hành trình trải nghiệm này sinh viên tiếp cận thực tế môi trường làm việc các Doanh nghiệp về Môi trường và Thực phẩm. Kết hợp tham quan tìm hiểu các kiến thức chuyên môn vào công tác nuôi trồng sản xuất thực tế.  Cung cấp cho sinh viên bức tranh tổng thể về thế mạnh của Doanh nghiệp và mô hình tổ chức hoạt động của Doanh nghiệp. Giúp sinh viên hiểu và chuẩn bị thái độ, kĩ năng để tham gia vào thị trường lao động. Sinh viên chụp hình lưu niệm tại KDL ĐamB’ri Ngày đầu tiên đoàn dừng chân Tại Khu du lịch sinh thái ĐamB’ri. Đoàn sẽ trải nghiệm cảnh đẹp hùng vĩ cùng khí hậu trong mát của rừng nguyên sinh nam Tây Nguyên và cùng chơi các trò chơi đồng đội rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cùng nhau. Sinh viên cùng tham gia các trò chơi nhóm Sau khi khám phá tại Khu du lịch ĐamB’ri sinh viên được đi tham quan khu chế biến trà O Long Tâm Châu. Các giống trà O long Tâm Châu đang trồng đều được nhân giống tại vườn ươm của công ty bằng phương pháp nhân giống vô tính nhằm duy trì sự tinh khiết chất lượng của trà. Đồng thời chăm sóc cây trà theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp (Integrated Crop Management – ICM) đang được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Sinh viên trải nghiệm thực tế và chụp hình lưu niệm tại đồi trà Điểm nổi bật trong quá trình này là vườn trà được chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng từ phân vi sinh với nguồn cơ chất đặc biệt là sữa tươi, trứng gà…việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật bằng các chế phẩm sinh học như Neem Oil, Citrus Oil hoặc vi sinh Bacillus Thuringiensis – BT, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất nông dược và phân bón vô cơ, nhằm mục đích nâng cao chất lượng cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nông trường Tâm Châu cũng đã xây dựng một nhà máy rộng hơn 5.000m2 với các trang thiết bị, công nghệ hiện đại của Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ… sản xuất theo một quy trình khép kín. Sang ngày thứ hai sinh viên được đi tham quan thực tế tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt. Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt là một trong 35 lò phản ứng nghiên cứu thuộc 28 quốc gia trên thế giới được IAEA quản lý thông qua Dự án viện trợ và thoả thuận cung cấp nhiên liệu (IAEA Project and Supply Agreements)... Thiết bị máy móc đo bức xạ tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt Viện và hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở bức xạ khác, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành năng lượng nguyên tử; tham gia nghiên cứu đưa điện hạt nhân vào Việt Nam. Với tiềm lực hiện có về cơ sở vật chất và đội ngũ gần 200 CBCNV, Viện có khả năng tham gia đào tạo cán bộ khoa học công nghệ hạt nhân; Viện là một trong các cơ sở đào tạo NCS chuyên ngành vật lý lý thuyết, vật lý hạt nhân nguyên tử, hoá phân tích, hoá phóng xạ và hoá vô cơ Sinh viên thực hành đo bức xạ và chụp hình lưu niệm tại Viện Sáng ngày 26/5/2016 Sinh viên háo hức dậy sớm để tham quan hệ thống nhà kính nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng cho tiêu chuẩn về chất lượng, công năng và giá trị của sản phẩm trong việc sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Tính linh hoạt của nhà kính giúp cho người trồng trọt có thể dùng cho bất cứ môi trường trồng trọt nào, từ vài trăm mét vuông cho đến hàng chục héc-ta. Sinh viên tìm hiểu qui trình trồng hoa tại nhà kính Ngoài ra sinh viên tìm hiểu và tham quan Rừng hoa khô Đà Lạt. Khu du lịch rừng hoa khô Đà Lạt là điểm tham quan đa dạng, không chỉ là nơi nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường Đại Học – Cao Đẳng, mà tại đây còn có các showroom hoa tươi bảo quản nghệ thuật lớn nhất Việt Nam. Với hàng chục loại hoa và lá được sấy khô bảo quản theo công nghệ Nhật Bản giúp lưu giữ hoa từ 3 đến 5 năm. Sinh viên ngành Môi trường Tham quan Công ty Cấp nước Lâm Đồng. Trong chuyến tham quan, sinh viên có cơ hội được biết về lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy. Sự tiếp đón nồng nhiệt và chu đáo của lãnh đạo Nhà máy càng làm cho không khí chuyến tham quan thêm phần thân mật. Sinh viên tìm hiểu Qui trình xử lý nước tại Công ty Kết thúc chuyến tham quan sinh viên tham quan tìm hiểu quy trình xử lý và sản xuất sữa tại Công Ty Cp Sữa Đà Lạt (Dalat Milk). Công Ty Cp Sữa Đà Lạt khởi công xây dựng nhà máy sữa và trang trại chăn nuôi công nghệ cao trên diện tích 548 ha tại xã Tura, Huyện Đơn Dương, Tỉnh Lâm Đồng. Dalat Milk giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của công ty Từ nơi này, sữa tươi thanh trùng, sữa chua uống, yogurt… mang hương vị thuần khiết như những buổi sớm cao nguyên được vận chuyển khắp miền nam vượt bao cung đường để sát cánh cùng những người sành ăn, luôn muốn thưởng thức những điều mới mẻ, tinh khiết và độc đáo. Dalat Milk mang trên vai mình truyền thống và kỳ vọng của thế hệ đi trước sẽ tiếp tục viết nên giấc mơ về một cao nguyên trắng, góp phần cho sự lớn mạnh về tầm vóc và trí tuệ của người Việt. Qui trình bảo quản và sản xuất tại Công ty Sau chuyến tham quan kiến tập này sinh viên sẽ làm bài báo cáo thu hoạch theo nhóm và nộp về cho giảng viên bộ môn làm báo cáo. Với phương pháp giảng dạy tiếp kết hợp giữa lý thuyết và thực tế sẽ góp phần hình thành động cơ học tập của sinh viên, đồng thời giúp giảng viên có thêm động lực trong công tác giảng dạy. Tin rằng với phương pháp giảng dạy mới này, chất lượng giảng dạy của bắn cá online sẽ từng bước được nâng cao không những đáp ứng nhu cầu các công ty trong tỉnh Đồng Nai mà còn các tỉnh lân cận. Vũ Vi Minh Quân

Xem chi tiết
Sinh viên Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng tham quan Địa Đạo Củ Chi

Ngày 18/7 vừa qua, 50 sinh viên Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã có chuyến tham quan Địa Đạo Củ Chi thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

Xem chi tiết
Sinh viên Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng tham quan tại Chiến khu D

Ngày 26/3 vừa qua, 50 sinh viên Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng đã có chuyến tham quan tại Chiến khu D thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Xem chi tiết
Sinh viên Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng tìm hiểu công nghệ sản xuất cà phê của Công ty Nestle Việt Nam

Chiều 14-10-2017, Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng, Phòng Quan hệ doanh nghiệp và đào tạo kỹ năng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai kết hợp với Công ty Nestle Việt Nam đã tổ chức chương trình tìm hiểu “Công nghệ sản xuất cà phê tại Công ty Nestle Việt Nam” tại DNTU Có 300 sinh viên tham gia chương trình này. Chương trình nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên ngành về công nghệ sản xuất cà phê tại Việt Nam cũng như trên thế giới.  Đại diện Công ty Nestle Việt Nam đã trình bày về quy trình công nghệ sản xuất cà phê khép kín: Nguyên liệu sản xuất cà phê rang xay - phương pháp sơ chế ướt - phương pháp sơ chế khô - phân loại và trích, tách tạp chất -làm sạch cà phê nguyên liệu - Rang cà phê - Phối trộn cà phê - Nghiền cà phê... Sau phần trình bày của Công ty Nestle Việt Nam, nhiều câu hỏi được sinh viên đặt ra để hiểu rõ hơn về quy trình công nghệ tiên tiến của Công ty Nestle Việt Nam. đây là một trong những hoạt động thường xuyên được trường Đại học Công nghệ Đồng Nai phối hợp tổ chức với các doanh nghiệp để sinh viên có điều kiện tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Công ty Nestle Việt Nam là một trong những doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai trong việc cố chương trình giảng dạy phù hợp với doanh nghiệp cũng như là nơi tiếp nhận sinh viên ra trường. Đại diện Công ty Nestle Việt Nam đã trình bày về quy trình công nghệ sản xuất cà phê Sinh viên chăm chú nghe Đại diện Công ty Nestle Việt Nam đã trình bày về quy trình công nghệ sản xuất cà phê Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông

Xem chi tiết
Khoa Thực Phẩm - Môi Trường - Điều Dưỡng tổ chức Hội thảo: Áp dụng chương trình 5S trong phòng thí nghiệm

Sáng ngày 20/5/2017, tại hội trường Trung tâm tích hợp nhà G, khoa Thực Phẩm- Môi Trường - Điều Dưỡng đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Áp dụng chương trình 5S trong phòng thí nghiệm”.  Đây là hội thảo thường niên của Khoa nhằm không chỉ giúp giảng viên, sinh viên có nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng, mà còn đề cao quan điểm, hướng mọi người tới nhận thức: nếu làm việc trong một môi trường gọn gàng, khoa học, lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi,… thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất và hiệu quả của việc giảng dạy cũng như học tập nghiên cứu sẽ đạt kết quả cao hơn. mục tiêu của Khoa trong những năm qua, đó là ngoài việc trang bị cho sinh viên có kiến thức chuyên ngành tốt, còn chú trọng đến công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nơi học tập và nghiên cứu. Trưởng khoa TS. Trần Thanh Đại phát biểu tại hội thảo Giảng viên và sinh viên Khoa Thực phẩm - Môi trường - Điều dưỡng cùng tham dự hội thảo Buổi hội thảo xoay quanh các nội dung: Tổng quan về 5S, tổ chức thực hiện 5S và các thực hành 5S, do chuyên gia ThS.Trần Cẩm Thúy - GV trường Đại học Công nghiệp TP.HCM chủ trì. ThS.Thúy cho biết: cô là người triển khai chương trình 5S tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM và tại nhiều công ty, đơn vị, doanh nghiệp khác và hiệu quả của việc áp dụng 5S này rất khả quan.   5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật “SEIRI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và “SHITSUKE”, tạm dịch sang tiếng Việt là “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, “SĂN SÓC”, “SẴN SÀNG”. Từ ý nghĩa đó, các nguyên tắc chung của thực hành 5S được hiểu như sau: - SEIRI (Sàng lọc): là sàng lọc những vật dụng không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng. - SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, theo một trật tự nhất định, tiện lợi khi sử dụng. - SEISO (Sạch sẽ): là vệ sinh tại nơi làm việc sao cho không còn rác hay bụi bẩn (kể cả trên nền nhà, máy móc và thiết bị). - SEIKETSU (Săn sóc): là luôn săn sóc, giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ, thuận tiện và có năng suất bằng cách liên tục thực hiện Seiri, Seiton, Seiso. - SHITSUKE (Sẵn sàng): Tạo thành một nề nếp, thói quen tự giác làm việc tốt, duy trì môi trường làm việc thuận  Chuyên gia ThS. Trần Cẩm Thúy phân tích cách tổ chức thực hiện 5S tại hội thảo ThS.Trần Cẩm Thúy cũng nhấn mạnh: Từ văn phòng, nhà kho cho đến công trường xây dựng, trường học, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm hay nhà xưởng công nghiệp hoặc nông nghiệp… nơi nào có hoạt động, thì nơi đó cần sắp xếp, cần phân loại, cần sạch sẽ. Không có hoạt động 5S thì không thể bàn đến việc quản lý và cải tiến. 5S ngăn chặn sự xuống cấp của nhà xưởng, tạo sự thông thoáng cho nơi làm việc, đỡ mất thời gian cho việc tìm kiếm vật tư, hồ sơ, cũng như tránh sự nhầm lẫn. Người làm việc cảm thấy thoải mái, làm việc có năng suất cao và tránh được sai sót. Các thiết bị sản xuất hoạt động trong môi trường phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng an toàn. 5S là quá trình liên tục, lâu dài nên không thể nói là “thực hiện xong”, nhưng qua quá trình thực hiện sẽ thu được một số kết quả như sau:     - Tạo được vệ sinh, ngăn nắp tại nơi làm việc, tiết kiệm thời gian trước kia phải tìm kiếm, chất lượng công việc tăng. - Tâm lý người làm việc, cũng như học tập và nghiên cứu thoải mái trong môi trường làm việc thuận lợi, sạch sẽ. - Những vật dụng thừa được loại bỏ. - Mặt bằng nơi làm việc, phòng học, phòng thí nghiệm được hợp lý hoá, giải quyết được nhu cầu xuất nhập. - Người dạy, người học có ý thức hơn khi thực hiện công việc. ThS.Trần Cẩm Thúy cũng dành nhiều thời gian của buổi hội thảo để giải đáp các câu hỏi của giảng viên, sinh viên của trường. Nhiều vấn đề cũng đã mọi người nêu ra và phân tích, “mổ xẻ” để tìm ra những giải pháp phù hợp.  Giảng viên Phan Thị Phương Thảo đặt câu hỏi thảo luận Trần Thị Hà - Giảng viên Khoa Môi irường, Thực phẩm, Điều dưỡng

Xem chi tiết
Hưởng ứng chiến dịch giờ trái đất 2017 của sinh viên khoa Thực phẩm - Môi trường - Điều dưỡng

Ra đời từ năm 2007 tại Sydney, Giờ trái đất đang trở thành chiến dịch toàn cầu với sự tham gia của hơn 150 quốc gia trên toàn thế giới. Mọi người cùng nhau tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 20h30 đến 21h30 (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 03 hàng năm. Giờ Trái đất không chỉ dừng lại ở hành động tắt đèn, mà đây là chiến dịch trong đó tất cả mọi người trên thế giới cùng nhau đoàn kết và thể hiện họ có thể làm gì trong suốt cả năm để bảo vệ hành tinh. Năm 2009, Việt Nam lần đầu tiên tham gia chiến dịch toàn cầu - Giờ Trái Đất năm với mục đích chung tay giải quyết những vấn đề liên quan đến năng lượng, biến đổi khí hậu và giáo dục người dân ý thức tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường. Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2017, CLB Môi trường mết Foot Print Team – DNTU của Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng đã tổ chức cuộc thi Giờ Trái đất với Chủ đề “Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất” cho các bạn sinh viên ngành Môi trường, vào ngày 25/03/2017, với Hội đồng giám khảo là các thầy cô của Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng. Tại cuộc thi, các em sinh viên đã đưa ra rất nhiều ý tưởng và giải pháp thiết thực để tiết kiệm năng lượng trong thực tế (sinh hoạt hoặc sản xuất). Các em cũng thể hiện tiếng nói và lời kêu gọi mọi người TẮT ĐÈN, BẬT TƯƠNG LAI, chung tay bảo vệ môi trường thông qua các bức tranh cổ động tuyên truyền các giải pháp tiết kiệm năng lượng, cùng nhau có những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn như không nên sử dụng các sản phẩm bóng đèn dây tóc, thay vào đó, hãy sử dụng các loại đèn halogen hiệu năng hay đèn huỳnh quang compact; để nhiệt độ ở mức trên 25 độ C, nên tắt máy tính khi không có ý định dùng trong vòng 15 phút trở lên, sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường… Đặc biệt, trung tâm dạy tiếng anh giao tiếp tại nhà tphcm hội đồng giám khảo đánh giá cao những sản phẩm tái chế từ vỏ chai nhựa. Những vỏ chai nhựa sau khi bị loại bỏ sẽ rất khó phân hủy, tiềm ẩn mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người, ngoài ra còn tác động xấu đến môi trường, đã được các bạn sinh viên tái chế thành những vật dụng hữu ích như thùng đựng rác, bình hoa, dụng cụ cắm bút và bàn chải đánh răng,… Với ý tưởng này, các em đang ấp ủ dự định trong tương lai là sẽ tận dụng các vỏ chai nhựa trong Trường để làm thành các vật dụng có ích có thể sử dụng được tại DNTU. Các sản phẩm từ vỏ chai nhựa Sinh viên lớp 14DQM1 trình bày ý tưởng dự thi Vẽ tranh cổ động tiết kiệm năng lượng của lớp 16DMT1 Các bạn sinh viên tham gia thảo luận ​ Trao giải thưởng cho các đội tham dự Kết thúc cuộc thi, Hội đồng giám khảo đã trao các giải nhất, nhì, ba cho tập thể lớp Qua cuộc thi, các bạn sinh viên ý thức hơn về vấn đề bảo vệ môi trường. Mọi người đều hiểu rằng, mỗi hành động nhỏ của chúng ta hôm nay sẽ mang đến ý nghĩa lớn góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên tự nhiên không chỉ cho chúng ta hôm nay, mà còn cho các thế hệ tương lai của đất nước. Bên cạnh đó đây cũng là dịp để các em có thể giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tiếp cận thêm các kiến thức chuyên môn cũng như các kĩ năng mềm khác. Ngô Tuyết Lan (Phòng Truyền thông)

Xem chi tiết
Sinh viên ngành Điều dưỡng DNTU trải nghiệm môi trường làm việc đặc thù tại Viện Pháp y Tâm thần Biên Hoà

Sáng ngày 24/11/2017, 4 giảng viên cùng 55 sinh viên ngành Điều Dưỡng đã đến tham quan tại Viện Pháp y tâm thần Biên Hoà.  Về phía Viện có Viện phó BSCKII Nguyễn Hữu Tý, CN Lê Thị Hồng Ánh Điều dưỡng trưởng bệnh viện, Ông Đỗ Văn Thắng Phó phòng Tổ chức cán bộ và điều dưỡng trưởng các khoa.Hiện nay Viện có trên 200 cán bộ viên chức, trong đó có 2 tiến sĩ, 4 bác sĩ chuyên khoa II, 7 thạc sĩ, 7 bác sĩ chuyên khoa, 4 cử nhân tâm lý và nhiều người có trình độ đại học khác.Lãnh đạo Viện gồm 1 Viện trưởng và 2 Phó viện trưởng.  Ông Đỗ Văn Thắng Phó phòng TCCB giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Viện Sinh viên ngành Điều dưỡng đang lắng nghe chia sẽ kinh nghiệm thực tế làm việc của Điều dưỡng đang công tác tại Viện Sinh viên ngành Điều dưỡng đang lắng nghe chia sẽ kinh nghiệm thực tế làm việc của điều dưỡng đang công tác tại Viện Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển Viện đến năm 2020 Viện 250 giường bệnh, Phân viện phía Nam 150 giường và Phân viện miền Trung 100 giường. trung tâm đồng nai với nhu cầu liên tục mở rộng Lãnh đạo Viện Pháp Y tâm thần Biên Hoà rất hoan nghênh các bạn sinh viên DNTU ứng tuyển vào những vị trí phù hợp sau khi tốt nghiệp. ThS Nguyễn Thành Công (bên phải) đại diện tặng quà lưu niệm cho Viện Pháp Y Kết thúc chuyến tham quan đầy ý nghĩa tại Viện pháp y, các bạn sinh viên đã được trang bị thêm nhiều kiến thức thực tế một lĩnh vực của ngành y đây, sẽ là một cái nhìn mới về nghề về công việc trong tương lai là động lực để các bạn sinh viên luôn phấn đấu vươn lên trong học tập.  PTT & Nguyễn Thị Ngọc Phương     

Xem chi tiết
Kết thúc khoá học Quốc tế đầy trải nghiệm thú vị cùng sinh viên Châu Á của DNTU tại “Media Communication Trend and Techniques” cùng MMU.

Sau 02 tuần học hỏi, trải nghiệm chương trình “The 2021 International Student eMobility Proramme”, ngày 03 03/7/2021, khoá học đã kết thúc trong niềm vui có phần luyến tiếc của các bạn sinh viên quốc tế, giảng viên MMU và sinh viên DNTU. Khoá học đã hoàn tất,  CTV Truyền thông - DNTU Media Team, sinh viên DNTU nói riêng và các bạn sinh viên đến từ các trường, quốc gia khác nhau nói chung đã “sưu tầm” được cho riêng cá nhân mình những “thủ thuật” bổ ích. Trải qua 2 sesion, được chia ra làm các phiên nhỏ trong toàn chương trình, sinh viên được truyền đạt các kiến thức lý thuyết như: Truyền thông đa phương tiện sáng tạo, Thiết kế Thương hiệu & Doanh nghiệp, Truyền thông Quảng cáo Trực tuyến, Các xu hướng Social Media nổi tiếng hiện nay,… Và các kỹ thuật như: Kỹ thuật làm phim hoạt hình stop-motion cho người mới bắt đầu, Thiết kế Poster, Thiết kế nhân vật hoạt hình stop-motion,… Rất nhiều các kiến thức bổ ích mà MMU muốn truyền tải đến các sinh viên. Đặc biệt, thiết kế được một chiếc phim hoạt hình stop-motion của riêng bản thân mình. Tổng kết sau khoá học, sinh viên DNTU tự hào khi làm được những sản phẩm riêng cho nhóm của mình. Đặc biệt, sinh viên nhà DNTU rất vinh dự khi được nhận các giải thưởng quan trọng của khóa học dưới sự "tán thưởng" của sinh viên quốc tế Hạng mục ???? ????? ??????? Nhóm thực hiện: Nhóm 7 (Ngọc Thương, Ngọc Bích, Thiện Ân, Thế Sang, Văn San, Như Hường, Hoàng Thái, Arinda Sintha Dewi) Link: //www.facebook.com/dntuedu/posts/2330855437047218 Hạng mục ???? ???? - ?????? Nhóm thực hiện: Nhóm 8 (Anh Quân, Ngọc Trâm, Công Thạch, Ngọc Tùng, Hồng Sương, Ngaing, Hoài Nam, Dương Thị Phượng, Trọng Phước, Hana Nur Afiatni) Link: //www.facebook.com/dntuedu/posts/2330859167046845  Hạng mục: ????????? ?? (????? ?????) Nhóm Thực hiện: Nhóm 7 (Thiện Ân, Thế Sang, Văn San, Ngọc Thương, Ngọc Bích, Như Hường, Hoàng Thái, Arinda Sintha Dewi) ????? ??????????? Thực hiện: Thiện Ân, Văn San, Thế Sang, Ngọc Bích, Ngọc Thương, Như Hường, Hoàng Thái, Arinda Sintha Dewi Link: //www.facebook.com/dntuedu/posts/2330858760380219 Với sự nhiệt tình, hăng hái của tuổi trẻ, sinh viên DNTU đã hoàn thành xuất sắc các sản phẩm được giao, vượt qua các kỳ vọng ban đầu. Sinh viên DNTU được đánh giá cao về các sản phẩm. Đặc biệt, CTV Truyền thông – DNTU Media Team được các bạn bè quốc tế “ngưỡng mộ”, giảng viên khen thưởng về mức độ sáng tạo trong sản phẩm và “sự thành thục” trong  các phần mềm thiết kế. Tuy toàn khoá học có những sự khó khăn, như: truyền đạt online, trao đổi bằng Tiếng Anh, hạn chế về lịch thi của sinh viên DNTU, nhưng tất cả các bạn đã đều hoàn thành khoá học một cách xuất sắc nhất. Một số sản phẩm được thực hiện trong khóa học Danh Ngọc Trâm – CTV PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết
Sinh viên ngành Thực phẩm trải nghiệm qua đợt thực tập thực tế

Nhằm mục đích cho sinh viên tiếp cận thực tế sản xuất, củng cố kiến thức đã học được khi còn ở nhà trường. Khoa Thực Phẩm – Môi Trường – Điều dưỡng đã tổ chức cho chúng em đợt thực tập kỹ thuật tại công ty trong 2 – 4 tuần.

Xem chi tiết